thuế thành phố Đà Nẵng
2.4.2.1. Công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục thuế TP. Đà Nẵng
* Công tác đăng ký, cấp mã số thuế:
Thực hiện Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế, từ năm 2006 cơ quan Thuế trực tiếp cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về đăng ký doanh nghiệp; Các doanh nghiệp không thành lập theo Luật doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhưng chưa được quy định tại Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thực hiện đăng ký thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư Số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế.
Đến hết năm 2019 trên địa bàn tỉnh TP. Đà Nẵng đã có 22.580 doanh nghiệp đang kinh doanh. Trong đó, loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 77,8%, công ty cổ phần chiếm 15,4%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 6,8%. Số lượng doanh nghiệp tăng hàng năm khoảng 14-15%.
Công tác Quản lý đăng ký mã số thuế, quản lý thông tin người nộp thuế đã được giám sát chặt chẽ, thực hiện đầy đủ đúng quy định theo Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế và Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về đăng ký thuế; Cơ quan thuế đã phối hợp tốt với Sở KHĐT TP. Đà Nẵng trong công tác đăng ký quản lý thông tin doanh nghiệp theo Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 23/2/2016 về việc Hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa hệ thống thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế giữa Bộ Kế hoạch - đầu tư và Bộ Tài chính; Hàng tháng Phòng Kê khai và kế toán phối hợp các Phòng, các Chi cục thuế duy trì công tác báo cáo tình hình quản lý người nộp thuế trên địa bàn, qua đó đã xác định rõ trạng thái hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, nâng cao được công tác quản lý các doanh nghiệp sau đăng thành lập một cách hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát dữ liệu của Cơ quan Thuế, đối chiếu thực tế về số NNT được cấp MST, tình trạng NNT, số liệu về NNT ngừng, nghỉ, bỏ trốn, mất tích…; đối chiếu số DN, số hộ kinh doanh đang quản lý trên ứng dụng quản lý thuế với số thực tế đang quản lý tại các Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế, các Chi Cục Thuế, xác định rõ nguyên nhân chênh lệch để có biện pháp xử lý cụ thể nhằm phản ánh đúng số NNT đang quản lý, tăng cường công tác quản lý, chống thất thu về đối tượng nộp thuế, chống thất thu thuế; Rà soát thông tin NNT trên ứng dụng, phối hợp với bộ phận thanh, kiểm tra đôn đốc NNT bổ sung thông tin thay đổi gửi CQT để cập nhật kịp thời thông tin trên hệ thống quản lý; Kịp thời đóng mã số thuế của các DN sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản, đảm bảo thông tin doanh nghiệp được cập nhật thường xuyên; Thông báo các đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh không khai báo với cơ quan thuế; Tiếp tục phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư vận hành tốt hệ thống cấp mã số thuế tự động để tạo mã số doanh nghiệp và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp qua Hệ thống trao đổi thông tin giữa Cơ quan thuế và Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Biểu đồ 2.2 : Số lƣợng DN đăng ký thuế giai đoạn 2015-2019
Biểu đồ 2.3 : Tốc độ tăng doanh nghiệp NQD giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: Báo cáo TK02-A ban hành theo QĐ số: 996/QĐ-BTC)
2.4.2.2. Công tác kê khai và kế toán thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế TP. Đà Nẵng
* Công tác kê khai thuế
- Tình hình nộp hồ sơ khai thuế: Doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, căn cứ vào chính sách thuế, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD để xác định số thuế phải nộp, các ưu đãi miễn, giảm thuế, để kê khai vào hồ sơ khai thuế gửi về cơ quan Thuế quản lý trực tiếp. Cơ quan quản lý thuế chuyển sang thực hiện các chức năng chủ yếu là: Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giúp người nộp thuế thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
Để giảm bớt các thủ tục hành chính trong việc nộp hồ sơ khai thuế, theo Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, kể từ ngày 01/07/2013 tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải kê khai thuế qua mạng.
