Nho giáo với giá trị đạo đứcthời Nguyễn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 42 - 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2.Nho giáo với giá trị đạo đứcthời Nguyễn

Thứ nhất, giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo thời Nguyễn nhằm đào tạo quan lại phục vụ cho giai cấp thống trị một cách trung thành, tận tụy.

Qua các bộ quốc sử Việt Nam, ngƣời ta thấy nội dung giảng dạy, học và thi cử trong hệ thống trƣờng lớp từ địa phƣơng đến kinh đô chủ yếu là

những tƣ tƣởng trong các thuyết tam cương, ngũ thường, chính danh định

phận và các Nho sỹ tùy theo địa vị, chức phận của mình mà đem tri thức, cái đạo đức đã đƣợc học để hành đạo.

Bên cạnh việc dạy “Đạo lý làm ngƣời”, nền giáo dục Nho giáo còn có mục đích quan trọng khác là đào tạo ra đội ngũ quan lại có tài năng quản lý và thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng, đƣờng lối phong kiến.

Đó là những con ngƣời ƣu tú có đạo đức, có trí thức nho học, đƣợc chọn lựa kỹ càng thông qua con đƣờng thi cử họ là những ngƣời có đầy đủ

các phẩm chất: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

Rõ ràng, trong thời Nguyễn, mục đích giáo dục, khoa cử Nho giáo đƣợc xác định rõ hơn, nhất quán hơn mà thực chất là đào tạo tầng lớp quan lại, Nho sỹ - trí thức theo Nho giáo có khả năng giúp việc trị quốc, an dân, bình thiên hạ.

Thứ hai, giáo dục đạo đức Nho giáo thời Nguyễn tạo ra những nhân tài cho đất nƣớc, trở thành một trong những truyền thống giáo dục Việt Nam và cơ sở kế thừa giáo dục Nho giáo thời Nguyễn, đặc biệt giáo dục đạo đức.

Thứ ba, nền giáo dục khoa cử thời Nguyễn chứa đựng những giá trị tích cực và những hạn chế.

Thời Nguyễn cũng chú trọng tới mặt học quan (trình độ và thực lực Nho học của quan lại) không chỉ của quan lại mà cả ngƣời thầy. Với phƣơng châm là “Dạy ngƣời không biết mỏi”, ngƣời thầy thời Nguyễn rất gƣơng mẫu trong việc thực hiện quy chế giáo dục.

Họ luôn có trách nhiệm dạy cho học trò thói quen “Học không biết chán” và cổ vũ ý chí học tập để trở thành nhân tài đất nƣớc. Nho giáo đã góp phần to lớn và hiệu quả vào việc tạo ra ngƣời thầy hội tụ đầy đủ các phẩm chất: Đạo đức, uyên thâm Nho học, tận tâm với sự nghiệp trồng ngƣời cho đất nƣớc. Quá trình giáo dục Nho học đƣợc nhà Nguyễn đề cao phƣơng pháp “Học kết hợp với hành” là phƣơng pháp đào tạo đòi hỏi ngƣời học, ngƣời thi không chỉ biết tiếp nhận đầy đủ và nắm vững những tri thức Nho học mà còn phải có năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào trong hoạt động thực tiễn, vào xã hội để cứu đời, giúp nƣớc. Dƣới thời Minh Mạng và Tự Đức, nhà vua thƣờng ra đề thi về đạo trị nƣớc, về thời cuộc yêu cầu thí sinh phải đem những điều đã đƣợc học để phân tích và luận giải các vấn đề chính trị thực tiễn.

Ngoài ra, thời nguyễn còn coi trọng và đề cao phƣơng pháp “Học đi đôi với hành” nhằm đào tạo đội ngũ quan lại không chỉ có đạo đức và thực lực Nho học, phải biết và phải có năng lực thực hành trong công việc giúp vua trị quốc, an dân. Nhà vua Minh Mạng quan tâm tới vấn đề vai trò của giáo dục trong đó có khoa cử. Chế độ khoa cử nhà Nguyễn đã đạt mức độ thịnh đạt nhất và phƣơng thức đào tạo, tuyển chọn quan lại hoàn thiện nhất trong lịch

sử giáo dục phong kiến Việt Nam. Căn cứ theo tiêu chuẩn cho những ngƣời đi học, đi thi của triều Nguyễn thì họ phải là những ngƣời có đạo đức. Ngoài ra còn có các lớp học tƣ thục ở những địa phƣơng do những thầy đồ lỡ vận, những viên quan lại hƣu trí mở ra để tiếp nhận một cách rộng rãi học sinh với nhiều thành phần khác nhau.

