MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 86)

8. Kết cấu của Luận văn

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH

TẾ HUYỆN HÒA VANG TRONG THỜI GIAN ĐẾN

3.2.1.Hoàn thiện công tác quy hoạ trên địa bàn huyện

a. Hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch

Điều chỉnh và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, triển khai quy hoạch các ngành và quy hoạch chi tiết nông thôn mới 11 xã. Phối hợp thực hiện quy hoạch tổng thể khu vực phía Tây thành phố, bổ sung vào điều chỉnh quy hoạch chung, gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050.

Tích cực phối hợp triển khai quy hoạch mạng lƣới giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Các tuyến Quốc lộ 14B (đoạn từ ranh giới Quảng Nam-Đà Nẵng, qua công viên Xekong đến Pakse), đƣờng tránh Nam hầm Hải Vân (g/đ 2), mở rộng đƣờng Hồ Chí Minh, nâng cấp đƣờng ĐT604 thành quốc lộ QL14G, quy hoạch tuyến đƣờng vành đai phía Tây nối đƣờng vành đai phía Nam và đƣờng Nguyễn Tất Thành nối dài.Quy hoạch hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu chăn nuôi tập trung:Vùng chuyên canh hoa Dƣơng Sơn [Hòa Châu], Hòa Phƣớc; vùng nuôi trồng thủy sản Phú Sơn Nam, Phú Sơn Tây; khu chăn nuôi tập trung ở Hòa Khƣơng; quy hoạch khu giết mổ tập trung tại Hòa Ninh, Hòa Sơn; các điểm phát triển thƣơng mại, dịch vụ và các điểm tham quan du lịch:Công viên bách thảo (200 ha), căn cứ cách mạng Huyện ủy (24 ha), vƣờn thú Vinpearl Safari. Quy hoạch đầu tƣ trụ sở hành chính xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Bắc. Phối hợp quy hoạch, đầu tƣ bệnh viện phía Bắc của huyện; 2 làng đại học ở Hòa Nhơn [394 ha], quy hoạch trƣờng trung học phổ thông tại Hòa Nhơn.

đô thị Tây Nam trung tâm hành chính huyện, các khu tái định cƣ Hòa Liên kết nối với khu đô thị Golden Hill city, Dagon City part, khu đô thị dọc theo các tuyến đƣờng ĐT602, ĐT605, Hoàng Văn Thái nối dài... Từng bƣớc quy hoạch phát triển nhà ở theo hình thức nhà vƣờn, biệt thự thích hợp với yêu cầu phát triển nhà ở từng giai đoạn, nhằm tạo mỹ quan cho khu dân cƣ, tăng cây xanh thông thoáng và hệ thống công trình phúc lợi xã hội. Thực hiện quy hoạch chỉnh trang một số khu vực dân cƣ theo hƣớng đô thị.

Thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng ở nông thôn, nâng cao năng lực quản lý quy hoạch, tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng trái phép trong khu vực quy hoạch.Rà soát, đề xuất thành phố điều chỉnh, hủy bỏ các dự án quy hoạch kéo dài nhiều năm không thực hiện đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế.

b. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tập trung triển khai đề án Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường, xây dựng huyện môi trường, đề án Xây dựng Hòa Vang - huyện môi trường và kế hoạch Ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn. Quản lý tài nguyên đất chặt chẽ, nhất là quỹ đất 5%; xử lý kiên quyết dứt điểm tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất công. Phối hợp với các ngành thành phố xây dựng bản đồ tổng thể các điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn làm cơ sở cấp phép khai thác khoáng sản, quản lý phục hồi môi trƣờng sau khai thác. Khắc phục, đƣa vào sử dụng mặt bằng đã cải tạo đất chuyển sang nuôi trồng thủy sản, tránh tình trạng hoang hóa gây lãng phí tài nguyên. Quy hoạch mạng lƣới cung cáp nƣớc sạch phục vụ cho đô thị Hòa Vang. Quản lý tốt việc khai thác, sử dụng, xả thải vào nguồn nƣớc; từng bƣớc áp dụng các giải pháp phân loại, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn. Nhân rộng mô hình thôn xã thân thiện môi trƣờng, xây dựng

Hòa Vang thành huyện môi trƣờng vào năm 2020. Năm 2017, thí điểm tại Hòa Nhơn; 2017-2018, nhân rộng các xã Hòa Phƣớc, Hòa Châu, Hòa Tiến; 2018- 2020, nhân rộng các xã tiếp theo.

c. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và hoàn chỉnh, nhất là hệ thống giao thông, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa

Chủ động xây dựng phƣơng án đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trình điều chỉnh địa giới hành chính huyện thành 2 đơn vị hành chính mới. Trƣớc mắt hình thành thị trấn Túy Loan và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã Hòa Tiến, Hòa Châu.

