Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn góp phần tạo ra tầng lớp trí thức Nho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 95 - 101)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2.Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn góp phần tạo ra tầng lớp trí thức Nho

thức - Nho sỹ yêu nƣớc, các anh hùng, danh nhân văn hóa

Nho học thời Nguyễn là giai đoạn cuối cùng của Nho học Việt Nam. Nếu nhƣ Nho học Việt Nam trong một số triều đại trƣớc ít nhiều có tính chất tích cực nhƣng lỗi thời. Vì lỗi thời, nên Nho học triều Nguyễn đã thất bại trong việc ổn định trật tự xã hội và thất bại hoàn toàn trƣớc thử thách của lịch sử. Tuy nhiên nền giáo dục Nho giáo triều Nguyễn cũng chứa đựng những giá trị tích cực cũng nhƣ những hạn chế nhất định.

Giáo dục đạo đức Nho giáo thời Nguyễn là một bộ phận trong nền giáo dục phong kiến Việt Nam, nó có ảnh hƣởng không nhỏ đến nền giáo dục phong kiến, những ảnh hƣởng tích cực không ngừng đƣợc phát triển và phát huy vai trò to lớn trong việc ổn định và phát triển đời sống xã hội thời bấy giờ. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn vừa là công cụ để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc; đào tạo những con ngƣời có khả năng “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đồng thời là công cụ để truyền bá đạo làm ngƣời trong nhân dân. Do vậy, triều Nguyễn đã đƣa ra hàng loạt những đãi ngộ vật chất cũng nhƣ tinh thần đều nhằm mục đích thu hút ngƣời tài. Tuy nhiên, với mục đích trên, thực tế cho thấy triều Nguyễn chỉ chú trọng đến đào tạo ngƣời ra làm quan mà xem nhẹ yếu tố khoa học kỹ thuật - đào tạo những con ngƣời để sản xuất vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục thời Nguyễn coi Nho giáo là công cụ truyền bá đạo làm ngƣời nên nó ảnh hƣởng đến lý tƣởng của các nhà Nho. Đó là nếu gặp thời thì ra làm quan để giúp vua trị quốc, bình thiên hạ, còn ngƣợc lại nếu trắc trở thì lui về dạy học truyền bá đạo thánh hiền.

Ngoài ra, nội dung và phƣơng pháp giáo dục đạo đức thời Nguyễn có những điểm tích cực cũng nhƣ hạn chế nhất định. Với nội dung giáo dục là “Dạy đạo làm ngƣời”, nó phản ánh trách nhiệm của con ngƣời với bản thân, gia đình và xã hội, đặt con ngƣời trong mối quan hệ với xã hội. Từ đó, toát lên tinh thần khoan dung, con ngƣời sống có trách nhiệm với nhau, đề cao tƣ tƣởng tôn sƣ trọng đạo “Nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ”, tinh thần hiếu học, hiếu nghĩa…, tạo ra những Nho sỹ với phẩm chất “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Về phƣơng pháp giáo dục tạo ra lối học từ chƣơng, sáo rỗng, giảng dạy theo phƣơng pháp kinh viện, giáo điều, hoàn toàn tin tƣởng tuyệt đối vào những lời dạy của thánh hiền. Phƣơng pháp học này hoàn toàn phù hợp với nội dung của Nho giáo và yêu cầu của chế độ phong kiến song hạn chế của phƣơng pháp này là không rèn luyện đƣợc lối suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

Giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo thời Nguyễn đã để lại trong các thế hệ học sinh nhà trƣờng phong kiến nhiều truyền thống tốt đẹp: Hiếu học, tôn sƣ trọng đạo, liêm chính và lòng trắc ẩn. Song nền giáo dục ấy cũng đã tạo ra những lớp ngƣời bảo thủ, xa rời thực tế, lạc hậu trƣớc thời cuộc, trƣớc những biến cố đang từng ngày từng giờ đe doạ sự mất còn của dân tộc. Mặc dù còn những hạn chế lịch sử song nền giáo dục triều Nguyễn vẫn luôn là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Nền giáo dục ấy đã để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nƣớc.

Giáo dục Nho học chủ yếu là giáo dục đạo đức, vì vậy nền giáo dục ấy đã tạo ra xã hội có đạo đức, tạo ra mẫu ngƣời cần thiết cho xã hội, đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Trong thời Nguyễn, nhiều nhân tài đã đóng vai trò

quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc về mọi mặt. Điều này thể

bộ sử đƣợc biên soạn công phu nhƣ Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ… có giá trị cả về mặt tƣ liệu và tƣ tƣởng của một thời đại.

