Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn mang tính chất độc tôn Nho học

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 109 - 114)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Giáo dục đạo đứcthời Nguyễn mang tính chất độc tôn Nho học

sáo mòn, rập khuôn. Sự bất cập của nền giáo dục Việt Nam bộc lộ trong nội dung giảng dạy (chỉ nhấn mạnh đạo lý thánh hiền, không quan tâm tìm hiểu thế giới khách quan, xa rời thực tế), trong mục tiêu giáo dục (đào tạo đội ngũ quan lại phục vụ cho triều đình), trong tài liệu phục vụ cho dạy và học (ít về chủng loại và số lƣợng), trong những quy chế ngặt nghèo phi lý của việc học và thi (quy định chữ viết, kiêng huý). Cũng giống nhƣ các triều đại trƣớc, về nội dung dạy, học và thi trong nền giáo dục Nho học thời Nguyễn chủ yếu là Nho giáo, tri thức của đội ngũ quan lại, nhân tài cũng chỉ xoay quay các kinh sách của Nho giáo và với mục đích là nhằm phục vụ vƣơng quyền, bảo vệ ngai vàng, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, xem nhẹ việc đào tạo con ngƣời để đáp ứng với quá trình sản xuất vật chất cho xã hội. Do đó, đã tạo ra những con ngƣời phi thực tế, cản trở sự phát triển của xã hội

Tính chất phản động của nó là ở chỗ giáo dục con ngƣời toàn tâm toàn ý phục vụ cho chế độ vƣơng quyền, đối lập với những quyền lợi chính đáng của nhân dân, hạn chế sự tự do phát triển mọi cá tính và tài năng [80, tr. 237].

3.2.2. Giáo dục đạo đức thời Nguyễn mang tính chất độc tôn Nho học học

Việc độc tôn Nho học dẫn tới tồn tại lối học cử nghiệp, đi sâu vào con đƣờng hƣ văn, xa thực tế, chỉ tập trung giáo dục đạo đức mà không quan tâm đến giáo dục về khoa học, kỹ thuật, cho nên không thể tạo ra đƣợc những con

ngƣời hoàn thiện, không có khả năng để vƣơn tới khi đất nƣớc đứng trƣớc những bƣớc ngoặt lịch sử đòi hỏi phải phát triển lên một thời đại mới.

Chính việc học và làm theo những lời dạy của các bậc thánh hiền một cách máy móc nên đã tạo ra một lớp ngƣời không có óc sáng tạo. Những ngƣời đi học tiếp thu những tri thức Nho học ấy một cách thụ động, giáo điều, phƣơng thức học và thi thì cốt ở thuộc lòng đã không chỉ hạn chế những yếu tố tích cực của Nho học mà còn tạo nên thế hệ học trò không có tính sáng tạo. Ngƣời học không thể hiện đƣợc mình mà phải tuân theo những khuôn mẫu tƣ duy, văn phong cũ…

Các vua quan triều Nguyễn không phải không nhận ra thực tế đó, song hầu nhƣ chƣa đƣa ra đƣợc một chính sách, biện pháp giáo dục nào để có thể

làm thay đổi đƣợc nền giáo dục khoa cử Nho giáo đó. Kinh điển nho gia đƣợc

quan niệm nhƣ khuôn vàng thƣớc ngọc vẫn là nội dung của giáo dục khoa cử thời Nguyễn. Đó là học thuyết đào tạo ngƣời quân tử - mẫu hình của loại ngƣời “Trị ngƣời” với phƣơng châm “Tu, tề, trị, bình” (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Với mục tiêu trên thì con ngƣời đƣợc xem là trung tâm của xã hội, gia đình là nền tảng của nƣớc nhà, thiên hạ đã dẫn đến việc đề cao tu dƣỡng và rèn luyện cá nhân, coi con ngƣời là con ngƣời xã hội. Chất lƣợng giáo dục là “Văn hay, chữ tốt” để truyền tải đạo lý thánh hiền, từ đó tạo ra những loại văn chƣơng phù phiếm, sáo rỗng. Chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến lý tƣởng của các nhà Nho, bởi lẽ nếu gặp thời thì ra làm quan để giúp vua trị quốc, bình thiên hạ, nếu trắc trở thì lui về dạy học để truyền bá đạo thánh hiền. Mặc dù, việc học tập dƣới triều Nguyễn đƣợc mở từ tỉnh đến huyện, xã nhƣng lại là những kiến thức lỗi thời từ hàng trăm năm trƣớc. Các Nho sỹ lặp đi lặp lại những giáo điều cũ kỹ từ xƣa, không phát huy đƣợc những giá trị đạo đức và những phẩm chất tinh thần lâu đời của dân tộc. Kiến thức của ngƣời đƣơng thời từ vua quan cho đến các tầng lớp trí thức chỉ đƣợc

