Triển khai thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 65)

2.2.4.1. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Hệ thống văn bản như sau:

Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND ngày 6/12/2016 về Ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao của tỉnh Tuyên Quang.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản triển khai thực hiện chính sách còn chung chung chưa cụ thể gây khó khăn cho việc quá trình thực thi chính sách, khiến nội dung chính sách đi và đời sống chưa toàn diện. Việc tuyển dụng, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực ngành y tế là một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến những ưu đãi đối với đối tượng thụ hưởng chính sách. Nếu quy định không rõ ràng sẽ tạo ra nguy cơ xuất hiện một số tiêu cực trong tuyển dụng, sử dụng công chức khiến chủ trương và mục tiêu chính sách trở nên không minh bạch; tính thống nhất trong thực hiện chính sách không cao, mỗi phòng ban đơn vị có thể hiểu và áp dụng chính sách khác nhau.

2.2.4.2. Về triển khai các biện pháp thực hiện chính sách

Các biện pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đề ra trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đều được Sở Y tế triển khai một cách nghiêm túc. Hệ thống biện pháp tập trung vào các nội dung: tuyển dụng, sửa dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Sở Nội vụ, Sở Y tế và các ban ngành của tỉnh đã tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phân công phối hợp thực hiện chính sách, tạo nên chuyển biến tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang.

2.2.4.3. Chính sách quy hoạch nguồn nhân lực y tế

Phát triển nguồn nhân lực y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang là một bộ phận không thể tách rời trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung, có tính chiến lược lâu dài và thường xuyên,

liên tục gắn liền với việc bố trí, sử dụng; Phát triển nhân lực y tế phải đặt trong mối quan hệ hài hòa với phát triển nguồn nhân lực của các ngành, các cấp và địa phương.

Phát triển nguồn nhân lực y tế phải xuất phát từ thực tiễn gắn với việc thực hiện chiến lược phát triển toàn ngành đến năm 2030 là khâu đột phá phát triển ngành y tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân và chủ động hội nhập quốc tế. Phát triển nhân lực y tế bảo đảm phát huy tối đa thế mạnh của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; bảo đảm cân đối, hài hóa giữa các vùng, miền trong toàn quốc; phải bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực công chức, viên chức ngành y tế hiện có, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Kế hoạch quy hoạch nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2021 - 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó nêu rõ các nhóm giải pháp để thực hiện kế hoạch, bao gồm: nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhấn mạnh tới chính sách tuyển dụng và chế độ phụ cấp để thu hút và duy trì nguồn nhân lực y tế; nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, nhấn mạnh việc phát triển các cơ sở đào tạo và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo và nhóm giải pháp về cơ sở vật chất và tài chính.

Để quy hoạch nguồn nhân lực y tế một cách hiệu quả thì cần phải phát triển nguồn nhân lực y tế đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và có cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn và Chiến lược phát triển y tế đến năm 2030. Không những thế nhân lực y tế còn cần phải được đào tạo (đào tạo lại, đào tạo mới và đào tạo nâng cao) có phẩm chất, năng lực phục vụ sự nghiệp phát triển ngành, thúc đẩy quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.2.4.4. Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực

Những năm qua, chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm quan tâm chỉ đạo. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh đã đề ra nhiều chính sách nhằm tuyển dụng những cán bộ có trình độ, năng lực, bổ sung cho nguồn nhân lực y tế ở tất cả các tuyến và cơ sở trong toàn tỉnh.

Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực ở trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới, bảo đảm đúng quy trình, quy định của pháp luật. Việc tuyển dụng, quản lý cán bộ trong ngành có nhiều chuyển biến tích cực. Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực y tế đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và cơ cấu cán bộ tư pháp, đảm bảo các tuyến hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác tuyển dụng, quản lý nguồn nhân lực y tế vẫn còn những hạn chế, bất cập như:

Việc tuyển dụng chưa gắn với quy hoạch nguồn nhân lực, chưa dựa trên nhu cầu thật sự của cơ quan chuyên môn theo nguyên tắc “việc cần người”. Vẫn còn có thái độ chủ quan, cảm tính hoặc bị áp lực bởi mối quan hệ riêng tư trong tuyển dụng.