Phƣơng châm giáo dục là đi từ gốc, tức là rèn luyện phẩm chất đạo đức, dạy đạo làm ngƣời. Với phƣơng châm: Tiên học lễ, hậu học văn, nền giáo dục Nho học Việt Nam trƣớc hết đề cao những phẩm chất đạo đức làm ngƣời, sau đó mới dạy kiến thức Nho học (văn chƣơng) phục vụ cho thi cử. Nền giáo dục ấy đã đóng góp không nhỏ vào việc củng cố những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua những chặng đƣờng lịch sử, nâng nó lên thành những tƣ tƣởng ổn định, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc, nâng nó lên thành những tƣ tƣởng ổn đinh, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc, tạo nên một sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm giữ vững độc lập và chiến thắng mọi kẻ xâm lƣợc “Ngƣời ta cũng đã biết rằng những truyền thống tốt đẹp của Nho học, nếu đƣợc hiểu trên lập trƣờng mới, lập trƣờng khoa học và cách mạng, thì sẽ là động lực thúc đẩy xã hội và con ngƣời” [75, tr. 86].

Giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo thời Nguyễn đã tạo nên những tri thức làm quan và những thầy thuốc, thầy giáo có tƣ tƣởng rất gần dân (là những nhà trí thức của nhân dân). Chính vì vậy, cuối thế kỷ XIX có không ít những nhà Nho yêu nƣớc mà tên tuổi còn lƣu lại trong sử sách cho ngàn đời với tinh thần quật cƣờng, anh dũng chống giặc ngoại xâm nhƣ: Nguyễn Hữu Huân, Tống Duy Tân, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Đình Chiểu…

Sự tồn tại của Nho học ngày nay không phải chỉ là do điều kiện khách quan tạo nên mà còn do ý thức chủ quan, do sự tự giác của con ngƣời ở trong và ngoài khu vực thấy cần thiết phải phát huy tính tích cực của Nho học. Con ngƣời bình thƣờng hiện nay tuy mức sống vật chất cao hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn, đa dạng hơn trƣớc nhiều, song đối mặt với xã hội hiện đại,

vẫn còn một bộ phận đông đảo nhớ tới tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của Nho giáo.

Hiện nay, nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội, triết học, xã hội học, văn hoá học của cả phƣơng Đông và phƣơng Tây đều nhận thấy tầm quan trọng của Nho học nói chung và đạo đức trong đó nói riêng. Thậm chí nhiều ngƣời còn cho rằng nó cũng có giá trị đối với cả phƣơng Tây. Có nhà triết học phƣơng Tây ở Hội nghị triết học thế giới lần thứ 19 tổ chức ở Matxcơva năm 1994 còn nêu lên rằng cần phải phổ biến Nho học cho phƣơng Tây ở thế kỷ sau. Tiếp theo đó, tại Hội nghị quốc tế về Nho học diễn ra ở Bắc Kinh tháng 10 năm 1994 với chủ đề “Giá trị Nho học và thế kỷ XXI”, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế và Trung Quốc đều nêu lên tầm quan trọng của các giá trị đạo đức trong Nho học đối với thế kỷ tới.

Giáo dục đạo đức Nho giáo thời Nguyễn đã để lại một di sản đạo đức tinh thần đồ sộ thể hiện lên trình độ phát triển văn hoá phát triển của đất nƣớc tích luỹ trong mấy nghìn năm. Trong di sản đó có phần mang tính giai cấp, tính giai đoạn, song cũng có phần mang tính nhân văn, tính lịch sử lâu dài. Xã hội ngày nay có phần lặp lại các vấn đề mà xã hội trong các thời kỳ trƣớc đã trải qua. Khi gặp những vấn đề nhƣ thế, ngƣời ta dễ hƣớng vào quá khứ để tìm lấy bài học cho hiện tại. Những yếu tố mang tính nhân văn, lịch sử lâu dài của di sản thƣờng có sức hấp dẫn đối với con ngƣời hiện đại và đƣợc ho kế thừa, phát huy.

Di sản đạo đức trong Nho học có những giá trị không những cần cho quá khứ mà còn rất cần cho cả hiện tại do khả năng bù đắp vào chỗ mà các học thuyết hiện đại thiếu. Thời nào cũng vậy, con ngƣời sống trong xã hội tất phải có nhiều mối quan hệ; việc họ xử lý các mối quan hệ đó đều có liên quan tới lẽ sống và bƣớc đƣờng sống của họ. Những nghĩa vụ đạo đức mà Nho học đã xác định cho con ngƣời là cơ sở để đảm bảo cho sự gắn kết giữa ngƣời này

với ngƣời khác, giữa mỗi ngƣời với xã hội và giữa xã hội với mỗi ngƣời, làm cho con ngƣời luôn có chỗ dựa, luôn đƣợc sự động viên để sống. Những rèn luyện đạo đức mà Nho học yêu cầu, khiến con ngƣời luôn giữ đƣợc trạng thái cân bằng trong đầu óc, tránh đƣợc những hành vi cực đoan hay trạng thái sống lẻ loi, cô độc trong một lúc nào đó. Các học thuyết hiện đại thiếu những điều này nên con ngƣời đến một lúc nào đó dễ rơi vào khủng hoảng tinh thần. Khả năng khắc phục đƣợc các hiện tƣợng trên của Nho học là thế mạnh để nó có ý nghĩa đối với ngày nay.