Đến hết 31/12/2019, 100% doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng; tỷ lệ số tiền nộp tiền nộp thuế điện tử 98,1% (mã 10 số). Qua 6 năm hoạt động, hình thức kê khai này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế như: Doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc khi in ấn, đi lại, nộp tờ khai trực tiếp; cơ quan thuế giải phóng nhận sự nhận tờ khai của doanh nghiệp; người kê khai có thể nộp tờ khai 24/7 không hạn chế thời gian; hệ thống kê khai thuế qua mạng xử lý dữ liệu tự động, tránh xảy ra sai sót, thất lạc, lưu trữ lâu dài.
Đối với thuế TNDN: Thực hiện Thông tư 151/2014/TT-BTC, kể từ ngày 15/11/2014: căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Nếu tổng số thuế TNDN tạm nộp thấp hơn thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp và số thuế phải nộp theo quyết toán.
- Kết quả nộp tờ khai từ năm 2015-2019 như sau:
Bảng 2.2 : Tình hình nộp tờ khai thuế GTGT khai thuế 2015-2019
ĐVT: Lượt tờ
Năm Tờ khai phải nộp
Tờ khai đã nộp Tờ khai nộp đúng hạn Số lƣợng Tỷ lệ tờ khai đã nộp Số lƣợng Tỷ lệ tờ khai đã nộp 2015 123.591 122.197 98,8 120.840 98,89 2016 124.269 122.404 98,5 121.057 98,90 2017 124.940 123.190 98,6 123.103 99,93 2018 125.657 124.023 98,7 123.923 99,92 2019 126.456 123.926 98,00 123.888 99,97 Cộng 624.823 616.740 98,70 612.811 99,36
Bảng 2.3 : Tình hình nộp tờ khai thuế TTĐB khai thuế 2015-2019
ĐVT: Lượt tờ
Năm Tờ khai phải nộp
Tờ khai đã nộp Tờ khai nộp đúng hạn Số lƣợng Tỷ lệ tờ khai đã nộp Số lƣợng Tỷ lệ tờ khai đã nộp 2015 1.789 1.739 97,20 1.713 98,50 2016 1.873 1.825 97,40 1.799 98,60 2017 1.961 1.916 97,70 1.893 98,80 2018 2.053 2.008 97,80 2.005 99,85 2019 2.150 2.107 98,00 2.105 99,90 Cộng 9.827 9.595 97,64 9.515 99,17
(Nguồn: báo cáo TKT14-A ban hành theo QĐ số: 996/QĐ-BTC)
Bảng 2.4 : Tình hình nộp tờ khai thuế TN khai thuế 2015-2019
ĐVT: Lượt tờ
Năm Tờ khai phải nộp
Tờ khai đã nộp Tờ khai nộp đúng hạn Số lƣợng Tỷ lệ tờ khai đã nộp Số lƣợng Tỷ lệ tờ khai đã nộp 2015 1.080 1.051 97,30 1.046 99,50 2016 1.131 1.102 97,40 1.097 99,60 2017 1.184 1.156 97,60 1.153 99,75 2018 1.240 1.212 97,80 1.210 99,80 2019 1.298 1.271 97,90 1.270 99,98 Cộng 5.933 5.791 97,61 5.776 99,74
(Nguồn: báo cáo TKT14-A ban hành theo QĐ số: 996/QĐ-BTC)
*Công tác quản lý kê khai thuế: Ngành Thuế Đà Nẵng luôn xác định công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và phục vụ công tác quản lý thu ngân sách được chặt chẽ, đúng đối tượng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế đồng thời tăng cường công tác giám sát, đôn đốc việc kê khai thuế nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành, kê khai sát với kết quả kinh doanh và thời gian chấp hành theo quy định của
Luật Quản lý thuế, cụ thể: Thực hiện nhận, nhập tờ khai, quyết định đầy đủ, kịp thời vào ứng dụng, xử lý các tờ khai lỗi tồn trên trục truyền tin, lỗi không hạch toán được vào hệ thống TMS, rà soát, đối chiếu, điều chỉnh dữ liệu nợ sai trên ứng dụng. Tham mưu cho lãnh đạo cơ quan xử lý đối với các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế theo quy định. Thực hiện đôn đốc những doanh nghiệp nộp chậm tờ khai, nhắc nộp tờ khai đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Chủ động thực hiện tiếp nhận xử lý các chứng từ, tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định, nhập dữ liệu, hạch toán, ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài
liệu có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Thường xuyên chỉ
đạo đôn đốc nộp, xử phạt VPHC do chậm nộp tờ khai; qua đó, công tác kê khai thuế của NNT được kịp thời, hiệu quả. Việc kiểm soát số liệu kê khai của doanh nghiệp được tốt hơn, hạn chế được nhiều tờ khai bị lỗi nhận vào ứng dụng TMS.