Tập trung huy động các nguồn lực, triển khai đầu tƣ các công trình trọng điểm: khu đô thị Tây Nam trung tâm hành chính huyện, trụ sở các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, trung tâm hành chính xã Hòa Bắc. Đề xuất thành phố chủ trƣơng xây dựng dự án Đường giao thông đô thị trên địa bàn huyện. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công và hoàn thành các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản, tránh tình trạng kéo dài ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình, gây lãng phí, thất thoát vốn. Phối hợp đầu tƣ xây dựng khu căn cứ cách mạng Huyện ủy, tƣợng đài chiến thắng Gò Hà, chợ đầu mối gia súc, gia cầm, nông sản thành phố tại Hòa Phƣớc.

Phối hợp làm tốt công tác giải tỏa, bàn giao mặt bằng các dự án trọng điểm nhƣ dự án khu công nghệ cao và khu phụ trợ phục vụ dự án khu công nghệ cao, dự án đƣờng vành đai phía Nam, đẩy nhanh công tác đền bù, bố trí tái định cƣ phục vụ đầu tƣ xây dựng đƣờng vành đai phía Tây, mở rộng quốc lộ 14B [g/đ 2], đƣờng tránh hầm Hải Vân [g/đ 2], quốc lộ 14G, đƣờng ĐT601, tuyến hành lang kinh tế Đông Tây 2 - Quốc lộ 14D, tuyến đƣờng ven sông Túy Loan. Phối hợp đầu tƣ khớp nối giao thông các tuyến đƣờng ĐT605 đi khu công nghiệp Hòa Cầm, cầu Túy Loan đi Hòa Nhơn - Hòa Phong - Hòa

Khƣơng - Đại Hiệp [Đại Lộc], cầu Ninh An đi Quốc lộ 14G đi Hoàng Văn Thái, cầu Nam Mỹ - Lộc Mỹ [Hòa Bắc]...

Tranh thủ các nguồn lực để thực hiện hiệu quả đề án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để Hòa Vang phát triển theo hướng đô thị, trong đó chú trọng nguồn vốn ngoài ngân sách. Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, quảng bá lợi thế tiềm năng của huyện để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo. Ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng cho các xã phía Tây Bắc của huyện, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.2.2. Chuyển dị ơ ấu vốn đầu tƣ và t u út vốn đầu tƣ

a. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư

- Cải cách thủ tục hành chính: chính sách một cửa liên thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động, xây dựng hoàn chỉnh cổng thông tin điện tử hỗ trợ cho các doanh nghiệp, mở rộng và tạo điêu kiện để doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; khai thuế; khai hải quan qua mạng… tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí.

- Cải cách bộ máy quản lý nhà nƣớc, theo hƣớng tinh gọn, giảm bớt tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp.

b.Chính sách của địa phương (các chủ trương): Cốt lõi là làm sao tạo cho nhà đầu tƣ có lợi thế so sánh hiệu quả hơn so với đầu tƣ vào các tỉnh có cùng điều kiện.

- Ƣu tiên vốn cho đầu tƣ phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm đô thị và nông thôn bằng cách rà soát các khoản chi thƣờng xuyên, nhất là các khoản chi xã hội mang tính cho không, vì thực chất là khuyến khích xã hội tiêu cực hơn nhƣ khuyến khích đẻ nhiều, ngƣời dân không muốn thoát nghèo...

- Kiên quyết cải thiện môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng công khai minh bạch. Hỗ trợ khu vực dân doanh bằng việc không phân biệt đối xử đảm bảo

rằng nguồn lực sẽ phân bổ cho những ai sử dụng nó có hiệu quả nhất.

+ Tổ chức xúc tiến đầu tƣ trong và ngoài nƣớc với các hình thức linh hoạt, tranh thủ sự hợp tác của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nƣớc ngoài.

- Nhân tố quan trọng nhất vẫn là con ngƣời, nhất là độ ngũ cán bộ chủ chốt, các đầu ngành phải có tâm, có tầm. Phải rà soát đánh giá cán bộ đúng quy trình dân chủ, thực chất. Những cơ quan nào; bộ phận nào thƣờng xuyên tiếp xúc với ngƣời dân phải lấy ý kiến của ngƣời dân và doanh nghiệp về sự hài lòng; tin cậy bằng thăm dò tín nhiệm. Đa dạng ngành nghề đạo tạo hình thức đào tạo cho lực lƣợng lao động nghề, chú trọng đào tạo thực hành đáp ứng yêu cầu sử dụng của nhà đầu tƣ sau tuyển dụng.

-Thƣờng xuyên sâu sát theo dõi hoạt động đầu tƣ trên địa bàn, kịp thời tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải tỏa. Nhất là phải chủ động tạo quỹ đất sạch sau quy hoạch để rút ngắn thời gian và giảm chi phí. Kiên quyết thu hồi dự án khi không đảm bảo tiến độ theo thỏa thuận thay vì đề ra các quy định làm tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp, thu hồi đất với những dự án treo hoặc những dự án không đủ năng lực tài chính, sau 02 năm không khởi động dự án thì sẽ mời nhà đầu tƣ khác.

- Phải công bố các bản đồ quy hoạch tổng thể nhất là quy hoạch phát triển du lịch cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc (giành hẳn một địa điểm phù hợp để công khai quy hoạch xây dựng).

- Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, bảng hiệu chỉ dẫn bản đồ du lịch… khoa học và hiệu quả.