Con ngƣời hiện đại luôn đến từ truyền thống. Dù muốn hay không họ vẫn mang dấu dấn của truyền thống. Khi họ ý thức đƣợc vai trò của truyền thống tốt đối với xã hội hiện đại và phát huy lên thì sẽ là một thuận lợi, một nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện đại.

Bấy nhiêu những lý do trên khiến giáo dục đạo đức trong Nho học thời Nguyễn vƣợt qua đƣợc những thăng trầm của lịch sử, đƣơng đầu đƣợc với những thách thức của hiện tại và chắc sẽ còn sức sống ở mai sau. Nhƣng vấn đề còn đặt ra là làm thế nào để phát huy đƣợc tiềm năng đó. Nói đến việc phát huy giá trị của Nho học là vấn đề kế thừa và vận dụng Nho học của con ngƣời hiện đại, là đề cập đến việc phải kế thừa và vận dụng giá trị đó nhƣ thế nào để khỏi sa vào chủ nghĩa phục cổ, để khỏi phải quay đầu về quá khứ mà thoát ly hiện đại.

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, nhiều giá trị đạo đức trong Nho học thời Nguyễn vẫn còn ý nghĩa. Những phẩm chất nhân, nghĩa trung, hiếu của kẻ sỹ, những cách thức tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ; những cốt cách của kẻ đại trƣợng phu, những phong thái ung dung của ngƣời quân tử, những nguyên tắc xử lý trƣớc “Nghĩa” và “Lợi” của ngƣời có học là những giá trị mà con ngƣời hiện nay hoàn toàn có thể kế thừa, miễn là sự kế thừa đó có phƣơng pháp thích hợp.

Để Nho học phát huy đƣợc vai trò tích cực thì phải nâng giá trị Nho học lên bình diện hiện đại, lấy yêu cầu của xã hội hiện đại để yêu cầu Nho học, tạo cho giá trị đó tính chất hiện đại rồi tác động trở lại đối với con ngƣời và xã hội hiện đại. Bởi vì Nho học truyền thống, kể cả giá trị quan của nó đều mang tính hai mặt: Mặt hạn chế do bản thân Nho giáo mang dấu ấn của xã hội phong kiến, mặt nhân văn do lý tƣởng về một xã hội và con ngƣời tốt đẹp mà có. Lấy yêu cầu của xã hội hiện đại để yêu cầu Nho học nghĩa là loại bỏ mặt hạn chế, phát huy mặt nhân văn của nó trên cơ sở đã đƣợc thực hiện hoá. Không làm đƣợc điều đó thì sẽ có nguy cơ từ bỏ hiện đại mà quay về truyền thống.

Hiện đại hoá Nho học không phải là tuỳ tiện gán ghép cho Nho học những nội dung mà nó không có, mà bổ sung cho nó những yếu tố mới trên cơ sở của nội dung cũ. Các khái niệm, các mệnh đề của Nho học vốn đƣợc sử dụng trong xã hội phong kiến, nay bổ sung tƣ tƣởng mới cho chúng thì sẽ trở nên thích hợp, không những thế còn đƣợc xã hội hiện đại chấp nhận một cách thích hợp vì tƣ tƣởng mới đó có một phần của tƣ tƣởng cũ và đƣợc hình thức truyền thống chuyển tải. Chẳng hạn khái niệm “Trung” và “Hiếu” của Nho học cần đƣợc nhận thức là trung với nƣớc, hiếu với dân. Nhƣ vậy “Trung” và “Hiếu” đã có mang nội hàm mới và nhƣ vậy mới phát huy đƣợc tác dụng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện đƣợc yêu cầu này một cách tự nhiên và khéo

léo rằng: Người cán bộ cách mạng phải: Nhận rõ phải trái. Giữ đúng lập

trường. Tận trung với nước, tận hiếu với dân. Trung ở đây là trung với đất nƣớc, hiếu ở đây không chỉ là hiếu với cha mẹ mình mà còn hiếu với cả nhân dân. Đối tƣợng của trung và hiếu đó đã đƣợc mở rộng và do đó tính chất đã đƣợc nâng lên một bƣớc cao hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội mới. Cách vận dụng của Hồ Chủ tịch vừa mang tính chất truyền thống vừa mang tính chất hiện đại nên nó vừa là truyền thống vừa là hiện đại, dễ đi vào lòng ngƣời.

Kế thừa những giá trị Nho học truyền thống, nâng chúng lên trình độ hiện đại, bổ sung thêm giá trị mới cho chúng, kết hợp giá trị đã đƣợc nâng lên đó với giá trị hiện đại thì sẽ tạo ra đƣợc sự phát triển bền vững, vừa có lợi cho mỗi ngƣời, vừa có lợi cho xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 95 - 101)