GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO THỜI NGUYỄN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO THỜI NGUYỄN

truyền thống dân tộc

Khác với các nhà nƣớc quân chủ quý tộc trƣớc đó nhƣ Lý - Trần dùng ngƣời thân là chủ yếu, nhà nƣớc quân chủ quan liêu thời Nguyễn dùng giáo dục đạo đức và khoa cử Nho giáo làm phƣơng tiện chủ yếu để đào tạo ngƣời hiền tài làm cơ sở cho việc tuyển chọn quan lại. Cùng với đào tạo qua khoa cử, phƣơng thức tiến cử đƣợc bảo lƣu nhƣ một phƣơng thức tuyển dụng hiệu quả. Mặc dù, chính sách giáo dục đạo đức của nhà Nguyễn tuy không tránh khỏi những hạn chế, song có mặt tích cực đáng đƣợc tìm hiểu, tiếp nhận một cách chọn lọc về nhận thức, vai trò, vị trí của giáo dục, về tổ chức học tập, thi cử, phát triển ngƣời thầy. Chế độ giáo dục đạo đức và khoa cử thời Nguyễn đã tạo nên một tầng lớp sỹ tử tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc; hình thành một nhân cách trí thức - những ngƣời có đủ năng lực và phẩm chất để cống hiến cho dân tộc trƣớc những biến động và thức thách của thời cuộc.

Giáo dục đạo đức Nho giáo góp phần đào tạo và rèn luyện những con ngƣời có khí tiết thanh cao trong mọi hoàn cảnh, có lòng dũng cảm, tinh thần xả thân vì nghĩa. Khi bàn về giáo dục và đào tạo con ngƣời, Nguyễn Trãi cho rằng, không chỉ đào tạo ngƣời ra làm quan, mà còn để mở mang dân trí, giúp trở thành ngƣời lao động có kiến thức. Các nhà giáo dục khác cũng đề cao việc học, “Nhờ học mà ngƣời dại cũng hóa khôn, không học thì khôn không bằng dại”.

Vua Minh Mạng cho rằng ngƣời hiền tài là trụ cột của quốc gia, bởi vậy quốc gia chỉ quý ngƣời hiền tài là trên hết, hơn cả ngọc ngà châu báu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung). Trong 21 năm làm vua, ông đã 4 lần ban chiếu cầu ngƣời hiền và năm nào cũng đề nghị các quan tiến cử. Việc cất nhắc, tiến cử phải chí công vô tƣ không dùng những viên quan vô học, hoặc thật thà chất phác nhƣng tri thức lại nghèo nàn, vì nếu đề cử họ, do ít học nên không rõ luật lệ, lỡ khi xử sai thì pháp luật khó dung nhƣ vậy chẳng khác gì làm hại họ.

Vì vậy cũng nhƣ các triều đại phong kiến trƣớc, đều tập trung hết sức vào việc tổ chức, quản lý và nắm chắc phƣơng thức thi cử (thi Hƣơng, thi Hội, thi Đình; các học vị Tú tài, Cử nhân ở thi Hƣơng, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sỹ, Phó bảng ở thi Hội và thi Đình). Do vậy, chính sách cơ bản là “Cần tài, tôn hiền, sử năng”, “Chiêu hiền đãi sỹ” là thu phục bậc hiền tài, trọng đãi trí thức.

Mục đích của nền giáo dục đạo đức thời Nguyễn đào tạo ngƣời quân tử có khả năng “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” phục vụ đắc lực cho bộ máy cai trị. Nền giáo dục đạo đức phong kiến coi trọng luân lý, lễ nghĩa, góp phần cơ bản xây dựng nền tảng đạo đức xã hội, đóng vai trò tích cực trong lịch sử Việt Nam, nhờ đó mà có xã hội đạo đức tốt đẹp, gia đình có sự yên ổn. Thông qua việc tạo lập một hệ thống giáo dục và thi cử với xu hƣớng ngày càng chính quy và chặt chẽ, Nho học thời Nguyễn góp phần không nhỏ đối với văn hiến của nƣớc nhà, n thống nhất chế độ giáo dục và thi cử Nho học chính quy trên phạm vi cả nƣớc, đồng thời, thay đổi hệ thống học vị.

