Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn góp phần nâng cao cốt cách, tâm hồn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 101 - 105)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3.Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn góp phần nâng cao cốt cách, tâm hồn

tâm hồn Việt Nam

Nho học thời Nguyễn cung cấp cho Nho sỹ những kiến thức để giúp nhà vua duy trì trật tự xã hội, giáo dục nhân dân, xây dựng những quy tắc ứng xử hàng ngày, thiết lập những tiêu chuẩn đạo đức để xây dựng lối sống của con ngƣời; tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của toàn thể nhân dân đối với Tổ quốc. Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nƣớc (vì nƣớc mất thì nhà tan, lụt thì lút cả làng). Đó là một cách hành động theo xu hƣớng giải quyết dung hoà, quân bình, dựa trên các mối quan hệ, đồng thời cũng khôn khéo giỏi ứng biến (dĩ bất biến, ứng vạn biến) đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cƣơng, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử. Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Nho giáo đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức. Nguyễn Trãi từng diễn tả quan niệm Nhân Nghĩa - đối lập với cƣờng bạo, nâng lên thành cơ sở của đƣờng lối trị nƣớc và cứu nƣớc. Dân tộc ta, trải qua lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, với một nền văn hóa lâu đời, phong phú, mang bản sắc riêng, đầy sức sống đã xây dựng, củng cố và phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Theo quan niệm của nhân dân ta về nghề dạy học thì ngƣời thầy trƣớc hết là ngƣời tiếp thu đạo lý làm ngƣời của những thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau. Dạy học không chỉ là dạy chữ mà chủ yếu là dạy cho học trò đạo lý làm ngƣời. Thiên chức của ngƣời thầy là phát huy và truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hóa của dân tộc, của nhân loại. Vì vậy, ngƣời thầy đã

góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tƣơng lai của dân tộc. Trong đó, ngƣời thầy là nhân cách, tâm hồn và thể chất con ngƣời nói chung. Tạo dựng ra toàn bộ nhân cách con ngƣời, ngƣời thầy có trách nhiệm làm cho nhân cách ấy ngày càng tốt hơn, phƣơng pháp nêu gƣơng của bản thân, cảm hóa học trò bằng tƣ tƣởng và tình cảm của mình, đồng thời phát huy năng lực trí tuệ của học sinh. Ngƣời thầy bao giờ cũng là ngƣời có đạo đức, đạo đức thể hiện trƣớc tiên ở lòng nhân ái sâu sắc, ngƣời biết chữ tự thấy mình có trách nhiệm dạy ngƣời chƣa biết chữ, mới có hiện tƣợng “Nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ”, dạy hết chữ mình thì đi học thêm để về dạy tiếp. Đó là cái gốc của lòng nhân ái đƣợc thể hiện trong thái độ tận tụy với nghề dạy học của ngƣời thầy.

Trong chế độ phong kiến, ngƣời thầy chân chính không tự ràng buộc mình trong quan niệm trung quân ái quốc. Họ đã đứng về phía nhân dân, tán thành cách nhìn của nhân dân và hành động đúng với cách nhìn đó. Hành động ấy đi từ không hợp tác, không ra làm quan với triều đình. Từ khi Pháp nổ súng xâm lƣợc nƣớc ta, trong hàng ngũ những ngƣời yêu nƣớc chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau, đã có những ngƣời thầy chân chính nhƣ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Nghị, Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Lƣơng Văn Can, Phan Bội Châu… Bất kỳ ở giai đoạn lịch sử nào, ngƣời thầy chân chính bao giờ cũng chọn đúng hƣớng đi cho mình. Biết bao ngƣời thầy đã nêu cao tấm gƣơng tiết tháo, giàu sang không mềm lòng đổi trắng thay đen, uy vũ không khuất phục; khi rơi vào tình thế bất khả kháng thì treo ấn từ quan, thà sống bần hàn thanh đạm với “Góc thành Nam lều một gian”, lấy đạo học làm niềm vui, không thỏa hiệp với bọn gian thần, bất nhân, bất nghĩa. Đó là những tấm gƣơng tiêu biểu nhƣ: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cũng có những thầy giáo - nhà Nho đầy tài năng, nhƣng suốt đời chỉ sống chết với nghề dạy

học, tránh xa bả danh lợi của giới quan trƣờng nhƣ Vũ Tông Phan, Đoàn Huyên, Lê Đình Diện, Nguyễn Thiếp.

Thứ nhất, giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi ngƣời “Hữu giáo vô loại” nên ai ai cũng có cơ hội đƣợc học tập và giáo dục là biện pháp để hƣớng con ngƣời tới những phẩm chất cao quý nhƣ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đó là những giá trị chuẩn mực của con ngƣời trong xã hội phong kiến.

Bên cạnh đó, Nho giáo đã đƣa ra một số mục tiêu cụ thể nhƣ sau: Giáo dục là để hình thành nhân cách lý tƣởng; để đào tạo quan lại nhằm giúp ích cho nƣớc nhà; và để tỏ cái đức sáng, đạt tới chỗ chí thiện. Nhƣ vậy, có thể nói mục đích chính của giáo dục theo quan điểm của Nho giáo là nhằm tạo ra những con ngƣời lý tƣởng, hoàn thiện cả về đạo đức, nhân cách cũng nhƣ tri thức, lối sống.