đóng khung trong các sách kinh điển của Nho học. Các Nho sỹ chỉ thuộc những chuyện ngày xƣa mà không hiểu đƣợc chuyện ngày nay, họ hoàn toàn xã lạ với những thành tựu to lớn mà nhân loại đã đạt đƣợc trên mọi lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, công nghiệp, thƣơng nghiệp, quân sự, giao thông… Trong giáo dục khoa cử, do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, giống nhƣ các triều đại phong kiến trƣớc, dƣới triều Nguyễn, ngƣời phụ nữ không đƣợc tham gia vào khoa cử Nho học. Để bào chữa cho hành vi bảo thủ, các nhà Nho triều Nguyễn không những coi thƣờng, mà còn lên án khoa học và công nghệ phƣơng Tây. Có ngƣời nói: “Máy móc chỉ khéo tổ làm nhọc tâm” (Tự Đức), có ngƣời cho rằng: “Làm ra máy móc để đãng trí ngƣời trên” (Vũ Phạm Khải), có ngƣời còn nói rõ: “Hƣng quốc không phải là học kỹ thuật phƣơng Tây” (Nguyễn Xuân Ôn). Họ dắm đuối với cổ học: “Giàu của ta là nhân, nghĩa, lễ, trí” (Lý Văn Phức), “Sống chết ở nhân, cốt lõi ở nhân” (Nguyễn Đức Đạt)… Những con ngƣời ấy và lý thuyết ấy đã kìm hãm sự phát triển xã hội, làm cho khuynh hƣớng cải cách đất nƣớc theo chiều hƣớng tƣ bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lúc bấy giờ không có điều kiện thực hiện. Kết cục là không bao lâu, Việt Nam rơi vào sự thống tị của thực dân Pháp.

Tƣ tƣởng “Trọng nông, ức thƣơng”, coi nghề nông là gốc (nông vi bản), công thƣơng là ngọn (công thƣơng vi mạt) hay tƣ tƣởng coi trọng ngƣời thân tộc làm lớn, chính sách đối ngoại thì “Bế quan tỏa cảng” từ chối khoa học kỹ thuật phƣơng Tây. Vua Tự Đức nói: “Nhiều nhà suy tôn phƣơng pháp khoa học thái Tây. Nhƣng theo các lập thuyết của phƣơng Tây, thì không có ngũ hành tƣơng sinh tƣơng khắc, nhƣ vậy cái học của họ đã trái lý và bất hợp pháp với cổ nhân rồi, thử hỏi còn lấy gì mà suy tôn học nữa”; hay “Hƣng quốc không phải là học kỹ thuật phƣơng Tây”. Những chính sách ấy đã đi ngƣợc với lợi ích của nhân dân và sự tiến hóa của lịch sử, kìm hãm sự phát triển của đất nƣớc, không bao lâu sau đất nƣớc Việt Nam rơi vào ách thống trị

của thực dân Pháp. Sang đầu thế kỷ XX, với xã hội Việt Nam, Nho học chỉ còn là di sản của quá khứ.

Các hoạt động khảo cứu Nho học triều Nguyễn không phải để phát triển Nho giáo mà để khẳng định sự tin tƣởng, trung thành tuyệt đối của ngƣời học đối với Nho gia. Triều Nguyễn tái độc tôn Nho học dẫn tới tồn tại lối học cử nghiệp, đi sâu vào con đƣờng hƣ văn, xa thực tế. Giáo dục Nho học không quan tâm đến tri thức khoa học, tri thức kinh tế. Đối với xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX thì điều đó cũng cho thấy, giáo dục Nho giáo nói riêng và Nho giáo nói chung, là một sự cản trở bƣớc phát triển của đất nƣớc, làm cho đất nƣớc ngày một lạc hậu và tất yếu dẫn đến mất nƣớc khi thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam.