Khách quan mà nói, Nho học thời Nguyễn vẫn còn là phƣơng tiện thể hiện lòng yêu nƣớc, thƣơng nòi của các nhà Nho yêu nƣớc thƣơng dân, vẫn còn là một yếu tố của truyền thống mà qua đấy nhà Nho yêu nƣớc có thể kích thích đƣợc tinh thần quật cƣờng của dân tộc. Thơ văn yêu nƣớc mang sắc thái

Nho của các nhà tƣ tƣởng nhƣ Phan Đình Phùng, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Phạm Văn Nghị,... đã sục sôi một tinh thần chiến đấu cứu nƣớc, một sức truyền cảm và lôi cuốn to lớn. Tự Đức có tác phẩm “Luận ngữ thích nghĩa ca”, hay Lý Văn Phúc có tác phẩm “Nhị thập tứ hiếu diễn ca”, nhằm giáo dục con ngƣời phải sống có nhân nghĩa đạo đức, phải trung và hiếu. Với tinh thần tôn sƣ trọng đạo, vai trò của ngƣời thầy rất đƣợc đề cao và tôn trọng. Có thể nói rằng, truyền thống giáo dục yêu nƣớc, hiếu học, coi trọng ngƣời dạy và ngƣời có học giúp con ngƣời trở nên hoàn thiện hơn trong nhận thức về xã hội, cách ứng xử trong các quan hệ xã hội giữa ngƣời với ngƣời. Để có một nhà nƣớc mạnh mẽ và trƣờng tồn thì việc đào tạo và sử dụng đội ngũ quan lại là một vấn đề cực kỳ quan trọng.

Nho giáo đƣợc du nhập vào Việt Nam và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong khoảng thời gian đó, lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tƣ tƣởng khác nhƣ Phật giáo, Đạo giáo. Đã có thời kỳ Phật giáo giữ vai trò chính yếu, nhƣng nhìn chung càng về sau Nho giáo càng chiếm ƣu thế và trở thành công cụ tƣ tƣởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu, do đƣợc các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng có mục đích, cho nên Nho giáo có ảnh hƣởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, tƣ tƣởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam và ngày nay ảnh hƣởng của nó vẫn còn sâu đậm.

Đức nhân, nghĩa của Nho giáo đã làm cho con ngƣời có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lƣợng với nhau. Đức lễ, với hệ thống các quy định chặt chẽ đã giúp con ngƣời có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép. Xét trên phƣơng diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cƣơng của xã hội. Ngày nay chúng ta có

thể kế thừa. Nho giáo quan niệm trong nƣớc cần phải có pháp lễ (luật pháp)

Điều này đã tạo cho con ngƣời nếp sống trên kính dƣới nhƣờng. Tƣ tƣởng chính danh giúp cho con ngƣời xác định đƣợc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.

Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dƣỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức ngƣời cầm quyền (những ngƣời có chức, quyền). Ở đây Nho giáo đã nhận thức đƣợc một thực tế là những ngƣời trong bộ máy nhà nƣớc mà mất đạo đức thì không thể cai trị đƣợc nhân dân. Cho nên đạo đức là một phƣơng tiện để tranh thủ đƣợc lòng dân. Theo Nho giáo, đạo đức ngƣời cầm quyền có ảnh hƣởng lớn đến sự hƣng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên ngƣời cầm quyền phải “Tu thân” để làm tấm gƣơng cho ngƣời dƣới. Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp ngƣời sống có đạo đức. Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gƣơng sáng ngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, ngƣời làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng ngƣời, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua quan. Thiết nghĩ, ngày nay tƣ tƣởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Ngƣời cán bộ trong bộ máy nhà nƣớc phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu, kính phục. Nho giáo coi những ngƣời làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện đƣợc đƣờng lối đức trị, ngƣời cầm quyền phải luôn “Tu, tề, trị, bình”.

