Tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng Bacillus

Một phần của tài liệu Tuyển chọn vi khuẩn bacillus sp sử dụng làm probiotic cho vật nuôi và khảo sát khả năng không chuyểnnhận gen kháng kháng sinh (Trang 53 - 58)

5. Một số chất sử dụng trong môi trường chọn lọc để nuôi cấy vi sinh vật

3.2. Tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng Bacillus

Khả năng nhạy cảm với kháng sinh của 33 chủng Bacillusđược thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch (mục 2.2.6.a) với 13 loại kháng sinh khác

nhau. Đây là các loại kháng sinh phổ biến được sử dụng trong phòng và điều trị trong chăn nuôi tại Việt Nam, nằm trong danh mục được phép sử dụng theo thông

tư 06/2016 – TT – BNNPTNT và danh mục thuốc thú y được phép lưu hành cập

nhật đến ngày 31/12/2020 (trang thông tin điện tử Cục thú y, Bộ NNPTNT). Kết quả về kháng sinh đồ được trình bày trong bảng 5.2, hình 3.3 và hình 3.4.

Hình 3. 3: Tính mẫn cảm đối với kháng sinh của một số chủng Bacillus sp.

100 GEN

% Nhạy % Trung gian % Kháng

84.8 15.2

TE

% Nhạy % Trung gian % Kháng

100

K

% Nhạy % Trung gian % Kháng

15.2

84.8

RI

% Nhạy % Trung gian % Kháng

48.5 51.5

E

% Nhạy % Trung gian % Kháng

66.7 33.3

CM

% Nhạy % Trung gian % Kháng

27.3 72.7

AMX

% Nhạy % Trung gian % Kháng

9.1

90.9

AMP

% Nhạy % Trung gian % Kháng

100

CIP

% Nhạy % Trung gian % Kháng

100

S

Hình 3. 4: Tỷ lệ phần trăm khả năng nhạy cảm với một số loại kháng sinh của các chủng Bacillus.

Khả năng nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn probiotic thường được quan tâm, vì nếu vi khuẩn probiotic còn nhạy cảm với kháng sinh thì nó sẽ an toàn về mặt sinh học, nó sẽ không chứa plasmid hoặc gene kháng kháng sinh của các kháng sinh được sử dụng. Hình 3.4 cho thấy các chủng khảo sát nhạy cảm với 13 loại kháng sinh thử nghiệm ở các mức độ khác nhau. Tất cả các chủng Bacillus

khảo sát hoàn toàn nhạy cảm với gentamycin, ciprofloxacin, kanamycin, streptomycin. Phần lớn các chủng này nhạy cảm với chloramphenicol (97,0%),

tetracycline (84,8%), amikacin (93,9%) và clindamycin (66,7%). Ngoài ra, các

chủng Bacilluscòn kháng với erythromycin (51,5%), ampicillin (90,9%), cefoxitin (75,8%), amoxicillin (72,7%) và rifampicin (84,8%).

Theo nghiên cứu của Mingmongkolchai và cộng sự (2017) đã đánh giá mức độ an toàn của bảy chủngBacillushình thành bào tử để sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi với 10 loại kháng sinh. Các chủng Bacillus trong nghiên cứu của Mingmongkolchai và cộng sự đều nhạy cảm với chloramphenicol, erythromycin,

97 3

C

% Nhạy % Trung gian % Kháng

24.2 75.8

FOX

% Nhạy % Trung gian % Kháng

93.9 6.1

AK

gentamycin, tetracycline, streptomycin và kanamycin [62]. Kết quả nghiên cứu của Mingmongkolchai và cộng sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Các chủng Bacillus sp. phân lập được thử nghiệm cho thấy nhạy cảm với

chloramphenicol, erythromycin, ciprofloxacin, streptomycin, gentamycin [63].

Ampicillin và amoxicillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, một số lợi khuẩn Bacillusspp. được sử dụng rộng rãi để kiểm soát dịch bệnh được phát hiện là có khả năng chống lại các β-lactam (amoxicillin và ampicillin) [64].

Sự đề kháng thuốc kháng sinh có được do sự thay đổi trong cấu trúc gen của chúng. Điều này có được là do sự đột biến gen hoặc sự có sự thu nhận gen

kháng kháng sinh giữa các vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy.

