Phƣơng pháp dạy và học trong nền giáo dục đạo đức Nho giáo thờ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 78 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Phƣơng pháp dạy và học trong nền giáo dục đạo đức Nho giáo thờ

giáo thời Nguyễn

Chịu ảnh hƣởng của phƣơng pháp dạy học “Thuật nhi bất tác” của Nho giáo, phƣơng pháp dạy học và thi cử thời Nguyễn là học thuộc lòng và lặp lại những nội dung, những lời nói đã đƣợc học, đƣợc dạy trong các sách nhập môn, sách kinh điển của Nho giáo. Vì vậy ngƣời học trƣớc khi nói lại, trình bày lại một vấn đề nào đó trong sách Nho giáo thƣờng có câu “Cổ nhân nói rằng…” hay “Thánh nhân nói rằng…” và sau đó dẫn ra lời dạy của các bậc thánh nhân. Phƣơng pháp dạy và học bắt buộc học trò phải học thuộc lòng. Nhƣng cũng chính vì vậy mà dần dần cho đến khi trƣởng thành, thì càng thấu hiểu hơn. Trong khi thi, yêu cầu thí sinh phải làm đúng cách, từ hình thức đến nội dung không đƣợc tự ý luận bàn, thêm bớt những nội dung kinh điển, mà thí sinh phải đúng yêu cầu và nội dung bài thi mà làm.

Chính vì vậy trong các kỳ thi, việc làm bài giống hệt nhau (trùng kiến) là điều không tránh khỏi. Những trƣờng hợp này không bị phê bình mà còn đƣợc xem là đúng và rất dễ đạt. Ngƣời đi học còn phải tự nghiên cứu sách vở để làm bài dƣới sự hƣớng dẫn giảng dạy của thầy. Các giám sinh ở Quốc Tử Giám phải tự đọc sách và nghiên cứu nhiều, mỗi tháng chỉ có hai kỳ giảng sách học trò tề tựu ở sân trƣờng nghe thầy giảng giải các kinh truyện, sách vở của Nho giáo.

Các trƣờng Nho học thời Nguyễn bộc lộ khuynh hƣớng trở về với phƣơng pháp chính học truyền thống, nhằm làm cho ngƣời học thấm nhuần

sâu sắc những lời dạy của thành hiền trong “Tứ thư, Ngũ kinh”. Đó là lối học

sao chép cách của ngƣời xƣa (phép tiên vƣơng) là lối học “Thuật nhi bất tác” (kể lại mà không sáng tạo gì thêm). Học thì phải hành, làm đúng những điều đã học một cách nghiêm túc để “Sửa mình cho đúng lễ” (khắc kỷ phục lễ).

Hình thức các bài làm thƣờng gò bó trong những quy tắc chặt chẽ về bằng trắc, niêm luật, về đối câu, đối chữ, khi đi thi phải tuân thủ những trƣờng quy phiền phức nhƣ kiêng húy trong dùng chữ, trong cách viết… Đối với trẻ

em, khi mới bắt đầu đi học, phải học những câu trong Tam tự kinh nhƣ “Thiên

tích thông minh, thánh phù công dụng” và tiếp theo đó là câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện; tính tƣơng cận, tập tƣơng viễn” tức là những quan điểm triết học, đạo đức học và giáo dục học cơ bản của Nho giáo. Những học sinh trên dƣới 10 tuổi khó mà hiểu rõ những câu nhƣ: “Trời cho thông minh, thánh giúp công dùng” và “Ngƣời chƣng mới, tính vốn lành, tính tƣơng cận, tập

tƣơng viễn” mà không giải thích gì thêm. Đến khoảng 12 tuổi trở lên thì học

Tứ thƣ, Ngũ kinh, với những câu trong sách Đại học nhƣ: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức…” thì tình hình nhận thức của học sinh cũng chƣa có gì khác, học sinh chỉ việc ê a học thuộc lòng.

Tuy cách học nhƣ vậy nhƣng học trên dƣới 10 năm thì học sinh không những nhớ mà cũng hiểu đƣợc và có thể làm bài, và thậm chí có những ngƣời có tầm hiểu biết rộng và uyên bác đƣợc thể hiện qua rất nhiều bài thơ, bài phú, bài bình luận. Lúc đầu có thể chỉ là học thuộc lòng nhƣng học lâu rồi cuối cùng cũng hiểu ra khi học đi học lại, học thêm, làm đi làm lại, nghe bạn nghe thầy.

Bàn về phƣơng pháp học tập, Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) đã viết

trong Tứ thư trích giảng của mình nhƣ sau:

Học giả nên trƣớc hết rộng tìm những điều đã ghi trong kinh sách nhƣ lời cũ, việc làm xƣa, cùng mọi vật mọi việc mà không đọc kỹ không thể nhận ra, nhƣ thế gọi là học. Rồi các động, tĩnh, nói, làm nhận thấy việc này là thiện hợp với đạo lý (việc kia là bất thiện, trái với đạo lý), luôn luôn đem so sánh chất lƣợng

chính với cổ nhân và không bao giờ quên sự xét mình, nhƣ thế gọi là tập [75, tr. 37].

Phƣơng pháp học tập cổ truyền này có thể nói đã đƣợc các sỹ tử Việt Nam (và Trung Quốc) sử dụng hàng nghìn năm về cơ bản không có gì thay đổi. Hạn chế lớn nhất phƣơng pháp dạy và học trên là nếu chỉ nhằm vào khoa cử, ngƣời học sẽ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thiếu tinh thần sáng tạo. Song cũng có một số ngƣời đã thực hiện lời dạy của Khổng Tử “Học nhi bất tƣ tắc võng” (nghĩa là chỉ có học mà không có suy thì sẽ mắc lừa, chỉ có suy tƣởng mà không đọc sách thì sẽ thiếu lòng tin) để quyết đi đến nguồn gốc của đạo lý. Chính sự cần cù, tự học này đã khiến học trở thành những con ngƣời uyên bác, những nhân tài của đất nƣớc trong mỗi thời kỳ lịch sử.

Nhƣ vậy, phƣơng pháp học tập của giáo dục đạo đức Nho giáo, có thể khái quát nhƣ sau: “Từ chƣơng, khoa cử”. Từ chƣơng là sự học mang tinh thần: “Thuật nhi bất tác” (chỉ thuật lại mà không có sáng tạo gì thêm). Do đó, phƣơng pháp học tập chủ yếu của Nho học thời Nguyễn là học thuộc kinh nghĩa, văn sách, thơ phú cốt để đi thi, lối học từ chƣơng đã dẫn đến việc chỉ học thuộc theo lối tầm chƣơng, trích cú, kinh viện và tuyệt đối hóa lời thánh nhân mà không dám thay đổi, sáng tạo bất cứ điều gì. Trên thực tế, những Nho sỹ có tinh thần phóng khoáng với những kiến giải riêng thƣờng bị coi là phạm húy, nhẹ là bị đánh trƣợt, nặng là tù tội. Điển hình nhƣ Cao Bá Quát, mặc dù ông đựơc nhân dân tôn vinh là: “Thánh Quát”, ngay cả vua Tự Đức cũng phải thừa nhận: “Văn nhƣ Siêu, Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đƣờng”. Song trong con mắt của triều đình nhà Nguyễn, ông chỉ là kẻ nổi loạn ngang tàng, bất trung, bất hiếu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 78 - 81)