Tóm lại, nền giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo thời Nguyễn đã đào tạo nên những kẻ sỹ, bậc đại trƣợng phu, ngƣời quân tử là những mẫu ngƣời lý tƣởng. Do vậy, đối với truyền thống Việt Nam thì đạo đức nhân nghĩa, tinh thần nhân ái là một trong những động lực cho con ngƣời và dân tộc Việt Nam vƣợt qua muôn vàn thử thách khắc nghiệt của thiên

nhiên cũng nhƣ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lƣợc trong lịch sử dựng và giữ nƣớc của dân tộc.

3.1.2. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn góp phần tạo ra tầng lớp trí thức - Nho sỹ yêu nƣớc, các anh hùng, danh nhân văn hóa thức - Nho sỹ yêu nƣớc, các anh hùng, danh nhân văn hóa

Nho học thời Nguyễn là giai đoạn cuối cùng của Nho học Việt Nam. Nếu nhƣ Nho học Việt Nam trong một số triều đại trƣớc ít nhiều có tính chất tích cực nhƣng lỗi thời. Vì lỗi thời, nên Nho học triều Nguyễn đã thất bại trong việc ổn định trật tự xã hội và thất bại hoàn toàn trƣớc thử thách của lịch sử. Tuy nhiên nền giáo dục Nho giáo triều Nguyễn cũng chứa đựng những giá trị tích cực cũng nhƣ những hạn chế nhất định.

Giáo dục đạo đức Nho giáo thời Nguyễn là một bộ phận trong nền giáo dục phong kiến Việt Nam, nó có ảnh hƣởng không nhỏ đến nền giáo dục phong kiến, những ảnh hƣởng tích cực không ngừng đƣợc phát triển và phát huy vai trò to lớn trong việc ổn định và phát triển đời sống xã hội thời bấy giờ. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn vừa là công cụ để đào tạo nguồn nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc; đào tạo những con ngƣời có khả năng “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đồng thời là công cụ để truyền bá đạo làm ngƣời trong nhân dân. Do vậy, triều Nguyễn đã đƣa ra hàng loạt những đãi ngộ vật chất cũng nhƣ tinh thần đều nhằm mục đích thu hút ngƣời tài. Tuy nhiên, với mục đích trên, thực tế cho thấy triều Nguyễn chỉ chú trọng đến đào tạo ngƣời ra làm quan mà xem nhẹ yếu tố khoa học kỹ thuật - đào tạo những con ngƣời để sản xuất vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục thời Nguyễn coi Nho giáo là công cụ truyền bá đạo làm ngƣời nên nó ảnh hƣởng đến lý tƣởng của các nhà Nho. Đó là nếu gặp thời thì ra làm quan để giúp vua trị quốc, bình thiên hạ, còn ngƣợc lại nếu trắc trở thì lui về dạy học truyền bá đạo thánh hiền.

Ngoài ra, nội dung và phƣơng pháp giáo dục đạo đức thời Nguyễn có những điểm tích cực cũng nhƣ hạn chế nhất định. Với nội dung giáo dục là “Dạy đạo làm ngƣời”, nó phản ánh trách nhiệm của con ngƣời với bản thân, gia đình và xã hội, đặt con ngƣời trong mối quan hệ với xã hội. Từ đó, toát lên tinh thần khoan dung, con ngƣời sống có trách nhiệm với nhau, đề cao tƣ tƣởng tôn sƣ trọng đạo “Nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ”, tinh thần hiếu học, hiếu nghĩa…, tạo ra những Nho sỹ với phẩm chất “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Về phƣơng pháp giáo dục tạo ra lối học từ chƣơng, sáo rỗng, giảng dạy theo phƣơng pháp kinh viện, giáo điều, hoàn toàn tin tƣởng tuyệt đối vào những lời dạy của thánh hiền. Phƣơng pháp học này hoàn toàn phù hợp với nội dung của Nho giáo và yêu cầu của chế độ phong kiến song hạn chế của phƣơng pháp này là không rèn luyện đƣợc lối suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

Giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo thời Nguyễn đã để lại trong các thế hệ học sinh nhà trƣờng phong kiến nhiều truyền thống tốt đẹp: Hiếu học, tôn sƣ trọng đạo, liêm chính và lòng trắc ẩn. Song nền giáo dục ấy cũng đã tạo ra những lớp ngƣời bảo thủ, xa rời thực tế, lạc hậu trƣớc thời cuộc, trƣớc những biến cố đang từng ngày từng giờ đe doạ sự mất còn của dân tộc. Mặc dù còn những hạn chế lịch sử song nền giáo dục triều Nguyễn vẫn luôn là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Nền giáo dục ấy đã để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nƣớc.

