Nhóm các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 35)

8. Kết cấu của Luận văn

1.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan

a. Lao động và chất lượng nguồn nhân lực

Cùng với điều kiện hạ tầng, vốn, cơ cấu dân số hợp lý, đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng là những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng sự thành công của quá trình CDCCKT tại các địa phƣơng. Để CDCCKT theo hƣớng CNH, HĐH, cơ cấu lao động của địa phƣơng phải đƣợc định hƣớng chuyển dịch theo hƣớng tập trung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Lao động trong ngành nông nghiệp cần giảm xuống và tăng tỷ trọng lao động các

ngành phi nông nghiệp trong cơ cấu lao động của địa phƣơng. Cơ cấu lao động của địa phƣơng cần bảo đảm tỷ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH.

b. Vốn đầu tư

Vốn đầu tƣ là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu để CDCCKT. Điều này đƣợc thể hiện qua một số yếu tố nhƣ sau: Thứ nhất, để CDCCKT theo hƣớng CNH,HĐH thì cần có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đủ hiện đại và đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất hiện đại. Điều này, không thể trở thành hiện nếu thiếu vốn; Thứ hai, việc xây dựng nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng quá trình CDCCKT theo hƣớng CNH,HĐH cũng cần phải có nguồn vốn đủ mạng để đầu tƣ cho đào tạo cũng nhƣ cơ sở vật chất phục vụ quá trình đạo tạo nguồn nhân lực; Thứ ba, để có thể CDCCKT theo hƣớng CNH,HĐH thì việc đầu tƣ cho phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại cũng đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong một số trƣờng hợp, vốn đầu tƣ đóng vai trò quyết định sự thắng lợi trong phát triển một số ngành hiện đại.

c. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội

Theo thời gian, yêu cầu về chất lƣợng, chủng loại hàng hóa và độ thỏa dụng ngày một tăng lên. Điều này đòi hỏi quá trình sản xuất phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Cơ cấu ngành sản xuất cũng phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Do vậy, quá trình CDCCKT của địa phƣơng chịu tác động lớn của việc thay đổi nhu cầu ngƣời tiêu dùng và chuyển dịch theo hƣớng ngày càng hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.

d. Chiến lược và cơ chế quản lý nhà nước (chính quyền địa phương)

Để CDCCKT đúng hƣớng của mỗi địa phƣơng đạt đƣợc thành công cần phải có sự quản lý hiệu quả của nhà nƣớc. Điều này đòi hỏi đội ngủ quản lý

có trình độ cao, tâm huyết với sự phát triển của địa phƣơng, đƣợc đào tạo bài bản và có lý tƣởng cống hiến vì sự thịnh vƣợng chung của xã hội, có trách nhiệm với cuộc sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân ở mọi tầng lớp trong xã hội. Bên cạnh đó, phải có hệ thống các văn bản nhƣ chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách kinh tế đƣợc ban hành một cách hiệu quả, đóng góp đắc lực cho sự phát triển. Hơn nữa, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan bảo vệ pháp luật hoạt động bài bản để điều chính tốt các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là các quan hệ kinh tế trong quá trình CDCCKT của địa phƣơng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã đƣa ra các vấn đề về lý luận của cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế về mặt chất và lƣợng để góp phần làm rõ khái niệm về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, cơ cấu kinh tế đƣợc hiểu là tổng thể các bộ phận hợp thành nền kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính tính và định lƣợng, ổn định và phát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong những điều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế không chỉ thể hiện ở quan hệ tỷ lệ về mặt số lƣợng mà quan trọng hơn là mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế. Các mối quan hệ này đƣợc hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hƣớng vào những mục tiêu cụ thể. Nếu các thƣớc đo tăng trƣởng phản ánh sự thay đổi về lƣợng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất lƣợng trong quá trình phát triển. Đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện việc hình thành và chuyển dịch của các loại hình cơ cấu kinh tế.

Từ khái niệm chung về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chƣơng 1 đã tập trung nghiên cứu nội dung và tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các cách tiếp cận: đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành; đánh giá chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành; đánh giá chuyển dịch cơ cấu các yếu tố đầu vào bao gồm: chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Đồng thời, chƣơng 2 còn phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để làm rõ thêm lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN HÒA VANG

2 1 1 Đ ều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Hình 2.1. Ranh giới hành chính huyện Hòa Vang

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Vang)

Hoà Vang là huyện ngoại thành của Thành phố Đà Nẵng, bao bọc quanh phía tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng. Huyện có tọa độ từ 15055 đến 16013 vĩ độ Bắc và 107049 đến 108013 độ kinh đông. Phía Bắc giáp 2 huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa thiên Huế, phía nam giáp các

Đông Giang tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu của Thành phố Đà Nẵng.

