Bài học về quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 46 - 50)

Cục Thuế TP.Đà Nẵng

Là địa phương giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; dịch vụ thương mại, thông tin và truyền thông, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, y tế đều phát triển với tốc độ cao, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế; tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển ngày càng được phát huy. Tuy nhiên, thu ngân sách vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng do phần lớn doanh nghiệp thành phố có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chưa hình thành được những ngành hàng, sản phẩm, doanh nghiệp chủ lực, có quy mô lớn, bên cạnh đó còn do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp NQD tại Cục Thuế TP. Đà Nẵng. Do vậy, để công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả Cục Thuế TP. Đà Nẵng cần nghiên cứu công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp NQD của các Cục Thuế có

điểm tương đồng về quy mô thu ngân sách, đặc thù nguồn thu (kinh doanh du lịch, kinh doanh bất động sản) của các Cục Thuế như Cục Thuế TP.Hà Nôi; Cục Thuế TP. HCM; Cục Thuế Quảng Ninh; Cục Thuế Quảng Nam và các địa phương khác trên cả nước để có những giải pháp quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Tp. Đà Nẵng.

Qua nghiên cứu cách thức quản lý thuế của các Cục Thuế như Cục Thuế TP.Hà Nôi; Cục Thuế TP. HCM; Cục Thuế Quảng Ninh; Cục Thuế Quảng Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm tham khảo cho công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp NQD của các Cục Thuế Tp. Đà Nẵng.

Thứ nhất,về công tuyên truyền hỗ trợ NNT cần triển khai nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong công tác quản lý thuế, hỗ trợ NNT, luôn chú trọng tuyên truyền về chính sách thuế cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp như Cục Thuế Quảng Nam.

Thứ hai, về công tác kê khai, kế toán thuế: Cần tiếp tục cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử,... để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế như Cục Thuế TP. Hà Nội. Chú trọng đến tính chân thật trong kinh doanh của người nộp thuế thông qua việc cần thiết phải khai báo đúng các thông tin của người nộp thuế cho cơ quan thuế để phục vụ thuận lợi hơn trong việc kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh, doanh nghiệp xây dựng cơ bản vãng lai; lĩnh vực kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ lưu trú, ăn uống trọng điểm trên từng địa bàn Cục Thuế Quảng Nam.

Thứ ba, về công tác thanh tra và kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các gian lận của người nộp thuế. Do đó, cơ quan thuế cần đầu tư cho hai công tác này về cả nguồn nhân

lực thực hiện lẫn máy móc, trang thiết bị hỗ trợ cho việc thi hành công vụ của các cán bộ thanh, kiểm tra. Trong khi chưa có nguồn nhân lực chất lượng cao cần nghiên cứu giải pháp lựa chọn thanh tra kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện chuyên đề theo từng ngành, lĩnh vực đang nổi trội hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn đối lượng thanh tra như Cục Thuế TP. HCM, Cục Thuế Quảng Nam.

Thứ tư, về công tác nợ thuế: thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Pháp luật thuế, triển khai dịch vụ nhắn tin đến số điện thoại di động của giám đốc doanh nghiệp; phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường để thu nợ thuế khi cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy phép và đề nghị cấp có thẩm quyền thu hồi Giấy phép như Cục Thuế Quảng Ninh.Rà soát danh sách các DN còn nợ thuế lớn kéo dài, lập biên bản yêu cầu DN cam kết về thời gian nộp tiền thuế nợ vào NSNN, giao chỉ tiêu thu nợ cho từng phòng, từng chi cục và từng công chức làm công tác quản lý nợ như Cục Thuế TP. HCM.

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Chương I đã trình bày khá rõ nét khung lý luận về:

Thuế đối với DN ngoài quốc doanh bao gồm khái niệm về thuế, bản chất chức năng của thuế, vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường, các loại thuế DN NQD phải nộp.

Quản lý thuế đối với DN NQD bao gồm: Khái niệm về quản lý thuế, mục tiêu quản lý thuế, sự cần thiết phải quản lý thuế, nguyên tắc quản lý thuế, nội dung quản lý thuế.

Kinh nghiệm quản lý thuế đối với DN NQD của một số Cục thuế và bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế TP. Đà Nẵng.

Với khung lý luận lý thuyết về thuế và quản lý thuế đối với DN NQD tại chương 1 sẽ là những luận cứ quan trọng để so sánh, đối chiếu, nhận xét, đánh giá thực trạng trong chương 2 và đề xuất giải pháp trong chương 3.

2CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 46 - 50)