Về phƣơng diện chính trị, nền giáo dục đạo đức Nho giáo đã có vai trò lớn trong việc tạo lập một bộ máy nhà nƣớc quy củ với hệ thống quan lại có đạo đức và năng lực. Vai trò của giáo dục đạo đức Nho giáo thời Nguyễn còn thể hiện ở việc đề cao giáo dục đạo đức con ngƣời, đặt đức lên trên tài, “Tài thì kém đức một vài phân”. Nội dung dạy học ở thời kỳ này không những là những tri thức về đạo đức, mà còn là phƣơng pháp tu dƣỡng và thi hành đạo đức, cùng những cách ứng xử trong các quan hệ xã hội của con ngƣời và đặc biệt là những tri thức cùng những kinh nghiệm, những bài học cần thiết cho nhà vua, ngƣời cầm quyền để vận dụng trong việc trị nƣớc, an dân theo đƣờng lối “Đức trị”, “Nhân trị” mà tất cả đều đƣợc trình bày rõ trong các sách nhƣ

Tứ thư, Ngũ kinh, Đại học và các kinh điển của Nho giáo.

Chính vì lẽ đó mà một số nội dung tích cực của đạo Nho đã đƣợc các nhà vua thời Nguyễn tiếp thu triệt để nhƣng theo một nhân sinh quan và một hệ quy chiếu hoàn toàn khác, đó là lấy con ngƣời Việt Nam và Tổ quốc Việt

Nam là trung tâm, lấy dân tộc Việt Nam làm gốc. Thông qua việc dạy con

ngƣời học trong sách vở, giữa các thế hệ, học ở thầy và học ở đời; đƣa con

ngƣời về chữ hiếu, dẫn con ngƣời đến chữ trung, khuyên con ngƣời về chữ

nghĩa, đó là những giá trị bất biến của bất kỳ xã hội nào.

Chẳng những thế, nền giáo dục đó đã dạy và rèn luyện con ngƣời sống một cách hƣớng thiện, chính trực, thẳng thắn, công minh, thanh cao, trong

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Triều Nguyễn là một trong những triều đại để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử Việt Nam, cả tích cực lẫn tiêu cực, hạn chế. Công lao lớn nhất của triều nguyễn là thực hiện chính sách cai trị trên cơ sở chế độ phong kiến tập quyền thống nhất đất nƣớc, mở mang bờ cõi, phát triển sản xuất, đồng thời tạo ra những chuyển biến trong sinh hoạt văn hóa tinh thần.

Trong bối cảnh lịch sử phức tạp nửa đầu thế kỷ XIX, qua tiếp xúc với tƣ bản phƣơng Tây, nhà Nguyễn tỏ ra dè dặt với tƣ tƣởng cách tân, không chấp nhận những gì trái với thói quen truyền thống, mà chỉ chú trọng đến việc làm nhƣ thế nào để đào tạo ra một đội ngũ quan lại phục vụ đắc lực cho triều đình.

Chính vì vậy, khoa cử tuy có phần mở mang, đem lại sự gia tăng về số ngƣời đỗ đạt nhƣng không tạo nên đƣợc một tầng lớp quan lại đƣợc trang bị kiến thức cập nhật, khả dĩ điều hành, xử lý mọi việc một cách phù hợp với tình hình mới.

Thời Nguyễn không thấy một ngôi trƣờng nào chuyên việc dạy ngƣời ra làm quan nhƣng việc đào tạo kẻ sỹ để phục vụ cho bộ máy nhà nƣớc vẫn đƣợc quan tâm. Kinh điển Nho gia đƣợc xem là nội dung của giáo dục khoa cử triều Nguyễn. Đối tƣợng của giáo dục Triều Nguyễn là “Hữu giáo vô loại” (bất luận ngƣời nào cũng dạy) đúng với tinh thần của Nho giáo.

Mục tiêu của nền giáo dục triều Nguyễn cũng nhƣ các triều đại phong kiến trƣớc là tạo ra những ngƣời quân tử - mẫu hình của loại ngƣời “Trị ngƣời’ với phƣơng châm tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, theo đúng chuẩn mực của quan điểm phong kiến.

CHƢƠNG 2

NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 42 - 46)