- Thành lập, kiện toàn các tổ chức tƣ vấn hỗ trợ tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ mang tính chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tƣ.

- Đƣa chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao vào cuộc sống.

Theo đó việc gì doanh nghiệp làm đƣợc thì ngân sách không nên trực tiếp đầu tƣ, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi của chính phủ và của tỉnh theo đúng thẩm quyền. Minh bạch khách quan trong lựa chọn nhà đầu tƣ.

3.2.3. Chuyển dị ơ ấu l o động và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Thứ nhất, tiếp tục ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hƣớng về xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động đặc biệt là lao động nông thôn những ngành đảm bảo tăng việc làm nhanh và duy trì đƣợc sự cân bằng giữa tăng việc làm với tăng năng suất cả ở thành thị và nông thôn nhƣ may mặc, dày da, chế biến, lắp giáp,… giải pháp này vừa có ý nghĩa trong việc kéo lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa giải quyết tình trạng lao động dƣ thừa ở nông thôn hiện nay.

Thứ hai, đầu tƣ thích đáng vào đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực ở nông thôn. Đây là giải pháp vừa có tính trƣớc mắt vừa có tính lâu dài, đón đầu và đáp yêu cầu của CNH, HĐH. Một số nội dung cần nhấn mạnh để tạo sự chuyển biến mạnh trong những năm trƣớc mắt là:

Tăng cƣờng kết hợp trong việc đào tạo nghề, xã hội hóa công tác đào tạo nghề, gắn kết doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhà nƣớc khuyến khích, hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa đối với doanh nghiệp cũng nhƣ các cơ sở đào tạo nghề về cơ sở mặt bằng, trang thiết bị kỹ thuật,…. Đối với các doanh nghiệp đào tạo lao động nông thôn để sử dụng cho chính mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình thì Nhà nƣớc nên có các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, các chính sách ƣu đãi về thuế để giảm bớt những chi phí đầu vào, giúp doanh nghiệp tạo động lực trong việc sản xuất và mở rộng sản xuất, thu hút và giải

quyết việc làm tại địa phƣơng.

Nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn. Giải pháp này cần phải đƣợc nhấn mạnh trƣớc tiên và thực hiện ở mức độ ”đột phá”. Điều đó là do tính chất quyết định của trình độ văn hoá cũng nhƣ kỹ năng lao động của ngƣời lao động nông thôn trong việc chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp một cách bền vững. Giải pháp này nhấn mạnh tới việc tăng cƣờng năng lực của ngƣời lao động nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tại chỗ và nhu cầu di chuyển lao động nội bộ ngành, ra khỏi ngành và di chuyển giữa các vùng. Trong đó cần tập trung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề; nâng cao thể lực cho ngƣời lao động nông thôn. Thể lực khỏe mạnh đi kèm với đó là trình độ chuyên môn và ý thức nghề nghiệp, văn hóa làm việc sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn và khả năng dịch chuyển lao động cao hơn.

Việc nâng cao chất lƣợng lao động nông thôn ở đây còn góp phần nâng cao và đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động có trình độ tay nghề và sức khỏe, cạnh tranh đƣợc với nguồn lực lao động của các nƣớc khác.

Thứ ba, khuyến khích và đầu tƣ mạnh hơn nữa vào phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn

Sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp hiện còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng vốn có, chƣa phân bổ hợp lý. Lực lƣợng lao động nhiều, nhƣng thời gian nhàn rỗi còn tƣơng đối cao. Lao động thuần nông đời sống không đảm bảo, thu nhập bấp bênh và thấp, lao động phi nông nghiệp lại chƣa tạo ra động lực về chất lƣợng và sự đa dạng của sản phẩm, không đáp ứng đúng và theo kịp nhu cầu thị trƣờng,… Để khắc phục và giải quyết tình trạng này cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Thực hiện tốt các Chƣơng trình đầu tƣ của Nhà nƣớc và các chƣơng trình dự án của các nhà tài trợ, các tổ chức bên ngoài nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn: Hoàn thiện các chƣơng trình đào tạo kỹ năng, tay nghề

cho ngƣời lao động, nâng cao nhận thức về việc làm và khả năng tìm kiếm việc làm cho ngƣời lao động. Xây dựng đồng bộ các cơ sở hạ tầng thiết yếu và phù hợp với nhu cầu của địa phƣơng và những đòi hỏi của thị trƣờng đối với các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Đầu tƣ phát triển hệ thống mạng lƣới các làng nghề truyền thống có sản phẩm đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc thừa nhận và có khả năng phát triển lâu dài. Trong đó, cần ƣu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, ngƣ nghiệp.

- Tăng cƣờng ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các phƣơng thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh doanh ở nông thôn.

Thứ tƣ, xoá bỏ chính sách về hạn điền, khuyến khích mạnh hơn nữa phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ. Điều này là đặc biệt quan trọng, có tính điều kiện để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tăng nguồn lực và điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp, hiện đại hóa. Các giải pháp cần thực hiện là:

- Tăng cƣờng các biện pháp dồn điền đổi thửa để tập trung đất canh tác và mở rộng khai hoang.

- Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho các hình thức sản xuất tập

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)