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy, trong 33 chủng Bacillusđược khảo sát thì có chủng P4QN13 nhạy cảm với tất cả các kháng sinh thử nghiệm (100%), 4 chủng nhạy cảm với hầu hết các loại kháng sinh thử nghiệm (92,31%) là CTY7, CQN6,

P4QN2, P5QN4, chủng P6QN2 nhạy cảm với đasố kháng sinh với tỷ lệ 85,62%,

2/33 chủng có khả năng nhạy với các loại kháng sinh dưới 50%, các chủng còn lại đều có khả năng nhạy cảm với kháng sinh trên 50%. Như vậy, 6 chủng vi khuẩn

Bacillus trong khảo sát của chúng tôi cho kết quả nhạy cảm với nhiều kháng sinh hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Hải Yến và cộng sự (2016) khi khảo sát 21 chủng vi khuẩn Bacillussubtilis với 9 loại kháng sinh (5 chủng nhạy với đa số kháng sinh với tỷ lệ 78% và các chủng còn lại nhạy trên 50% tổng số kháng sinh thử nghiệm)

[25] và tương đồng với nghiên cứu của Mingmongkolchai và cộng sự (2017) khi

khảo sát tính nhạy cảm của 7 chủng Bacillusđều nhạy cảm với tất cả các loại kháng sinh thử nghiệm trong đó có 6 loại kháng sinh được thử nghiệm theo khuyến cáo của EFSA (chloramphenicol, erythromycin, gentamicin, tetracycline,

Bảng 3. 1: Khả năngnhạy cảm với một số kháng sinh của các chủng Bacillus STT Chủng Bacillus Khảnăng nhạy cảm với kháng sinh Số kháng sinh nhạy cảm % Số kháng sinh trung gian % Số kháng sinh kháng % 1 CTY6 9 69,23 - - 4 30,77 2 CTY7 12 92,31 - - 1 7,69 3 CTY14 7 53,85 1 7,69 5 38,46 4 CTY16 7 53,85 1 7,69 5 38,46 5 CTY18 6 46,16 2 15,38 5 38,46 6 CTY28 8 61,54 1 7,69 4 30,77 7 CHL2 9 69,23 - - 4 30,77 8 CHL6 9 69,23 - - 4 30,77 9 CHL14 7 53,85 1 7,69 5 38,46 10 CHL15 7 53,85 1 7,69 5 38,46 11 CHL16 9 69,24 2 15,38 2 15,38 12 CQN5 8 61,54 - - 5 38,46 13 CQN6 12 92,31 - - 1 7,69 14 CQN10 8 61,54 1 7,69 4 30,77 15 P1QN3 9 69,23 - - 4 30,77 16 P2QN1 8 61,54 - - 5 38,46 17 P2QN7 7 53,85 1 7,69 5 38,46 18 P3QN6 8 61,54 - - 5 38,46 19 P3QN4 8 61,54 - - 5 38,46 20 P3QN10 8 61,54 1 7,69 4 30,77 21 P3QN12 6 46,16 2 15,38 5 38,46 22 P4QN2 12 92,31 - - 1 7,69 23 P4QN5 8 61,54 - - 5 38,46 24 P4QN11 8 61,54 1 7,69 4 38,46 25 P4QN13 13 100 - - - -

26 P5QN4 12 92,31 - - 1 7,69 27 P5QN6 10 76,93 1 7,69 2 15,38 28 P5QN7 9 69,24 - - 4 38,46 29 P5QN11 7 53,85 1 7,69 5 38,46 30 P5QN12 8 61,54 - - 5 38,46 31 P5QN13 9 69,24 2 15,38 2 15,38 32 P6QN2 11 85,62 1 7,69 1 7,69 33 PHN4 7 53,85 1 7,69 5 38,46 Chú thích: -: không có giá trị.

Dựa trên kết quả đánh giá tính nhạy cảm với kháng sinh kết hợp với các kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất enzyme protease, amylase, cellulase của nhóm nghiên cứu, lựa chọn 8 chủng Bacillusnhạy cảm với kháng sinh và khả năng sản xuất enzyme cao đó là: CTY7, CHL15, CHL16, P4QN2, P4QN11, P4QN13, P5QN4, P6QN2 để tiến hành đánh giá khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn trong điều kiện dạ dày và ruột non giả lập.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn vi khuẩn bacillus sp sử dụng làm probiotic cho vật nuôi và khảo sát khả năng không chuyểnnhận gen kháng kháng sinh (Trang 53 - 58)