Các giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 94)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.3.5. Các giải pháp về tổ chức thực hiện chính sách

- Trong thời gian tới, tập trung chỉ đạo các ban ngành liên quan, chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho từng công trình, dự án cụ thể để làm cơ sở để kiểm tra, quản lý và giám sát tiến độ thực hiện, kịp thời chỉ đạo giải quyết vướng mắc.

- Các cấp chính quyền phải có trách nhiệm thông tin kịp thời về những

nội dung dự án đầu tư ngay từ khâu quy hoạch, quyết định chủ trương đầu tư và cả quá trình thu hồi đất, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị trên địa bàn và từng người dân bị ảnh hưởng để phối hợp chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân bị thu hồi đất hiểu rõ mục đích, yêu cầu của Nhà nước và quyền lợi, trách nhiệm của mình theo đúng quy định pháp luật.

- Cần có cơ chế tạo quỹ đất ở tại các khu quy hoạch dân cư mới, đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh để chủ động đáp ứng yêu cầu bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tránh trường hợp đã thu hồi đất nhưng chưa có chỗ tái định cư do thiếu đất, thiếu vốn xây dựng hạ tầng khu tái định cư.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm kịp thời phát hiện, bổ sung và điều chỉnh các cơ chế chính sách chưa phù hợp với thực tiễn; phát huy dân chủ ở cơ sở để huy động toàn dân tham gia giám sát, phản biện đối với công tác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực có thể nảy sinh.

- Cần có cơ chế khuyến khích người chấp hành tốt quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước, khuyến khích các hộ di chuyển chỗ ở, tài sản sớm và cương quyết

89

xử lý, cưỡng chế những người không chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước.

- Các cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết đúng quy định pháp luật, kịp thời, dứt điểm và thỏa đáng những thắc mắc, kiến nghị, khiếu kiện, tố cáo của người dân trong quá trình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Cơ quan có thẩm quyền cần mạnh tay thu hồi các dự án chậm triển khai đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng, thu hồi đất bỏ hoang để tạo quỹ đất thu hút nhà đầu khác hoặc sử dụng để bồi thường cho người bị thu hồi đất tại dự án khác.

- Cần định kỳ rà soát, lấy ý kiến các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế và khả năng nguồn lực của địa phương.

3.4. Kết luận chƣơng 3

Để từng bước hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, luận văn đã đề xuất các giải pháp về các mặt liên quan đến công tác này gồm: về thể chế, về tổ chức bộ máy và nhân lực, về cơ chế, chính sách, về nguồn lực tài chính và về tổ chức thực hiện chính sách. Trong đó chú trọng các giải pháp cụ thể về công khai thông tin, chủ động tạo quỹ đất thích hợp để bồi thường, bố trí tái định cư; tăng cường kiểm tra, giám sát; có cơ chế khuyến khính người chấp hành tốt pháp luật đất đai; giải quyết kịp thời các khiếu nại, kiến nghị của người dân và tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế và khả năng nguồn lực của địa phương.

90

Qua đây, kiến nghị các cơ quan nhà nước ở Trung ương và Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cần sớm hoàn thiện về thể chế, sắp xếp tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hỗ trợ nguồn lực để hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung cũng như công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

91

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu quá trình cụ thể hóa các quy định của Trung ương, công tác triển khai thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn đã đạt được một số kết quả cụ thể về mặt lý luận và thực tiễn. Luận văn cũng đã đưa ra được một số kiến nghị, đề xuất để góp phần hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về đất đai nói chung, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp cơ bản để công tác triển khai thực hiện chính sách này trong thời gian tới tốt hơn, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo quốc phòng của địa phương.

Về mặt lý luận, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của việc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói chung; nghiên cứu các văn bản pháp luật như Hiếp pháp, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Trung ương, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. Nội dung luận văn cũng đã đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế của những quy định cụ thể liên quan đến chính sách này đặt trong điều kiện kinh tế- xã hội cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay. Kết quả cho thấy, kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của cấp trên và tình hình thực tế địa phương một cách tương đối đầy đủ và kịp thời, cơ bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, mang tính khả thi cao. Tuy nhiên qua nghiên cứu, chúng ta thấy các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành nói chung và

92

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn một số hạn chế, bất cập như một số quy định còn lỏng lẻo, dễ bị lợi dụng để trục lợi, một số quy định khó áp dụng và chưa phù hợp với thực tế địa phương cần phải sửa đổi, bổ sung.

