Đánh giá khả năng kháng khuẩn của các chủng Bacillus

Một phần của tài liệu Tuyển chọn vi khuẩn bacillus sp sử dụng làm probiotic cho vật nuôi và khảo sát khả năng không chuyểnnhận gen kháng kháng sinh (Trang 58 - 62)

5. Một số chất sử dụng trong môi trường chọn lọc để nuôi cấy vi sinh vật

3.3. Đánh giá khả năng kháng khuẩn của các chủng Bacillus

Hiệu quả của một sản phẩm probiotic là khi đưa vào đường tiêu hóa sẽ giúp gia tăng sự chuyển hóa thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, ngoài ra còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và hạnchế các bệnh đường tiêu hóa [25].

Dựa vào kết quả đánh giá khả năng sống sót của các chủng vi khuẩn trong điều kiện dạ dày và ruột non giả lập của nhóm nghiên cứu, nghiên cứu lựa chọn 5

chủng Bacillussp. phân lập: P5QN4, CHL16, P4QN13, P4QN11, CHL15 là các

chủng có khả năng sống sót cao nhất trong các chủng Bacillusthử nghiệm để tiến hành đánh giá khả năng kháng một số chủng vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Các kết quả về khả năng kháng S. aureus ATCC25923, S. aureus S21, S. Typhimurium,

P.aeruginosa, E. aerogenes, Proteus vulgaris, E. coliEc457 bằng phương pháp đối kháng trực tiếp (mục 2.2.5) của 5 chủng Bacillusđược thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.5. Đường kính vòng vô khuẩn càng lớn thì khả năng kháng khuẩn của chủng

Bacillus càng mạnh và ngược lại.

Commented [12]: nói qua kết quả một chút đểđưa ra cơ sở mình chọn 5 chủng dưới. nhớ trích dẫn tài liệu tham khảo là luận văn của lan anh

Commented [13R12]:

Commented [14]: viết tên đầy đủ lần đầu thôi, lần sau có thể viết tắt như c viết

Bảng 3. 2: Khả năng kháng một số chủng vi sinh vật gây bệnh của các chủng

Bacillustiềm năng.

Chủng phân lập

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)*

S. aureus S21 S. aureus ATCC25923 E. aerogenes S. Typhimurium E.coli Ec457 P. aeruginosa Proteus CHL15 8,7 ± 0,6 3,0 ± 0,0 3,0 ± 0,0 0 0 0 0 CHL16 13,0 ± 1,4 4,5 ± 0,7 5,0 ±0,0 0 0 0 0 P4QN11 6,5 ± 0,7 6,0 ±0,0 0 0 0 0 0 P4QN13 7,0 ± 0,0 0 0 0 0 0 0 P5QN4 5,7 ± 0,6 2,0 ±0,0 0 0 0 0 0

*Đường kính vòng vô khuẩn không bao gồm cả đường kính khuẩn lạc Bacillus

(P<0,05). Hình 3. 5: Hoạt tính kháng một số loại vi khuẩn gây bệnh của các chủng Bacillus. 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Đ ườ ng k ính vòng v ô khuẩ n Vi khuẩn gây bệnh CHL15 CHL16 P4QN11 P4QN13 P5QN4

Dựa vào kết quả trong bảng 3.2 và hình 3.5, ta thấy dịch vi khuẩn thu được của các chủng Bacillusthể hiện hoạt động kháng khuẩn ở các mức độ khác nhau. Tất cả các chủng Bacillus nghiên cứu đều có hoạt tính kháng S. aureusS21 với đường kính vòng vô khuẩndao động trong khoảng 5,7 – 13,0 mm. Trong đó, chủng CHL16 có khả năng kháng S. aureusS21 tốt nhất và chủng P5QN4 kháng S. aureus

S21 kém nhất với đường kính vòng vô khuẩn tương ứng là 13,0 mm và 5,7 mm.

4/5 chủngBacilluscó khả năng kháng S. aureusATCC25923 trong đó P4QN11

cho thấy khả năng kháng khuẩn tốt nhất (trung bình đạt 6,0 mm). Chỉ 2/5 chủng

Bacilluscó khả năng khángE. aerogenes. Tất cả các chủng Bacilluskiểm tra đều không có khả năng kháng S. Typhimurium, Proteus vulgaris, E.coli Ec457 và

P.aeruginosa.

