Khảo sát ảnh hưởng của Cefotaxime đến sự phát triển của Bacillus sp.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn vi khuẩn bacillus sp sử dụng làm probiotic cho vật nuôi và khảo sát khả năng không chuyểnnhận gen kháng kháng sinh (Trang 63 - 67)

5. Một số chất sử dụng trong môi trường chọn lọc để nuôi cấy vi sinh vật

3.4.2. Khảo sát ảnh hưởng của Cefotaxime đến sự phát triển của Bacillus sp.

E.colitrong môi trường thạch

* Ảnh hưởng Cefotaxime đến sự phát triển của Bacillus sp. và E.coli trong

môi trường thạch

Thí nghiệm khảo sát khả năng nhận gen kháng kháng sinh Cefotaxime từ

E.coli Ec457 sang Bacillusđượctiến hành trên môi trường thạch do đó nghiên cứu tiến hành khảo sát khả năng ức chế của Cefotaxime đến sự phát triển của E. coli

Bacillus sp. trên môi trường thạch nhằm sàng lọc môi trường chọn lọc cho E.coli

Ec457 và ức chế sự phát triển của Bacillus, được tiến hành như mục 2.2.8. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.7.

Bảng 3. 4: Kết quả khảo sát khả năng ức chế của kháng sinh Cefotaxime đối với các chủng vi sinh vật.

Chủng vi sinh vật

Môi trường MHA bổ sung Cefotaxime (µg/ml)

4 8 16

E.coli Ec457 ++ ++ ++

CHL16 - - -

P4QN11 + + -

Chú thích: (-): khuẩn lạc không phát triển, (+):khuẩnlạc phát triển, (++):khuẩn lạc phát triển mạnh

Cefotaxime 4µg/ml

Cefotaxime 8µg/ml

Hình 3. 7: Ảnh hưởng của Cefotaxime đến sự phát triển của E. coli Ec457và

Bacillussp. trên môi trường thạch.

Theo kết quả từ bảng 3.4 cho thấy, khi bổ sung Cefotaxime ở các nồng độ thử nghiệm đều thấy có ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn Bacillus. Cụ thể,

E. colivẫn phát triển tốt (đường cấy rõ ràng) khi bổ sung Cefotaxime cả ba nồng độ 4, 8, 16µg/ml, trong khi đó P4QN11 bị ức chế một phần (chỉ một số vi khuẩn

mọc trên đường cấy) còn CHL16 bị ức chế hoàn toàn (không có vi khuẩn mọc trên đường cấy) khi môi trường MHA có bổ sung 4 và 8 µg/ml Cefotaxime. Khi có bổ sung 16µg/ml Cefotaxime vào môi trường MHA không có sự phát triển của cả hai chủng Bacillusphân lập và vẫn thấy có sự phát triển của E.coliEc457. Điều này có thể được giải thích là do hai chủng Bacillus là hai chủng nhạy cảm với

Cefotaxime (kết quả mục 3.4.1), còn chủng E.coli Ec457 mang gen kháng

Cefotaxime nên có khả năng phát triển trên môi trường MHA có bổ sung 16µg/ml

Cefotaxime.

Dựa theo kết quả thu được cho thấy môi trường MHA có bổ sung 16 µg/ml Cefotaxime (M3) là môi trường tiềm năng cho việc ức chế sự phát triển của

Bacillus.

* Đánh giá khả năng phát triển của các chủng trong môi trường MHA có bổ sung 16 µg/ml Cefotaxime

Khả năng phát triển của các chủng vi khuẩn trong môi trường MHA có bổ sung 16 µg/ml Cefotaxime được tiến hành như mục 2.2.8. Mục đích của bước nghiên cứu này nhằm đánh giá sự phát triển của các chủng vi sinh vật khi cấy

chuyền 106CFU/ml vào môi trường MHA chứa 16 µg/ml Cefotaxime. Kết quả

được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3. 5: Kết quả khảo sát tính nhạy cảm của các chủng vi sinh vật trong

môi trường MHA chứa 16 µg/ml Cefotaxime.

Chủng vi khuẩn Môi trường MHA Môi trường MHA có bổ

sung 16µg/ml Cefotaxime

E.coli Ec457 ++ +

CHL16 ++ -

P4QN11 ++ -

Chú thích: (-): khuẩn lạc không phát triển, (+):khuẩn lạc phát triển, (++):khuẩn lạc phát triển mạnh

Từ kết quả nghiên cứu (bảng 3.5) cho thấy khi cấy chuyền 100µl canh

trường của các chủng Bacillusnồng độ 106CFU/ml vào môi trường MHA chứa

16 µg/ml Cefotaxime đều không thấy có sự phát triển của các chủng Bacillus

(không có khuẩn lạc mọc). Điều này là phù hợp với kết quả ở mục 3.4.1, các chủng

Bacillus CHL16 và P4QN11 là hai chủng nhạy cảm với Cefotaxime (với giá trị MIC ≤. 4 µg/ml).

Do đó, chúng tôi lựa chọn môi trường MHA có bổ sung 16µg/ml Cefotaxime (M3) là môi trường chọn lọc cho E.coli Ec457 phát triển và kìm hãm

sự phát triển của các chủng Bacilluskhi nuôi chung hai chủng cho nghiên cứu này.

* Tỷ lệ sống sót của chủng E.coli Ec457 trong môi trường MHA có bổ sung

16µg/ml Cefotaxime.

Tỷ lệ sống sót của E.coli Ec457 trong môi trường có bổ sung 16µg/ml Cefotaxime được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa mật độ tế bào của E.coli Ec457

trong môi trường MHA có bổ sung 16µg/ml Cefotaxime (tính theo log CFU/ml)

trên mật độ tế bào của E.coliEc457 ở môi trường MHA (tính theo log CFU/ml). Kết quả được thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3. 6: Mật độ tế bào của E.coliEc457 ở môi trường MHA và môi trường

M3.

Chủng vi khuẩn Môi trường MHA

(CFU/ml) Môi trường M3 (CFU/ml) Tỷ lệ sống sót của chủng khi môi trường có bổ sung 16µg/ml Cefotaxime (%) (log CFU/ml) E.coli Ec457 (3,86 ± 0,58) x109 (2,87 ± 1,36) x106 67,34

Tổng mật độ tế bào của E.coliEc457 giảm từ (3,86 ± 0,58) x109 CFU/ml

độ 16µg/ml trong môi trường MHA. Tỷ lệ sống sót của E.coli Ec457 khi môi

trường có bổ sung 16µg/ml Cefotaxime là 67,34%.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn vi khuẩn bacillus sp sử dụng làm probiotic cho vật nuôi và khảo sát khả năng không chuyểnnhận gen kháng kháng sinh (Trang 63 - 67)