Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn có nhiều yếu tố bảo thủ, giáo điều

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 105 - 109)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn có nhiều yếu tố bảo thủ, giáo điều

Cũng nhƣ nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trƣớc đó, thời Nguyễn, tài liệu chủ yếu đƣợc sử dụng trong hệ thống nhà trƣờng Nho học, trong việc

dạy, học và thi là Tứ thƣ, Ngũ kinh với phƣơng pháp kinh viện, giáo điều, tin tƣởng một cách tuyệt đối vào những lời dạy của các bậc thánh hiền. Những lời dạy đó phải học thuộc lòng, lúc đầu có thể chƣa hiểu nhƣng học đi học lại, học thêm, làm đi làm lại, học bạn học thầy, lâu dần cũng hiểu ra. Chính lối học này đã tạo ra những con ngƣời thiếu óc độc lập suy nghi, thiếu sự phê phán… Hầu hết các tài liệu dạy học đƣợc viết bằng chữ Hán. Hình thức làm bài thì đƣợc quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ. Lối học từ chƣơng, văn thơ phù phiếm, không có tác dụng nhiều đối với đời sống thực tế. Lối học này bắt nguồn từ việc hƣớng nền giáo dục thi cử vào con đƣờng hƣ danh, giải thích xã hội từ sách vở, phê phán hiện tại và dự báo tƣơng lai bằng mô hình quá khứ không bắt nguồn từ thực tiễn phong phú và sinh động của đất nƣớc. Hơn nữa, lý tƣởng và phƣơng pháp tƣ tƣởng của Nho giáo là “Nói nhƣ ngƣời xƣa đã nói, làm nhƣ ngƣời xƣa đã làm”; chính điều này đã ràng buộc con ngƣời trong muôn vàn giáo điều và lễ nghi. Vua Minh Mạng có lần còn phàn nàn với các đình thần rằng: “Cái văn cử nghiệp làm con ngƣời ta đã lâu lắm rồi… Chỉ nệ câu khuôn sáo hủ lậu, tâng bốc lẫn nhau. Việc học nhƣ thế, chả trách gì nhân tài ngày càng thấp kém”.

Một số ngƣời do quá “Trọng đức”, “Duy tình” trong khi xử lý các công việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cƣơng phép nƣớc và vi phạm pháp luật. Coi trọng đạo đức là cần thiết nhƣng vì tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức mà quên pháp luật là sai lầm. Tiếp thu truyền thống trọng đức của phƣơng Đông, nhấn mạnh quan hệ đạo đức “Thân thân”, “Thân hiền” của Nho giáo, nhiều ngƣời khi có chức quyền đã kéo bè kéo cánh, đƣa ngƣời thân, anh em họ hàng vào cơ quan mình đang quản lý. Sắp xếp và bố trí cán bộ không theo năng lực, trình độ và đòi hỏi của công việc mà dựa vào sự thân thuộc, gần gũi trong quan hệ tông tộc, dòng họ. Trong công tác tổ chức cán bộ, vì đề cao quan hệ thân thích dẫn đến tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng. Nhiều

ngƣời vì quan hệ thân thuộc mà không dám đấu tranh với những sai lầm của

ngƣời khác. Do quan niệm sai lệch về đức nhân, nghĩa với nội dung đền ơn

trả nghĩa mà trong thực tế một số cán bộ có thái độ ban ơn, cố tình lợi dụng kẽ hở của chính sách và luật pháp để trục lợi, móc ngoặc, hối lộ, cửa quyền….Thậm chí, một số ngƣời dùng tƣ tƣởng gia trƣởng để giải quyết các công việc chung. Một trong những phẩm chất của ngƣời lãnh đạo là tính quyết đoán. Nhƣng quyết đoán theo kiểu độc đoán, chuyên quyền là biểu hiện của thói gia trƣởng.

Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con ngƣời theo lễ một cách cứng nhắc, bảo thủ là cơ sở cho tƣ tƣởng tôn ti, tƣ tƣởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, coi thƣờng lớp trẻ, trọng nam khinh nữ… hiện nay vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của không ít ngƣời. Những tƣ tƣởng trên phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội phong kiến phụ quyền gia trƣởng: Đứng đầu gia đình là ngƣời cha, ngƣời chồng gọi là gia trƣởng, đứng đầu dòng họ là trƣởng họ, đại diện cho cả làng là ông lý, cả tổng là ông chánh, hệ thống quan lại là cha mẹ dân và cao nhất là vua (thiên tử - gia trƣởng của gia đình lớn - quốc gia). Vì vậy, mọi ngƣời có nghĩa vụ theo và lệ thuộc vào “Gia trƣởng”.

Thực chất đạo cương - thường của Nho giáo là bắt bề dƣới phải phục

tùng bề trên đã tạo nên thói gia trƣởng. Thói gia trƣởng biểu hiện ở quan hệ xã hội, ở tổ chức nhà nƣớc. Trong gia đình là quyền quyết định của ngƣời cha, ngƣời chồng “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”; “Phu xƣớng phụ tòng” (chồng đề xƣớng, vợ phải theo). Ở cơ quan là quyền duy nhất là của lãnh đạo. Ở đâu vẫn còn có cán bộ mang tƣ tƣởng gia trƣởng, bè phái thì ở đó quần chúng nhân dân sẽ không phát huy đƣợc khả năng sáng tạo, chủ động đƣợc. Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đang rất cần những con ngƣời năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Cũng từ việc coi trọng lễ giáo, coi trọng quan hệ gia đình thân thuộc nên nhiều ngƣời đã đƣa quan hệ gia đình vào cơ quan hình thành nên quan hệ “Chú cháu”, “Anh em” khiến cho ngƣời cấp dƣới không dám góp ý và đấu tranh với khuyết điểm của họ vì vị nể bậc cha chú. Từ việc xem xét và giải quyết các vấn đề của xã hội thông qua lăng kính gia đình nhiều khi dẫn đến những quyết định thiếu khách quan, không công bằng. Tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến một số ngƣời lãnh đạo không tin vào khả năng của phụ nữ, ngại tiếp nhận nữ giới vào cơ quan hoặc cho rằng họ chỉ là ngƣời thừa hành mà không đƣợc tham gia góp ý kiến…là những trở ngại cho việc đấu tranh vì quyền bình đẳng giới. Vì quan hệ thứ bậc đã tạo nên quan niệm chạy theo chức quyền. Trong xã hội phong kiến, địa vị luôn gắn với danh vọng và quyền lợi. Địa vị càng cao thì quyền và lợi càng lớn. Hơn nữa, khi có chức, không những bản thân đƣợc vinh hoa phú quý mà “Một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ”. Hám danh, tìm mọi cách để có danh, để thăng quan, tiến chức đã trở thành lẽ sống của một số ngƣời. Thậm chí, việc học tập theo họ cũng là “Học để làm quan”.

Sự giáo dục và tu dƣỡng đạo đức của Nho giáo còn mang tính cứng nhắc đã tạo nên những con ngƣời sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động. Những tàn dƣ tƣ tƣởng trên đang làm cản trở và gây khó khăn cho việc xây đựng đạo đức mới và xã hội mới ở nƣớc ta hiện nay.

Với việc đề cao giáo dục đạo đức con ngƣời, đặt đức lên trên tài, “Tài thì kém đức một vài phân” [52, tr. 106]. Nội dung giáo dục trong hệ thống giáo dục, thi cử thời Nguyễn vẫn là những tƣ tƣởng, chuẩn mực và quy phạm đạo đức. Ngoài ra, trong ý thức của vua quan và các tƣ tƣởng chính thống của tiên thánh, tiên vƣơng và chỉ bằng giáo dục đạo đức mới làm cho con ngƣời tuân theo Tam cƣơng, Ngũ thƣờng... Với tƣ tƣởng Nho giáo làm nền tảng, hệ

ngũ quan lại phục vụ cho triều đình. Mẫu ngƣời mà nền giáo dục khoa cử Nho giáo đề cao không phải là một chuyên gia mà là một viên quan lại, có khả năng đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của nhà nƣớc, gắn quyền lợi của mình với vƣơng triều và tuyệt đối trung thành với nhà vua.

Vì thế, trong hệ thống giáo dục này, chuyên môn không đƣợc khuyến

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 105 - 109)