8. Kết cấu của Luận văn
1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng để các địa phƣơng định hƣơng CDCCKT nhằm khai thác tốt những lợi thế so sánh cho sự phát triển nhƣ: vị trí thuận lợi về giao thông, vị trí nằm trên hoặc gần với tuyến liên vận quốc tế, vị trí nằm gần với những trung tâm kinh tế. Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng để hình thành cơ cấu ngành nghề sản xuất và định hƣớng CDCCKT nhằm khai thác tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên nhƣ: điều kiện đất ddai, khí hậu, tài nguyên nƣớc, các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật, cảnh quan du lịch,..
b. Điều kiện văn hóa - xã hội của địa phương
Đặc điểm văn hóa – xã hội là nhân tố quan trọng tác động nhiều tới quá trình phát triển của đất nƣớc. Nhân tố văn hóa – xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học, lối sống và các ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán....Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia. Ngoài ra, nhu cầu của từng xã hội, thị trƣờng ở mỗi giai đoạn lại là cơ sở để sản xuất phát triển đáp ứng nhu
cầu không chỉ về số lƣợng mà cả chất lƣợng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các ngành nghề trong nền kinh tế.
c. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về kinh tế
Trong thời đại xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tai và phát triển phải tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đây là xu hƣớng tất yếu khách quan, do đó mỗi quốc gia cần phải xác định thế mạnh của mình, tìm ra khâu đột phá, tận dụng thời cơ để phát huy lợi thế các nguồn lực do toàn cầu hóa mang lại; đồng thời nhận thức rõ điểm yếu để hạn chế những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa tạo ra. Nhƣ vậy, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến việc hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại.
d. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Những thành tựu của cách mạng khoa học, công nghệ, kỹ thuật đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin tạo nên những bƣớc nhảy vọt trong mọi lĩnh vực sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nƣớc vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh đƣợc điều chỉnh nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất đƣợc thay đổi phù hợp hơn với thị trƣờng và lợi ích của từng nƣớc.