Do nhu cầu công việc phải kịp thời bổ sung công chức, viên chức cho các phòng chuyên môn, nên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành hợp đồng lao động cho một số vị trí công việc. Khi Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tổ chức thi tuyển, Sở y tế chủ yếu gửi những người đang trong diện hợp đồng lao động (từ năm 2010 mới tiếp nhận hồ sơ từ nguồn bên ngoài nhưng số lượng không nhiều) tham gia thi tuyển. Vì vậy, tính cạnh tranh chưa cao, tỷ lệ số dư chỉ từ 05 đến 06 người cho mỗi vị trí việc làm.

Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch hóa nguồn nhân lực hàng năm ở phòng chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức; nhiều bộ phận chưa xác định được vị trí công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ, người thực hiện và trình độ kỹ năng cần có để tuyển dụng, lựa chọn phù hợp.

Công tác tham mưu về tuyển dụng công chức còn yếu. Từ khâu xác định nhu cầu cần tuyển đến việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng chỉ mang tính tổng hợp lại từ đề nghị của các phòng chuyên môn, chưa xem xét kỹ lưỡng vị trí đó có cần thiết hay không và tiêu chuẩn ở vị trí đó đã ph hợp hay chưa để tham mưu cho lãnh đạo Sở một cách tốt nhất.

Thời gian thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng ngắn; công tác tuyên truyền, phổ biến về hoạt động tuyển dụng trong xã hội chưa sâu rộng... nên chưa thu hút được nhiều người đăng ký tham gia dự tuyển.

Việc xét duyệt hồ sơ sơ tuyển công chức, viên chức chưa thật sự kỹ càng, còn nặng về hình thức, chú trọng nhiều về bằng cấp.

Việc triển khai thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Sở y tế với mức hỗ trợ cho người được thu hút về là khoảng 21 triệu/người. Mức hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức trình độ thạc sĩ được UBND tỉnh hỗ trợ 25 triệu đồng/người và Sở y tế hỗ trợ 5 triệu đồng/người; tiến sĩ được UBND tỉnh hỗ trợ 40 triệu đồng/người và Sở y tế tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ 10 triệu đồng/người. Từ mức hỗ trợ cho một người được tỉnh thu hút về công tác tại tỉnh và cán bộ công nhân viên được tỉnh cử đi đào tạo cho thấy chi phí ngân sách của tỉnh bỏ ra tương xứng với mức hỗ trợ cho các đối tượng được thụ hưởng có trình độ chuyên môn cao.

2.2.4.5. Chính sách sử dụng nguồn nhân lực y tế

Để thực hiện mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý và phân bổ cân đối, trong những năm gần đây UBND tỉnh Tuyên Quang và Bộ Y tế đã ban hành nhiều chính sách về bố trí, sử dụng đối với cán bộ y tế.

Các chế độ phụ cấp đã và đang có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống và việc làm của phần lớn viên chức, người lao động trong toàn Bệnh viện. Có khoảng 90% số viên chức và người lao động được phỏng vấn có thu

nhập hàng tháng chủ yếu là từ lương và phụ cấp, hơn 1/2 số này (50%) chỉ có lương và phụ cấp, không có bất kỳ một khoản thu nhập tăng thêm nào. Tuy vậy, các chế độ chính sách của Nhà nước vẫn chưa đảm bảo đời sống của viên chức và người lao động. Theo kết quả điều tra, tới 73,5% viên chức, người lao động cho rằng, thu nhập hàng tháng tại cơ quan chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống. Có khoảng 1/4 (24,2 %) số cán bộ đã nhận xét, thu nhập như hiện nay là không phù hợp so với những nhu cầu của cuộc sống. Do thu nhập tại hầu hết các đơn vị trong bệnh viện còn thấp nên có gần 1/3 số cán bộ đã phải làm thêm ngoài giờ trong số này chỉ có 42% làm thêm bằng chuyên môn, 58% còn lại phải làm cả những việc ngoài chuyên môn. Điều này chứng tỏ những khó khăn, bất lợi trong thu nhập, đời sống và việc làm của viên chức, người lao động của ngành y tế nói chung.[12]

Lương và phụ cấp chưa thỏa đáng là lý do chính tác động không tốt tới động cơ làm việc của cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Có 39 viên chức, người lao động được phỏng vấn thừa nhận không hài lòng với công việc. Trong số này có gần 60% dự định học thêm để nâng cao trình độ; 11% dự định chuyển công tác sang lĩnh vực khác, địa phương khác và sang đơn vị ngoài công lập. Vì vậy, sự thiết hụt về số lượng trong nguồn nhân lực cơ quan bệnh viện đã và đang là một điểm yếu trong nguồn nhân lực các đơn vị tỉnh Tuyên Quang nói chung và của Sở y tế nói riêng.[18]

2.2.4.6. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế

Sở Y tế đã phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xây dựng kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của đơn vị trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai các hoạt động ĐTBD theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao

động ngành y tế trong toàn tỉnh, xác định đối tượng, thời gian, nội dung, kinh phí cho từng giai đoạn, từng thời kỳ. Trên cơ sở đó Sở Nội vụ, các đơn vị chức năng xây dựng và thực hiện theo kế hoạch cụ thể, gắn đào tạo bồi dưỡng với vấn đề quy hoạch và bố trí, sử dụng cán bộ.

Trong những năm qua, số lượng cán bộ, viên chức và người lao động bệnh viện đa khoa tỉnh của được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ngày một đông về số lượng, đa dạng về nội dung và hình thức đào tạo bồi dưỡng.

Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ y tế, sự đầu tư thích đáng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức bệnh viện đa khoa tỉnh đã đạt được một số kết quả sau:

- Về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: Từ năm 2012-2016, tỉnh Tuyên Quang đã cử 3 cán bộ đi học cử nhân và cao cấp lý luận tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh theo chỉ tiêu tuyển sinh của Ban Tổ chức Trung ương và Tỉnh uỷ Tuyên Quang. Cùng với việc cử cán bộ học tại Học viện, Sở y tế đã phối hợp chặt chẽ với Trường Chính trị tỉnh mở 3 lớp trung cấp lý luận chính trị cho 95 cán bộ, công chức.

- Về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quản lý nhà nước, quản lý hành chính: Với mục tiêu là nâng cao trình độ và năng lực công tác thực tiễn của các cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế, cùng với việc phối hợp mở lớp, cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, ngành đã chú trọng triển khai tốt chương trình cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa. Hai công tác trên được triển khai đồng bộ đã phát huy tốt vai trò của cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng và việc vận dụng kiến thức tiêp thu của cán bộ, công chức, viên chức vào thực tiễn công tác.

Từ năm 2015-2018 có 5 cán bộ Bệnh viện được đào tạo trình độ Thạc sĩ; Chuyên khoa II thường xuyên cập nhật, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức của ngành.

- Về bồi dưỡng kiến thức hành chính nhà nước: Trong 5 năm qua, ngành y tế Tuyên Quang đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng, Trường chính trị bồi dưỡng kiến thức hành chính nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả công tác và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn ngành, kết quả cụ thể như sau:

+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính: 5 người.

+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên: 2 lớp với 50 người.

- Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ: Sở Y tế đã tham mưu với UBND tỉnh phối hợp với trường Đại học Y Hà Nội mở bồi dưỡng kiến thức, chủ động tham mưu, đề xuất đào tạo phát triển chuyên môn theo yêu cầu phát triển của từng khoa phòng và bệnh viện. Tổ chức tốt các buổi bình bệnh án, sinh hoạt chuyên môn hàng tháng theo các chủ đề mới được cập nhật, tham gia hội chẩn trực tuyến hàng tuần theo đề án bệnh viện vệ tinh với bệnh viện Bạch Mai, xây dựng và trình Sở Y tế phê duyệt 1.040 dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật...

- Về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tin học, cập nhật kiến thức thực tiễn: Chỉ tính riêng 5 năm gần đây, ngành đã mở 2 lớp tin học và một lớp tin học văn phòng cho tổng số 110 cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành; mở một lớp tiếng Anh chương trình A cho 32 cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, do điều kiện thực tế của ngành, việc bồi dưỡng kiến thức tin học mới chỉ dừng ở mức phổ cập đáp ứng nhu cầu công tác văn phòng thông thường. Hiện nay, có khoảng 95% cán bộ, công chức, viên chức sở Y tế đã sử dụng thành thạo tin học văn phòng.[18]

Cùng với việc đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công

chức, ngành còn chú trọng bồi dưỡng, cập nhật thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, bồi dưỡng về kiến thức an ninh, quốc phòng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng, phó phòng và cán bộ chủ chốt. Những nội dung bồi dưỡng này đã góp phần tích cực nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức bệnh viện tỉnh về cơ hội, thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu diễn biến hoà bình của các thể lực th địch; từ đó thiết thực đóng góp cho việc xây dựng môi trường chính trị ổn định, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chức, tạo đà cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, người lao động bệnh viện đa khoa tỉnhế cũng còn một số hạn chế:

- Công tác lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)