Với nỗ lực trong công tác quản lý kê khai thuế, nên quả nộp tờ khai thuế giai đoạn 2015-2019 cho thấy việc kê khai thuế của doanh nghiệp đã chủ động hơn, tỷ tệ tờ khai đã nộp tăng dần qua các năm, tỷ lệ tờ khai đã nộp so với tờ khai phải nộp đều đạt trên 97%; tỷ lệ tờ khai nộp đúng hạn đạt trên 99%. Tuy nhiên vẫn còn một số ít tờ khai không nộp, hoặc nộp không đúng hạn nguyên nhân chính chủ yếu do: Một số doanh nghiệp mới đăng ký thuế nhưng thực tế chưa đi vào hoạt động SXKD nên không nộp; hoặc có đăng ký thuế nhưng đã bỏ trốn, mất tích; hoặc đến kỳ kê khai nhưng vắng người đại diện pháp luật; Một số doanh nghiệp không nộp tờ khai do đang trong thời gian làm các thủ tục giải thể, phá sản, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; Sự hiểu biết về pháp luật thuế của một số doanh nghiệp còn hạn chế, không nắm bắt được quy định về thời hạn kê khai thuế, phương pháp kê khai, các nội dung trong tờ khai thuế; Ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số
doanh nghiệp chưa tốt, cố tình không nộp, nộp chậm, khai sai để giảm nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó việc xử lý của cơ quan Thuế đối với các trường hợp này chưa kiên quyết như việc đôn đốc nhắc nhở, mời làm việc hoặc lập biên bản vi phạm hành chính.
* Công tác kế toán thuế: Kế toán thu nội được thực hiện theo Thông tư 324/2016/TT-BTC quy định hệ thống mục lục NSNN. Cơ quan thuế thường xuyên phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện kịp thời việc nhận, cập nhận dữ liệu thu NSNN, Phối hợp với Kho bạc thực hiện trao đổi thông tin hàng ngày, cập nhật đầy đủ, kịp thời dữ liệu kê khai thuế, nộp thuế, đảm bảo số liệu được cập nhật chính xác, kịp thời vào hệ thống quản lý thuế; Cùng với việc rà soát số liệu thu nộp thuế của các DN, bộ phận kế toán thu đã chủ động rà soát kịp thời các chứng từ thiếu thông tin để bổ sung hạch toán đúng số thu cho từng doanh nghiệp, chủ động hướng dẫn các DN nộp đúng mục lục NSNN, phối hợp với KBNN điều chỉnh kịp thời sai sót để giảm số nợ không chính xác; các vướng mắc trong quá trình thu ngân sách được xử lý, trao đổi thông qua hộp thư nội bộ ngành nên kịp thời tháo gỡ được những vướng mắc. Hệ thống báo cáo kế toán, thống kê được thực hiện theo quy định tại quyết định 259/QĐ- TCT ngày 17/3/2006 và các công văn hướng dẫn sửa đổi bổ sung. Trong đó, báo cáo BC3A-CT (báo cáo thu nội địa hàng tháng) và báo cáo BC3B-CT (báo cáo quyết toán thu NSNN hàng năm) là báo cáo tổng hợp toàn bộ dữ liệu thu ngân sách theo mục lục ngân sách, theo khoản theo và theo khu vực kinh tế.