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện tƣơng đối thuận tiện.Quốc lộ 1A là đƣờng giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam chạy từ Cầu Đỏ qua các xã Hòa Châu và Hòa Phƣớc; Quốc lộ 14B chạy qua các xã Hòa Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn nối Thành phố Đà Nẵng với tỉnh Quảng Nam;Tuyến đƣờng tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hòa Liên, Hòa Sơn và Hòa Nhơn; tuyến đƣờng sắt thống nhất đi qua các xã Hòa Châu và Hòa Tiến.

Nhƣ vậy với vị trí địa lý và hệ thống giao thông, có thể thấy rằng Hòa Vang có một vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, ANQP của thành phố Đà Nẵng, là địa bàn để thành phố Đà Nẵng giao lƣu, hợp tác trao đổi hàng hóa với các tỉnh khác trong khu vực. Đồng thời, điều này là một điều kiện quan trọng để Hòa Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng nhƣ lâu dài.

b. Địa hình, khí hậu

Về địa hình, thổ n ƣỡng: Địa hình của huyện đƣợc trải rộng trên cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ở địa hình đồi núi cao gồm 4 xã: Hoà Bắc, Hoà Liên, Hoà Ninh và Hoà Phú, có thế mạnh phát triển chăn nuôi ; vùng trung du miền núi gồm 4 xã: Hoà Khƣơng, Hoà Nhơn, Hoà Phong và Hoà Sơn, hầu hết là đồi núi thấp, xen kẽ với những cánh đồng nhỏ hẹp, có độ cao trung bình khoảng 40m, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, ít bị ngập úng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; vùng đồng bằng gồm 3 xã: Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phƣớc, đây là vùng có địa hình thấp nhất của huyện, độ cao bình quân dƣới 10m, địa hình bằng phẳng, đất tốt thuận lợi cho

rau quả thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản. Thổ nhƣỡng của huyện Hòa Vang không phức tạp, hai nhóm đất có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là nhóm đất phù sa ở khu vực đồng bằng, thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau, hoa quả và nhóm đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dƣợc liệu, chăn nuôi đại gia súc. Đồng thời, địa hình đa dạng của Hòa Vang cùng với kết cấu đất bền vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển kinh tế với thế mạnh về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Về t t ết - í ậu Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, có một mùa mƣa và một mùa khô, thỉnh thoảng có đợt rét mùa đông. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25,50C, độ ẩm tƣơng đối trung bình là 82%, lƣợng mƣa bình quân năm là 3.100 mm. Hƣớng gió thịnh hành xuất phát từ tháng 11 đến tháng 2 là gió mùa Đông Bắc, hƣớng gió chính vào tháng 5 đến tháng 7 là gió mùa Đông Nam và Tây Nam.Với chế độ ánh sáng, mƣa ẩm phong phú tạo điều kiện cho phát triển nông lâm nghiệp. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mƣa lớn thƣờng tập trung vào hai tháng 10 và 11. Bão và áp thấp nhiệt đới bình quân mỗi năm có 1-2 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến địa bàn huyện, gây tác động xấu, nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của ngƣời dân.

c. Tài nguyên thiên nhiên

Tà n uyên đất

Tổng diện tích đất huyện Hoà Vang là 73.488,8 ha, trong đó diện tích đất đã đƣợc sử dụng của huyện chiếm 98,8% cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác. Cụ thể: đất nông nghiệp chiếm 88,3% (64.879,5 ha), đất phi nông nghiệp

thế về diện tích sẽ tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tài nguyên rừng

Huyện Hòa Vang có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đây là một trong các thế mạnh cuar huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 53.306 ha chiếm 89,3%. Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.794,6 ha (42,1% diện tích đất rừng tự nhiên), tập trung chủ yếu ở Hòa Bắc, Hòa Ninh và Hòa Phú, đất rừng phòng hộ là 12.658,7 ha (chiếm tỷ trọng 17,9% diện tích tự nhiên), đất rừng đặc dụng là 10.852 (15,3% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hòa Ninh và Hòa Bắc. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2001 đạt khoảng 75%.

Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hòa Ninh và Hòa Bắc, thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn đƣợc thành lập với mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy tác dụng phòng hộ môi trƣờng của rừng. Trong vùng rừng đặc dụng có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, các tài nguyên động thực vật phong phú, đặc biệt có nhiều loại gỗ quý, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch nhƣ khu vực Bà Nà – Núi Chúa.

Rừng và tài nguyên rừng của huyện Hòa Vang có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện. Ngoài vai trò phòng hộ cho huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản đã đƣợc phát hiện ở Hòa Vang là chủ yếu các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm: đá ốp lát, đá phục vụ xây

dựng, đá mỹ nghệ, tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền nuos Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Ninh và Hòa Phú. Các mỏ cát xây dựng ở dọc sông Cẩm Lệ, Túy Loan, Quá Giáng. Đất sét với trữ lƣợng lớn để sản xuất gạch ngói có ở hầu hết các xã đồng bằng và trung du. Ngoài ra, đã phát hiện quặng Volfram ở Hòa Ninh, quặng thiếc ở Đồng Nghệ (Hòa Khƣơng) nhƣng trữ lƣợng không lớn.

Tà n uyên nƣ c

Tài nguyên nƣớc: Trữ lƣợng nƣớc ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê... là nguồn cung cấp nƣớc chính cho các nhà máy nƣớc của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hòa Vang.

Trữ năng thủy điện của các sống trên địa bàn huyện hiện đang đƣợc Công ty Cổ phần thủy điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trƣớc mắt Công ty này đang triển khai đầu tƣ cụm dự án thủy điện sông Hƣơng – Luông Đông tại xã Hòa Phú với tổng công suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tƣ khoảng 67 tỷ đồng).

Tài nguyên du lịch

Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng ở khu vực Bà Nà – Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đôi (Hòa Phú), du lịch trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quên, vƣờn đồi (thuận lợi cho khách từ trung tâm thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đàm tự nhiên nhƣ Bàu An Ngãi Tây, Bàu Nghè ở Hòa Sơn có thể cải tạo thành các công viên du lịch mặt nƣớc. Nếu cơ sở hạ tậng, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phƣơng tiện vận chuyển đƣợc đầu tƣ xây dựng tốt sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến và sẽ tạo nên thu nhập rất lơn cho huyện và cả thành phố Đà Nẵng. Việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng nhƣ tìm các giải pháp tối ƣu để khai thác các

tiềm năng du lịch là một trong các nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.

2 1 2 Đ ều kiện kinh tế

a. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của huyện

Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, mặc dầu còn nhiều khó khăn thử thách song kinh tế của Huyện đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2010-2015) đạt 10%/năm.

Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Hòa Vang giai đoạn 2010-2015

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Vang)

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 27,75 triệu đồng/ ngƣời / năm, tăng 1,8 lần so với đầu năm 2010.

Hình 2.3. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Hòa Vang giai đoạn 2011-2015 (Đơn vị: Triệu đồng/người)

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hòa Vang năm 2015)

Cơ cấu kinh tế năm 2015 có bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 21,7% xuống còn 18,1%, tỷ trọng công nghiệp giảm nhẹ từ 30,7% xuống còn 30,5%, dịch vụ tăng từ 47,6% lên 51,4%.

Hình 2.4. Cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang năm 2015

Hoàn thành xây dựng chƣơng trình Nông thôn mới đƣợc Chính Phủ công nhận về dích, đạt chuẩn Nông thôn mới. Trong 5 năm qua, Hòa Vang thu hút mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới sớm hơn 5 năm so với lộ trình của các nƣớc với tổng kinh phí đầu tƣ 2.394 tỷ đồng đã lầm thay đổi đáng kể đời sống vật chất và tinh thần, môi trƣờng sống của nhân dân tạo diện mạo mới cho nông thôn huyện nhà.

b. Về cơ sở hạ tầng

Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều dự án, công trình quan trọng đang triển khai và đƣa vào hoạt động nhƣ đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, dƣờng Vành đai phía Nam thành phố, đƣờng Nguyễn Tất Thành nối dài, đƣờng Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan, đƣờng Hòa Nhơn đi Hòa Sơn, các dự án lớn nhƣ nhà máy nƣớc Hòa Liên, các khu đôi thị mới, khu công nghệ cao, công nghệ thông tin, Khu đô thị Trung tâm hành hình huyện...vừa tạo không gian kết nối, vừa tạo động lực để huyện phát triển. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2015, trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, đã đầu tƣ 2.394 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó đã đầu tƣ cho làm đƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)