Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 41 - 43)

quốc doanh

Thứ nhất, cơ chế chính sách của Nhà nước: Trong quá trình vận động của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong xã hội luôn luôn nảy sinh những vấn đề mới, do đó hệ thống chính sách cũng phải có sự điều chỉnh bổ sung để phù hợp, tạo điều kiện cho việc tăng trưởng và phát triển được ổn định, đúng định hướng của Nhà nước như đánh thuế cao đối với những ngành nghề kinh doanh hạn chế phát triển, ưu đái đầu tư đối với những mặt hàng thiết yếu hoặc xuất khẩu, gia hạn, miễn giảm từng thời kỳ nhất định mà quá trình sửa đổi bổ sung chính sách phải mất một thời gian nhất định để chính saxhs đi vào cuộc sống.

Mức độ ổn định của chính sách: Trong trường hợp chính sách thuế thay đổi quá nhiều sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế, xác định số thuế phải nộp.

Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đồng thời phải đồng bộ với quy định chung của hệ thống luật quốc tế do vậy việc hình thành những sắc thuế mới, việc bổ sung, chính sách thuế đã và đang thực hiện là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tần suất thay đổi quá nhiều cùng với công tác tuyên thường chậm trễ làm cho doanh nghiệp thực sự khó khăn trong việc cập nhật chính sách vì vậy trong một số trường hợp doanh nghiệp vô tình thực hiện không đúng quy định.

Thứ hai, tính rõ ràng trong luật thuế: Những quy định về thuế phải đơn giản, dễ hiểu. Ngược lại sẽ làm tăng cơ hội cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh lợi dụng kẽ hở để lách luật hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện

nghĩa vụ thuế. Thực tế ở nước ta còn một số chính sách thuế chưa bao quát hết các nguồn thu hoặc đi sau thực tiễn.

Thứ ba, các nhân tố thuộc người nộp thuế: Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn nhỏ, khả năng huy động vốn bên ngoài còn hạn chế do không đủ điều kiện tiếp cận thị trường vốn hoặc không có năng lực tự huy động. Các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh dịch vụ, du lịch, bất động sản nên phụ thuộc nhiều vào tình hình thế giới cung như trong nước; Phần lớn doanh nghiệp trong tỉnh có doanh thu thấp, tỷ lệ tăng trưởng không cao, ít doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn; TP chưa có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế mũi nhọn, do đó sự đột phá trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách gặp nhiều khó khăn; Trình độ công nghệ thông tin còn yếu, khả năng hiểu biết chính sách pháp luật chưa cao, nhất là đội ngũ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế và chiếm đoạt tiền thuế. Tình trạng nợ đọng, chây ì nộp thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn ra ở các địa bàn khác nhau.

Thứ tư, các nhân tố khác: Hệ thống bảng biểu quá nhiều và thủ tục còn rườm rà. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế và công tác phối hợp của các cơ quan chưa cao, hạn chế rất nhiều đến quản lý thuế.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ thuế còn hạn chế. Còn có cán bộ thuế thông đồng với doanh nghiệp để trốn thuế. Tổ chức, bố trí cán bộ thuế ở một số bộ phận chức năng chưa phù hợp.

Thủ tục hành chính ở một số bộ phận chức năng còn phức tạp, rườm rà gây ách tắc, chậm trễ, tạo tâm lý không hài lòng cho người nộp thuế và ảnh hưởng đến quản lý thu thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế thành phố đà nẵng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)