Nội dung quản lý thuế là những hoạt động mà cơ quan Thuế phải thực hiện trong quá trình quản lý người nộp thuế nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp.
Đối tượng nộp thuế vốn rất đa dạng. Đó có thể là cá nhân, là hộ gia đình hoặc là một tổ chức kinh tế. Với mỗi đối tượng nộp thuế khác nhau thì quản lý thuế cũng có nét khác biệt nhất định. Tuy nhiên, những nội dung chủ yếu của quản lý thuế mà nước ta và các nước trên thế giới đều triển khai thực hiện cho các đối tượng nộp thuế khác nhau gồm: (1)Đăng ký thuế, cấp mã số thuế; (2)Khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; (3)Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; (4)Thanh tra, kiểm tra thuế; (6)Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
Sơ đồ 1.1 : Quy trình QLT theo cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp thuế
1.2.4.1. Đăng ký thuế, cấp mã số thuế
Đăng ký thuế là việc NNT kê khai những thông tin của NNT theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo các qui định của pháp luật.
Đăng ký thuế, cấp mã số thuế là khâu đầu tiên, quan trọng trong quản lý thuế. Quản lý tốt người nộp thuế sẽ giám sát, theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế của Người nộp thuế, đảm bảo thu thuế đúng luật định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, từ đó giúp cơ quan Thuế có cơ sở để hoạch định các nguồn thu cho NSNN. Mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập cho đến khi chấm dứt tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà đối tượng đó phải nộp, kể cả trường hợp doanh nghiệp kê khai nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động SXKD trên các địa bàn khác nhau. Các doanh nghiệp làm thủ tục hồ sơ đăng ký thuế được cơ quan
Thuế, Sở kế khoạch và đầu tư cấp “Gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế”.
1.2.4.2. Khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế
- Khai thuế: Là việc NNT trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT cho cơ quan quản lý Thuế theo mẫu và phương thức nhất định; Cơ quan thuế tiếp nhận tờ khai, kiểm tra tờ khai phát hiện các lỗi kê khai sai để hướng dẫn doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời, xác định nghĩa vụ thuế theo kê khai của doanh nghiệp; Doanh nghiệp khai thuế dựa trên nguyên tắc khai chính xác, trung thực, đầy đủ nội dung trong tờ khai theo mẫu quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu trong hồ sơ khai thuế; Doanh nghiệp được khai bổ sung hồ sơ khai thuế nếu phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót nhưng phải trước khi cơ quan Thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp.
- Nộp thuế: NNT theo phương pháp kê khai thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Số thuế phải nộp căn cứ vào tờ khai đã được chấp nhận. Đồng tiền nộp thuế là VND. Nếu nộp bằng ngoại tệ thì ngoại tệ đó phải là loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và được quy đổi ra VND. NNT có thể nộp thuế bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Hoàn thuế: Các doanh nghiệp có số thuế nộp thừa, số thuế chưa được khầu trừ hết đủ điều kiện được hoàn thuế theo quy định thì lập giấy đề nghị hoàn trả khoản khu NSNN gửi về cơ quan Thuế để đề nghị hoàn thuế. Cơ quan quản lý Thuế trực tiếp thực hiện xác định trường hợp được hoàn thuế, cách thức xử lý và hình thức hoàn thuế, xác định số tiền thuế được hoàn và thủ tục hoàn thuế.
1.2.4.3. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
- Tuyên truyền: Là hình thức truyền bá thông tin về thuế thông qua nhiều hình thức nhằm mục đích tạo ra sự quan tâm và nhận thức đúng đắn của NNT đối với nghĩa vụ của mình.
- Hỗ trợ: Là tập hợp các biện pháp giúp cho NNT có thể thực hiện nghĩa vụ thuế (kê khai, nộp thuế) của mình một các nhanh chóng, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí hành chính.
Cơ quan Thuế thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Qua đó mọi thành viên trong xã hội đều hiểu biết về thuế, thực hiện luật thuế và lên án những hành vi vi phạm pháp luật thuế, hỗ trợ cơ quan Thuế trong quản lý thuế. Mặt khác cơ quan Thuế cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp sát với yêu cầu, đặc điểm của từng nhóm người nộp thuế với những nội dung, hình thức phù hợp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhanh nhất và đầy đủ nhất, nhằm hỗ trợ tối đa để doanh nghiệp hiểu biết pháp luật thuế và kê khai, nộp thuế đúng quy định của pháp luật thuế.