Hình 3. 6: Hoạt tính kháng E.coli Ec457, Staphylococcus aureus

ATCC25923 và S. aureusS21 của một số chủng Bacillus.

Theo Lê Thị Hải Yến và cộng sự (2016) [25] khảo sát về khả năng kháng

E. coli, Salmonella spp. và Staphylococcus spp. của 4 chủng vi khuẩn Bacillus

(AG27, AG60, VL05, VL28) được phân lập từ đất và phân trại gà thu được kết quả ở mức độ khác nhau. Bốn chủng AG27, AG60, VL05 và VL28 đều kháng

Staphylococcus, vùng kháng khẩn dao động 19-30 mm (giá trị trung bình cao nhất đạt 30mm), các chủng này đều có khả năng kháng E.coli(giá trị trung bình vòng

vô khuẩn dao động 14-19mm) và Salmonellaspp. (giá trị trung bình vòng vô khuẩn dao động 20-25mm). Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trên cho thấy 1/5 chủng

Bacillustrong nghiên cứu của chúng tôi có khả năng kháng S. aureusS21 ở mức

trung bình và tất cả các chủng đều có khả năng kháng S. aureusATCC25923 ở

mức thấp. Trong nghiên cứu của Vũ Thanh Thảo và cộng sự (2014) cũng cho thấy chủng Bacillus subtilisBS02 có khả năng kháng đối với E.coli, S.aureus nhưng không có khả năng kháng đối với Salmonella Typhimurium, Proteus vulgaris

Pseudomonas aeruginosa [65]. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Marahiel và cộng sự (1993) khi chứng minh các chủng Bacilluscó thể sinh ra cácchất kháng khuẩn như subtilin, bacilysin, bacteriocin, … để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh [66].

Hình 3.5 cho thấy các chủng Bacilluscó tác dụng ức chế vi khuẩn Gram dương là S. aureus ATCC25923 và S. aureusS21 hơn là vi khuẩn Gram âm là

S. Typhimurium, E.coli Ec457, P.aeruginosa, E. aerogenes, Proteus. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với công bố trước đó. Theo nghiên cứu của Aslim và cộng sự (2002) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của 30 chủng Bacillus

được phân lập từ các mẫu đất đối với Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Yersinia enterocoliticavà Micrococcus flavus, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động kháng khuẩn của các chủng Bacillusđối với vi khuẩn Gram dương tốt hơn vi khuẩn khuẩn Gram âm [67]. Điều này có thể được giải thích rằng các chủng

Bacillusthường tạo ra các hợp chất polypeptide, chẳng hạn như bacteriocin, những hợp chất này thường ảnh hưởng đến vi khuẩn Gram dương [67].

Trong một số nghiên cứu trước đó cũng chỉ rarằngcác chủng Bacillustạo

ra các hợp chất như Lichenicidin, Bacitracin, Coagulin,…, những hợp chất này thường ức chế sự phát triển của vi khuẩn Gram dương [37]. Điều này có thể giải thích cho hoạt động kháng khuẩn của các chủng Bacillus trong nghiên cứu của chúng tôi đối với vi khuẩn Gram dương tốt hơn vi khuẩn Gram âm.

Dựa vào kết quả kháng khuẩn ở bảng 3.2, các chủng CHL16, CHL15 và P4QN11 là các chủng có khảnăng kháng khuẩn tốt nhất được lựa chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.

Sau khi đánh giá các đặc tính probiotic của các chủng Bacillus, ba chủng tiềm năng là CHL16, CHL15 và P4QN11 được lựa chọn để tiếp tục các nghiên

cứu sâu hơn, cụ thể là khảo sát khảnăng nhận gen kháng kháng sinh của các chủng

Bacillus.

Do chưa có môi trường chọn lọc cho chủng E.coli Ec457 và chủng Bacillus,

nghiên cứu tiến hành lựa chọn môi trường chọn lọc chỉ cho E.coli Ec457 phát triển (khi nuôi chung với Bacillus), môi trường chọn lọc chỉ cho Bacillusphát triển (khi nuôi chung với E.coli Ec457) và môi trường chọn lọc ức chế sự phát triển của cả

E.coli Ec457 và Bacillus.

Một phần của tài liệu Tuyển chọn vi khuẩn bacillus sp sử dụng làm probiotic cho vật nuôi và khảo sát khả năng không chuyểnnhận gen kháng kháng sinh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)