Cũng do ảnh hƣởng của Nho giáo với tƣ cách là hệ tƣ tƣởng thống trị, giáo dục đạo đức Nho học đã góp phần tạo ra những con ngƣời tự cao, tự mãn, luôn cho rằng mình biết hết việc đời xƣa, thông tỏ trời đất. Điều đó thực sự nguy hiểm khi có những biến cố lớn xảy ra mà họ chƣa từng đƣợc học tới, họ hoàn toàn thụ động trƣớc thực tại mới. Khoa bảng chịu ảnh hƣởng của Nho giáo, mặc dù xét về phƣơng diện giáo dục, trong học tập, thi cử đã chú trọng tới thực học, coi trọng cả tri và hành, có cố gắng vận dụng vốn học tập vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của đất nƣớc. Nhƣng nền giáo dục đạo đức thời Nguyễn chủ trƣơng đào luyện con ngƣời nhân đức, nhất mực trung thành với vua (đại diện cho quốc gia), chứ không gợi mở những đột phá sáng tạo. Tất cả những thay đổi và bổ sung lớn nhỏ trong nền giáo dục chỉ nhằm hoàn thiện các quy chế thi cử và cách thức tổ chức mạng lƣới trƣờng học chứ không đụng chạm gì đến cấu trúc của hệ thống giáo dục, nội dung cơ bản và phƣơng pháp cơ bản của nền giáo dục đó, nên chúng ta thấy nền giáo dục phong kiến ở Việt Nam kéo dài cả nghìn năm mà không trải qua một cuộc cải cách nào.

Nhƣng Nho giáo Việt Nam dù có lý do để tồn tại và phát triển thì cũng vẫn gắn liền với giai cấp phong kiến địa chủ trong nƣớc và là công cụ thống trị và tƣ tƣởng của giai cấp đó. Mà giai cấp địa chủ tuy có một vai trò nhất định nhƣng vẫn là giai cấp bóc lột nhân dân. Và bất cứ một giai cấp bóc lột nào ngay cả khi đang lên cũng mang theo những vết bùn nhơ và bàn tay vấy máu của những ngƣời lao động. Cho nên Nho giáo với tƣ cách là vũ khí của giai cấp phong kiến Việt Nam dù cho có không ít điểm tích cực thì tác dụng tích cực đó cũng còn rất hạn chế. Thực ra ngay ở thời kỳ thịnh trị của nó, Nho giáo cũng đã có những mặt tiêu cực nghiêm trọng và chứa đựng khả năng suy yếu sau này, cụ thể:

Nho giáo ở Việt Nam khi chiếm ở vị trí độc tôn thì đã làm cho chủ nghĩa giáo điều và bệnh khuôn sáo phát triển mạnh trong lĩnh vực tƣ tƣởng và trong địa hạt giáo dục khoa học. Các quan lại, sỹ phu, đều lấy thánh kinh, hiền truyện của Nho giáo làm khuôn vàng thƣớc ngọc cho mọi ngƣời suy nghĩ và hành động của mình, lấy xã hội thời Nghiêu Thuấn làm khuôn mẫu cho mọi tình trạng xã hội; lấy những sự tích và điều phạm trong Kinh, Thƣ, Kinh Xuân Thu làm tiêu chuẩn để bình giá mọi sự việc. Bệnh giáo điều và khuôn sáo này đã ăn sâu vào trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật nhất là trong văn học và sử học khiến cho sự sáng tạo trong các lĩnh vực này bị dập vào những cái khuôn sẵn có. Đó là một căn bệnh đã xuất hiện ngay từ khi Nho sỹ phải mài dũa văn chƣơng để tiến vào con đƣờng cử nghiệp. Cho nên khi xã hội phong kiến rối loạn, vấn đề số phận và yêu cầu giải phóng con ngƣời đƣợc đặt ra thì Nho giáo trở thành bất lực, không giải đáp đƣợc vấn đề ấy vì nó đã sớm từ bỏ con đƣờng phát triển tƣ duy trừu tƣợng. Hơn nữa, một khi chiếm vị trí độc tôn thì lễ chế của Nho giáo đặc biệt phát triển mạnh. Khi đó nó bắt đầu đè nặng lên con ngƣời và bóp nghẹt nếp sống giản dị, những quan hệ xã hội trong

sáng, những tình cảm tự nhiên và chân thực của suy sụp cùng với xã hội phong kiến thì nó trở nên phản động, cổ hủ và lạc hậu.

Sự thịnh trị của Nho giáo còn khuyến khích mọi ngƣời nhất là các thành phần trí thức đi sâu vào việc học hành, thi cử, dƣơng danh với thiên hạ. Vì vậy mà trong thực tế, Nho giáo đã làm cho những ngƣời gia nhập tầng lớp Nho sỹ này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, chỉ biết đề cao đạo tƣ thân và đạo tự nƣớc chứ không hề đếm xỉa đến các tri thức về khoa học tự nhiên cũng nhƣ về các ngành sản xuất và lƣu thông.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ảnh hưởng của nho giáo đến giáo dục đạo đức thời nguyễn (Trang 109 - 114)