Giáo dục Nho học chủ yếu là giáo dục đạo đức, vì vậy nền giáo dục ấy đã tạo ra xã hội có đạo đức, tạo ra mẫu ngƣời cần thiết cho xã hội, đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Trong thời Nguyễn, nhiều nhân tài đã đóng vai trò

quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc về mọi mặt. Điều này thể

bộ sử đƣợc biên soạn công phu nhƣ Khâm định Việt sử thông giám cƣơng mục, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ… có giá trị cả về mặt tƣ liệu và tƣ tƣởng của một thời đại.

Phƣơng châm giáo dục là đi từ gốc, tức là rèn luyện phẩm chất đạo đức, dạy đạo làm ngƣời. Với phƣơng châm: Tiên học lễ, hậu học văn, nền giáo dục Nho học Việt Nam trƣớc hết đề cao những phẩm chất đạo đức làm ngƣời, sau đó mới dạy kiến thức Nho học (văn chƣơng) phục vụ cho thi cử. Nền giáo dục ấy đã đóng góp không nhỏ vào việc củng cố những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua những chặng đƣờng lịch sử, nâng nó lên thành những tƣ tƣởng ổn định, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc, nâng nó lên thành những tƣ tƣởng ổn đinh, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc, tạo nên một sức mạnh to lớn để suốt một ngàn năm giữ vững độc lập và chiến thắng mọi kẻ xâm lƣợc “Ngƣời ta cũng đã biết rằng những truyền thống tốt đẹp của Nho học, nếu đƣợc hiểu trên lập trƣờng mới, lập trƣờng khoa học và cách mạng, thì sẽ là động lực thúc đẩy xã hội và con ngƣời” [75, tr. 86].

Giáo dục đạo đức dƣới ảnh hƣởng của Nho giáo thời Nguyễn đã tạo nên những tri thức làm quan và những thầy thuốc, thầy giáo có tƣ tƣởng rất gần dân (là những nhà trí thức của nhân dân). Chính vì vậy, cuối thế kỷ XIX có không ít những nhà Nho yêu nƣớc mà tên tuổi còn lƣu lại trong sử sách cho ngàn đời với tinh thần quật cƣờng, anh dũng chống giặc ngoại xâm nhƣ: Nguyễn Hữu Huân, Tống Duy Tân, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Đình Chiểu…

Sự tồn tại của Nho học ngày nay không phải chỉ là do điều kiện khách quan tạo nên mà còn do ý thức chủ quan, do sự tự giác của con ngƣời ở trong và ngoài khu vực thấy cần thiết phải phát huy tính tích cực của Nho học. Con ngƣời bình thƣờng hiện nay tuy mức sống vật chất cao hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn, đa dạng hơn trƣớc nhiều, song đối mặt với xã hội hiện đại,

vẫn còn một bộ phận đông đảo nhớ tới tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của Nho giáo.

Hiện nay, nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội, triết học, xã hội học, văn hoá học của cả phƣơng Đông và phƣơng Tây đều nhận thấy tầm quan trọng của Nho học nói chung và đạo đức trong đó nói riêng. Thậm chí nhiều ngƣời còn cho rằng nó cũng có giá trị đối với cả phƣơng Tây. Có nhà triết học phƣơng Tây ở Hội nghị triết học thế giới lần thứ 19 tổ chức ở Matxcơva năm 1994 còn nêu lên rằng cần phải phổ biến Nho học cho phƣơng Tây ở thế kỷ sau. Tiếp theo đó, tại Hội nghị quốc tế về Nho học diễn ra ở Bắc Kinh tháng 10 năm 1994 với chủ đề “Giá trị Nho học và thế kỷ XXI”, nhiều nhà nghiên cứu quốc tế và Trung Quốc đều nêu lên tầm quan trọng của các giá trị đạo đức trong Nho học đối với thế kỷ tới.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 91)