Nhờ giá trị tích cực này, giáo dục đã trở thành công cụ hữu hiệu nhất và là con đƣờng ngắn nhất để đào tạo lớp ngƣời thống trị xã hội theo hệ tƣ tƣởng phong kiến. Đó là mẫu ngƣời quân tử. Ngoài ra, thông qua giáo dục, các nhà Nho còn muốn truyền bá hệ tƣ tƣởng phong kiến của giai cấp thống trị thấm sâu đến mọi tầng lớp trong xã hội (đặc biệt là đối với giai cấp bị trị) và chiếm địa vị độc tôn để đảm bảo ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ.

Thứ hai, về nội dung giáo dục đạo đức: Các nhà Nho đã chủ trƣơng giáo dục “Đạo làm ngƣời”, tức là thông qua giáo dục đạo đức đào tạo những con ngƣời cần có và phù hợp với yêu cầu của giai cấp thống trị, những con ngƣời luôn luôn suy nghĩ và hành động theo những chuẩn mực, quy phạm đạo

đức. Nếu Khổng Tử chú trọng đến việc giáo dục: Nhân, trí, dũng, lễ thì Tuân

Tử lại đề cao vai trò của lễ, nhạc trong việc giáo dục con ngƣời, trong đó chữ

nhân có nội hàm sâu rộng nhất. Nó đƣợc coi là nguyên lý đạo đức cơ bản để

ngƣời trong gia đình và xã hội. Đây là nội dung sâu sắc, có tác dụng giáo hóa cho con ngƣời, giúp con ngƣời hƣớng đến những giá trị tốt đẹp.

Thứ ba, về phƣơng pháp giáo dục: Các nhà Nho sớm đƣa ra đƣợc nhiều quan điểm tiến bộ về phƣơng pháp giáo dục nhƣ: Phƣơng pháp kết hợp học đi đôi với hành (lời nói kết hợp với việc làm, thực hành điều đã học và đem tri thức của mình vận dụng vào trong cuộc sống): “Ngƣời quân tử trƣớc học văn chƣơng (nhƣ Kinh Thi, Kinh Thƣ) nhằm mở rộng tri thức của mình; kế đó, ngƣời nƣơng theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy nết mình; nhờ vậy mà khỏi trái đạo lý” [8, 95];

Phƣơng pháp coi trọng tinh thần tự giác, sự nỗ lực của ngƣời học: Kẻ nào chẳng phấn phát lên để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông đƣợc. Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho đƣợc. Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhƣng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn ba góc kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa [8, tr. 101].

Phƣơng pháp “Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ” (ngƣời nào ôn lại

những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, ngƣời đó có thể làm thầy thiên hạ) [8, tr. 134]; phƣơng pháp nêu gƣơng: Theo Khổng Tử, ngoài học thầy, học trong sách vở còn học cả trong cuộc sống “Ba ngƣời cùng đi, tất có ngƣời làm thầy; lựa cái hay của ngƣời này mà học, xét cái quấy của ngƣời kia mà tự sửa mình” [8, tr. 176].

Có thể nói, Nho giáo đã đƣa ra những phƣơng pháp rất cụ thể, thiết thực nhằm giúp cho học trò có thể lĩnh hội đƣợc tri thức, không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Nó cũng làm cho những nội dung của tƣ tƣởng giáo dục đạo đức trở nên phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với không chỉ ngƣời học và còn với cả ngƣời thầy, mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động giáo dục.

Thứ tư, về vai trò và vị trí của ngƣời thầy trong quá trình giáo dục: Theo quan điểm của Nho giáo, ngƣời thầy là ngƣời hƣớng dẫn cho học trò tự học. Quá trình dạy và học là quá trình trao đổi giữa thầy và trò, giúp cho học trò có kiến thức, chủ động để có thể ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Cũng theo các nhà Nho, ngƣời thầy không chỉ có kiến thức cao thâm để dạy học trò mà muốn trò giỏi, ngƣời thầy cần phải có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt đẹp để làm gƣơng cho học trò noi theo. Nhân cách của ngƣời thầy có sức thuyết phục mạnh mẽ với ngƣời học, ngƣời học sẽ nhìn vào tấm gƣơng là ngƣời thầy mà tin rằng những điều thầy giảng dạy chính là chân lý, là những điều đúng đắn, tốt đẹp. Nhƣ vậy, theo quan điểm của Nho giáo, ngƣời thầy đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Ngƣời thầy không chỉ có vai trò định hƣớng cho học trò mà còn giúp cho học trò có thể bỏ ác, tích thiện, hƣớng đến những giá trị tốt đẹp của đạo đức, nhân cách. Do đó, có thể nói, để việc giáo dục thật sự có hiệu quả không thể thiếu vai trò của ngƣời thầy.

Nho giáo đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo con ngƣời. Nho giáo cho rằng, giáo hóa con ngƣời là một trong những nhiệm vụ cơ bản của nhà cầm quyền và cũng là phƣơng tiện hữu hiệu để đƣa xã hội từ “Loạn lạc” thành “Thái bình, thịnh trị”. Tƣ tƣởng giáo dục của Nho giáo đã chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý, đã trở thành công cụ hữu hiệu của nhiều triều đại lịch sử trong việc giáo hóa dân chúng để giữ gìn trật tự xã hội.

Có thể nói, những tƣ tƣởng về đạo đức, lối sống đặc biệt là về giáo dục của Nho học Việt Nam nói chung và Nho học thời Nguyễn nói riêng đã để lại những giá trị vô cùng to lớn góp phần xây dựng cốt cách tâm hồn Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 101 - 105)