8. Kết cấu của Luận văn
2.3.1 Những thành công
- Cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, đặc biệt cơ cấu trong nội bộ các ngành cũng có bƣớc thay đổi theo hƣớng phát huy các lợi thế so sánh của mình.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực với tỉ trọng khu vực I (nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản) giảm dần từ 38,5% năm 2005 xuống 18,1% năm 2015. Khu vực I đã thực hiện đúng theo định hƣớng quy hoạch. Mặc dù, từ năm 2005 ngành nông nghiệp liên tục đối đầu với nhiều khó khăn về thời tiết bất lợi, dịch cúm gia cầm bùng phát, giá chi phí dầu vào tăng, nhƣng khu vực nông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định theo hƣớng thâm canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và ngày càng nâng cao tỉ suất hàng hóa. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,6%/năm, năng suất chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp đạt khá, từng bƣớc phát triển theo hƣớng hàng hóa phục vụ đô thị, ứng dụng công nghệ cao, toàn huyện có hơn 50 mô hình sản xuất đem lại thu nhập cao cho ngƣời dân Nhƣ: mô hình trồng hoa Hòa Phƣớc, Hòa Tiến, Hòa Ninh, Hòa Liên; mô hình trồng nấm Hòa Phong, Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Ninh; mô hình trồng thanh long ruột đỏ Hoà Phú, Hoà Sơn; mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao Hòa Khƣơng, Hòa Phong, Hòa Nhơn; mô hình sản xuất lúa giống Hòa Tiến, mô hình cánh đồng mẫu lớn Hòa Tiến, Hòa Khƣơng, Hòa Phong; mô hình nuôi trồng thuỷ sản Hoà Phong, Hoà Khƣơng, Hoà Phú, Hoà Liên, mô hình trồng cỏ nuôi bò Hoà Phú, Hoà Bắc, mô hình thanh long ruột đỏ Hòa Phú, Hòa Sơn…, chăn nuôi từng bƣớc phát triển theo hƣớng tập trung, quy mô lớn. Kinh tế rừng trở thành nguồn thu nhập chính đối với các xã miền núi, hằng năm trồng mới 1.400ha, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt 64%. Nông nghiệp phát triển theo hƣớng phục vụ cho đô
thị, du lịch; quy hoạch và từng bƣớc hình thành nông nghiệp đô thị sinh thái, với các vùng chuyên canh trồng hoa, nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, sản xuất nấm ăn và các vùng sản xuất rau an toàn; phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trang trại; đồng thời tăng cƣờng công tác tiêm phòng, quản lý,kiểm soát các hoạt động giết mổ, kiểm dịch động vật và vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, không để xảy ra dịch bệnh.
- Khu vực II đã thực hiện nhiều đổi mới về công tác tổ chức cũng nhƣ công nghệ sản xuất nên tốc độ tăng trƣởng tăng lên, cơ cấu kinh tế đã thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Khu vực II có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 8,9%. Các chính sách ƣu đãi của thành phố đƣợc tích cực triển khai, kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc, tạo điều kiện doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ gia công hàng may mặc, đồ mỹ nghệ, vật liệu xây dựng; bảo đảm thu nhập và việc làm thƣờng xuyên hơn 4.500 lao động. Trong nội bộ ngành công nghiệp, công nghệ chế biến thực phẩm, sản xuất phi kim loại và kim loại. Một số sản phẩm có tốc độ tăng trƣởng cao là: khai thác đá, cát sỏi, may mặc. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 2 công trình trọng điểm của thành phố đƣợc triển khai: khu công nghệ cao [1.010] ha, khu công nghệ thông tin tập trung [300 ha].
- Khu vực III phát triển khá về quy mô và đa dạng về loại hình, tốc độ tăng trƣởng đạt 12,8%/năm, không ngừng phát triển đã góp phần phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng của nhân dân; dịch vụ du lịch phát triển khá mạng.
- Nếu xét theo tƣơng quan giữa hai khu vực sản xuất và dịch vụ, trong thời kỳ 2005-2015 nếu khối sản xuất tăng trƣởng bình quân là 9,4 % thì khu vực dịch vụ tăng cao 12,8%. Nếu xét giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, có thể thấy sự tăng trƣởng kinh tế huyện thời gian qua có đóng góp lứn của các ngành thuộc khu vực phi nông nghiệp. Mức tăng trƣởng bình quân của khu vực này là 11,1%/năm cao gấp 1,98 lần so với mức tăng của
khu vực nông nhiệp là 5,6%/năm.
- Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm dẫn tỷ trọng khu vực I từ 34,71% năm 2012 xuống 25,04% năm 2015, tăng dần tỷ trọng khu vực II từ 29,78% năm 2012 lên 33,91% năm 2015 và khu vực III từ 35,51% năm 2012 lên 41,05% năm 2015. Năng suất lao động ở cả 3 khu vực đều tăng. Trong thời kỳ 2005-2015, các ngành kinh tế đã thu hút thêm hơn 22,7 ngàn lao động vào làm việc, cho thấy huyện đã chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động. Lao động có trình độ chuyên môn ở huyên chiếm tỷ lệ nhỏ, tuy nhiên đang tăng lên. Lao động đào tạo nghề trở lên chiếm 19,53% năm 2011 và gần 21,53% năm 2015. Đây là kết quả của quá trình chuyển dịch CCKT ngành theo hƣớng CNH, HĐH ở huyện đang diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây.