Giải pháp về tuyên truyền phổ biến chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 87)

3.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện chính sách về phát triển nguồn nhân lực

3.2.2. Giải pháp về tuyên truyền phổ biến chính sách

Tuyên truyền giáo dục lí tưởng cách mạng, lí tưởng nghề nghiệp nhằm tăng cường vai trò trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, tác động và phát huy tính xung kích, xung phong tình nguyện của giới trẻ “sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần”, nhất là giới trí thức trẻ.

Tăng cường công tác tuyên truyền các phương hướng, chính sách của Bệnh viện về thu hút nguồn nhân lực trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao chất lượng, số lượng thu hút nguồn nhân lực. Việc thu hút cán bộ y tế cần chú trọng tập trung về mặt chất lượng, ưu tiên cán bộ y tế là người địa phương đang công tác, học tập ở các tỉnh bạn hoặc đang học tập ở nước ngoài, đồng thời khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn cao là người ngoài tỉnh về Bệnh viện công tác.

Xây dựng chiến lược phát triển y tế cho tỉnh Tuyên Quang từ 10 – 20 năm: chất lượng nguồn nhân lực luôn gắn liền đến những tiêu chí về sức khỏe, thể lực. Để có một nguồn nhân lực chất lượng cao hay nói cách khác là giúp nguồn nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang có một sức khỏe, thể lực tốt thì Nhà nước cần có chiến lược trong việc ban hành và tăng cường một hệ thống các chính sách đầu tư về y tế đảm bảo chi phối trong thời gian dài. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào các chính sách về y tế và chính sách chăm sóc sức khỏe cộng động.

Phát triển y tế ở Tuyên Quang chưa tương xứng với yêu cầu và còn khoảng cách lớn với các vùng phát triển theo các chỉ số. Phát triển y tế không

chỉ nhằm phòng bệnh và chữa bệnh mà cần nhằm vào thay đổi lối sống của người dân.

+ Cán bộ và ngành y tế phải tham gia và đóng vai trò quan trọng trong nâng cao ý thức người dân, tăng cường năng lực các cơ sở khám chữa bệnh, tăng cường tiếp cận nước sạch, sử dụng các trang thiết bị vệ sinh, làm sạch và bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống mới, ăn sạch, ở sạch và phối hợp với cán bộ cộng đồng phát triển y tế.

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong phòng bệnh, vệ sinh môi trường, ăn sạch ở sạch. Công tác tuyên truyền giáo dục cần được thực hiện bắt đầu từ đội ngũ cán bộ cộng đồng, tăng cường năng lực của họ và thực hiện các chương trình có tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

+ Đầu tư y tế cơ sở nhằm vào phòng bệnh, chữa bệnh cấp cơ sở. Những hỗ trợ của Nhà nước theo các chương trình, nhìn chung đã có kết quả, tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở. Việc tham gia của người dân vào thảo luận các vấn đề liên quan đến đầu tư, tham gia quản lí, giám sát có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng và sự phù hợp của các công trình. Đầu tư phải đồng bộ từ cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế. Đội ngũ cán bộ y tế cấp thôn, bản còn rất yếu về chuyên môn, chế độ chưa đủ hấp dẫn để họ có động lực làm việc và nâng cao trình độ cũng như tăng cường trách nhiệm. Tỷ lệ bác sĩ cấp cơ sở ở Đông Bắc còn thấp, để nâng cao tỷ lệ này cần tăng cường đào tạo theo chế độ cử tuyển.

+ Tăng cường tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường, đầu tư y tế cơ sở. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để các vùng này có nước sử dụng quanh năm, đặc biệt là nước sạch. Tăng cường hỗ trợ người dân chuyển khu chăn nuôi xa nơi ở, xây dựng nhà vệ sinh và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường nơi ở.

+ Tăng cường tuyên truyền Pháp lệnh dân số, thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Nhà nước, tập huấn nâng cao kĩ năng và hiểu biết về kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc trẻ em cho người dân, hỗ trợ kĩ thuật và tài chính cho công tác kế hoạch hoá gia đình.

+ Khai thác sức mạnh cộng đồng trong phát triển y tế, tăng cường lối sống vệ sinh. Phát triển y tế phải dựa vào cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng về kiến thức, phương tiện và tài chính để cộng đồng phát huy tính chủ động, tích cực thay đổi lối sống.

+ Tuyên truyền, ngăn chặn các tệ nạn xã hội và các bệnh xã hội (HIV, nghiện hút ma tuý, mại dâm, cờ bạc…) có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và phát triển thể lực của thanh thiếu niên.

- Tuyên truyền những chính sách phát triển thể lực cho nguồn nhân lực y tế.

+ Tăng cường chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu từ tuyến cơ sở cho thế hệ trẻ, đặc biệt cho trẻ em từ khi vừa ra đời: Chính sách cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, chính sách về dinh dưỡng trẻ em, chính sách chống suy dinh dưỡng, béo phì.

+ Chính sách đầu tư y tế cho các xã vùng cao cả về lực lượng chuyên môn của y, bác sĩ và cơ sở vật chất kĩ thuật: chính sách đầu tư kĩ thuật cho các phòng khám; cho các trạm y tế xã phường; cho y, bác sĩ cơ sở.

+ Tăng cường chính sách ngăn chặn suy dinh dưõng, các bệnh xã hội ở trẻ em thông qua các chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng, uống vacxin ở trẻ em các dân tộc.

+ Chính sách khuyến khích mở rộng các dịch vụ y tế đến các xã vùng sâu, vùng xa chăm sóc sức khoẻ người dân.

+ Cần có chiến lược quốc gia về cải tạo và phát triển về thể chất (chiều cao, cân nặng, hình thức, dáng vóc).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa tỉnh tuyên quang (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)