Biều đồ 2.4 : Thu NSNN DN NQD giai đoạn 2015-2019
(Nguồn: báo cáo BC3B hàng năm của Cục Thuế TP. Đà Nẵng)
Số liệu Biểu đồ 2.4 cho thấy, Thuế GTGT, Thuế TNDN là 02 loại thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (khoảng 96,8%), do vậy việc quản lý hai sắc thuế này cần được quan tâm, chú trọng qua việc kiểm soát doanh thu hàng năm như sau:
* Đối với sắc thuế GTGT: Do thuế GTGT là một sắc thuế gián thu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu của doanh nghiệp NQD, do vậy, đòi hỏi công tác quản lý thuế đối với sắc thuế này hết sức chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến thất thu lớn cho NSNN thông qua việc gian lận trong khâu kê khai khấu trừ thuế đầu vào làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng hoàn thuế. Các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hàng tháng nộp tờ khai thuế và nộp thuế phát sinh vào NSNN, nếu kê khai có sai sót các doanh nghiệp được kê khai bổ sung điều chỉnh, hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; Hết năm các doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ quyết toán thuế GTGT năm.
Để giảm nguy cơ thất thu thuế GTGT thì cần quản lý tốt doanh thu hàng hóa, dịch vụ, việc quản lý tốt doanh thu không những nhằm mục đích quản lý tốt thuế GTGT mà còn quản lý tốt các loại thuế khác. Đây là nhân tố quyết định đến hiệu quả của quá trình thu thuế GTGT cũng như thuế TNDN.
Bảng 2.5: Doanh thu hàng hóa bán ra chịu thuế GTGT của các DN NQD giai đoạn 2015-2019 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Doanh thu HHDV bán ra chịu thuế GTGT 299.440 353.640 421.540 507.950 619.700 Tốc độ tăng doanh thu
các năm 119,6% 118,1% 119,2% 120,5% 122,0% 2 Thuế GTGT đã nộp
NSNN 1.827 2.100 2.480 2.950 3.540
+ Thuế GTGT hàng hóa
chịu thuế suất 5% 237 273 322 384 460
+ Thuế GTGT hàng hóa
chịu thuế suất 10% 1.589 1.827 2.158 2.567 3.080
Tốc độ tăng thuế các
năm 116,0 115,0 118,1 119,0 120,0
3 Tỷ lệ thuế nộp trên
doanh thu 6,1% 5,9% 5,9% 5,8% 5,7%
(Nguồn: Sổ thuế GTGT hàng năm của Cục Thuế TP. Đà Nẵng)
Với kết quả thể hiện trong Bảng 2.5 nêu trên, cho thấy số thu từ thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2015-2019 chiều hướng tăng dần qua các năm, năm 2015 tốc độ tăng thuế GTGT là 16% thì đến 2019 tốc độ này tăng 20%; tỷ lệ thuế nộp trên doanh thu hàng hóa bán ra chịu thuế GTGT giảm nhẹ, năm 2015 tỷ lệ nộp thuế là 6,1%, đến năm 2019 tỷ lệ này còn 5,7%; tộc độ tăng thu từ thuế GTGT hàng năm không tương ứng với tốc
độ tăng doanh thu hàng hóa bán ra chịu thuế GTGT. Do vậy,việc quản lý sắc thuế này cần phải được quan tâm, chú trọng trong thời gian tới.
* Đối với sắc thuế TNDN: Các hoạt động SXKD đem lại doanh thu và được công nhận là hợp pháp đều phải xuất hóa đơn cho người mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, bước đầu quản lý thuế GTGT tạo tiền đề cho việc quản lý thuế