1.2.4.4. Thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Bên cạnh việc tôn trọng kết quả tự tính, tự khai tự nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan Thuế thực hiện các biện pháp giám sát hiệu quả vừa đảm bảo khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện, vừa đảm bảo phát hiện ngăn ngừa các trường hợp vi phạm pháp luật thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ.
Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan Thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm bảo đảm pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có xu hướng tìm mọi cách để giảm gánh nặng thuế của mình, chính vì thế chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu trong quản lý thuế theo chức năng.
Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế: Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào, để đảm bảo cho những mục tiêu đề ra đạt được hiệu quả tốt nhất, thì nhất thiết phải tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra và nó là một trong những chức năng hoạt động quản lý. Nếu không có kiểm tra, thanh tra thì không có quản lý tốt, hay nói một cách khác quản lý sẽ mất đi một chức năng thiết yếu và không thể mang lại hiệu quả. Kiểm tra, thanh tra là sự xe xét để làm rõ những hiện tượng, những vụ việc đúng, sai trong quá trình quản lý, trong những vụ việc, hành vi của người thừa hành nhiệm vụ trong công tác quản lý; Kiểm tra, thanh tra là một hoạt động không thể thiếu, nhằm phản hồi nhu cầu thông tin của công tác quản lý, đồng thời uốn nắn kịp thời và điều chỉnh chính sách, pháp luật chưa hợp lý, tránh xơ cứng rập khuôn, máy móc, dẫn đến sự quản lý trì trệ, góp phần làm bộ máy trong sạch, đơn vị vững mạnh và phát triển; Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đòi hỏi phải từng bước đổi mới cơ chế quản lý, trong đó có công tác kiểm tra, thanh tra với tư cách là động lực của sự phát triển. Chính vì vậy công tác kiểm tra, thanh tra giúp cho cơ quan quản lý nhận biết và đánh giá được quá trình đổi mới để từ đó điều chỉnh, nâng cao nội dung và chất lượng điều hành công tác quản lý ngày một hoàn thiện; Như vậy, công tác kiểm tra, thanh tra gắn với hoạt động quản lý. Mục đích của
kiểm tra, thanh tra là bảo đảm để cơ quan quản lý thi hành pháp luật nghiêm, đồng thời phát hiện những vi phạm trong quản lý, vi phạm pháp luật. Khi phát hiện những sai phạm không phải chỉ truy cứu trách nhiệm mà cần chủ động xem xét, phát hiện những nhân tố mới, những tư duy sáng tạo trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật.
- Thanh tra thuế: chỉ được tiến hành đối với trường hợp doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, khi doanh nghiệp có dấu hiệu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế chỉ được tiến hành thanh tra khi có căn cứ xác định doanh nghiệp khai thiếu thuế, trốn thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Thanh tra thuế được thực hiện trên kế hoạch thanh tra, việc lập kế hoạch thanh tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về doanh nghiệp. Kế hoach thanh tra bao gồm các nội dung chủ yếu là đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế được thanh tra, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra, hình thức thanh tra. Nếu xét theo thời gian có thanh tra đột xuất và thanh tra theo kế hoạch, xét theo phạm vi có thanh tra toàn diện và thanh tra có trọng điểm.
- Kiểm tra thuế
Kiểm tra tại cơ quan Thuế: Kiểm tra việc ghi chép phảm ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế; kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn giảm, số tiền thuế được hoàn...
Kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế: Được thực hiện trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp (còn gọi là kiểm tra từ hồ sơ khai thuế); Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với trường hợp qua phân tích, đánh
giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật (còn gọi là kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm); Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định (còn gọi là kiểm tra hoàn thuế); Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định (còn gọi là kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề); Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với người nộp thuế chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (còn gọi là kiểm tra khác).
1.2.4.5. Thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
Giám sát chặt trẽ việc thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế của doanh nghiệp có biện pháp đôn đốc kịp thời doanh nghiệp nộp thuế vào NSNN theo quy định của Luật Quản lý thuế; Theo dõi số thuế nợ đọng của từng doanh nghiệp, phân loại nợ thuế, xác định nguyên nhân của từng khoản nợ, lập kế hoạch thu nợ. Thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với các trường hợp: người nộp thuế nợ tiền thuế tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế; người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế; người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn; Cưỡng chế nợ thuế được thực hiện lần lượt các biện pháp sau: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; Thu hồi
giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.