Về mặt thực tiễn, luận văn đánh giá khái quát được những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế, tồn tại. Kết quả cho thấy, kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, cùng với sự thay đổi trong chính sách pháp luật đất đai, sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, nhìn chung, tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực. Các nguyên tắc bồi thường được tuân thủ nghiêm túc; các chính sách hỗ trợ được thực hiện công khai, minh bạch và cơ bản đáp ứng nguyện vọng nhân dân; việc xây dựng và bố trí tái định cư được thực hiện công khai, đúng pháp luật, đảm bảo người bị thu hồi đất có nơi ở mới trước khi bàn giao mặt bằng đất bị thu hồi cho Nhà nước. Bên cạnh kết quả đạt được, công tác triển khai thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Tỉnh hiện nay còn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế và cả những vướng mắc. Một số chính sách bồi thường, hỗ trợ của cấp trên chưa được cụ thể hóa tại địa phương để áp dụng hoặc việc quy định cụ thể các chính sách của cấp trên còn chưa cụ thể, thiếu khả thi, khó áp dụng. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội và tính chất công việc; việc áp dụng pháp luật để giải quyết vướng mắc chưa thống nhất giữa các địa phương; công tác đầu tư xây dựng một số khu tái định còn chậm do thiếu vốn; đời sống của đa số người bị thu hồi đất tại nơi tái định cư còn nhiều khó khăn; việc giải quyết khiếu kiện liên

93

quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều vụ chưa giải quyết dứt điểm.

Những hạn chế trong công tác này chủ yếu bắt nguồn từ các nguyên nhân khách quan như: do lịch sử quản lý đất đai để lại; chính sách pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi và thực tiễn sử dụng đất đai ở địa phương phức tạp. Ngoài ra, những hạn chế này còn do các nguyên nhân chủ quan như: năng lực hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và quản lý đầu tư còn nhiều hạn chế; quản lý, điều hành, phối hợp thực hiện chính sách đất đai (nhất là lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) của bộ máy hành chính nhà nước tại địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Từ thực tế tình hình trên, luận văn cũng đã kiến nghị một số giải pháp về công khai thông tin cho người dân về dự án đầu tư, quá trình giải phóng mặt bằng; về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn Tỉnh; về công tác kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện; có cơ chế khuyến khính người chấp hành tốt pháp luật đất đai; về vấn đề giải quyết kịp các khiếu nại, kiến nghị của người dân và tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế và khả năng nguồn lực của địa phương.

Qua đây, luận văn cũng kiến nghị các cơ quan Trung ương và Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cần sớm hoàn thiện về thể chế, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; hỗ trợ nguồn lực để hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung cũng như công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và trong cả nước.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, 2003, Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, 2012, Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, 2015, Thông tư số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/04/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

5. Chính phủ, 2014, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

6. Chính phủ, 2014, Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất;

7. Chính phủ, 2014, Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền sử dụng đất;

8. Chính phủ, 2014, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

9. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2006, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin;

10. Quốc hội, 2013, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 11. Quốc hội, 2013, Luật Ðất đai;

12. Quốc hội, 2006, Luật Cư trú;

95

13. Quốc hội, 2013, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú;

14. Thủ tướng Chính phủ, 2015, Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất;

15. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014, Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ngày 05/8/2014 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

16. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014, Quyết định số 64/2014/QĐ-UBND ngày 25/9/2014 ban hành quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

17. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2011, Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 30/01/2011 ban hành đơn giá cây trồng, vật nuôi; đơn giá nhà ở, công trình kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

18. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2015, Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 quy định về đơn giá cây trồng vật nuôi làm cơ sở xác định giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; 19. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2015, Quyết định số 68/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 ban hành đơn giá nhà, công trình, vật kiến trúc và các loại mồ mả làm căn cứ;

20. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2014, Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 ban hành Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế áp dụng trong thời gian 5 năm (2015 - 2019);

21. Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế, 2016, Báo cáo số 133/BC- STNMT ngày 03/8/2016 về tình hình thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

1

(Tính từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016)

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016

TT Đơn vị Số lƣợng dự án

Số lƣợt đối tƣợng bị ảnh

hƣởng

Thu hồi đất (ha)

Tổng diện tích đất bị thu hồi

Trong đó:

Đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp

1 Huyện A Lưới

21

864 411,96 2,23 409,73 2 Huyện Nam Đông

14 565 654,30 1,78 652,52 3 Huyện Phú Lộc 43 3.496 181,06 69,61 111,45 4 Thị xã Hương Thủy 45 929 46.354,00 6.781,00 39.573,00 5 Huyện Phú Vang 71 82,06 43,22 38,84 6 Thành phố Huế 92 2.186 150,00 88,00 62,00 7 Thị xã Hương Trà 16 439 13.736,00 1.027,00 12.709,00 8 Huyện Quảng Điền

14

670 22,04 11,70 10,34 9 Huyện Phong Điền

34 1.012 117,30 6,00 111,30 Cộng 350 10.161 61.708,72 8.030,54 53.678,18 download by : skknchat@gmail.com

2

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016

TT Đơn vị

Bồi thƣờng về đất

Bồi thƣờng tài sản trên đất (triệu đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)