Chính sách về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 35)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.2.3. Chính sách về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Nhằm khắc phục tình trạng một số khu tái định cư chất lượng còn thấp, không đồng bộ về hạ tầng, chưa đảm bảo có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhiều địa phương chưa lập khu tái định cư chung cho các dự án tại địa bàn nên nhiều dự án chưa có khu tái định cư đã thực hiện thu hồi đất ở, thậm chí có những dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu tái định cư. Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định mới như sau:

*) Bổ sung quy định cụ thể về lập và thực hiện dự án tái định cư(Điều 85)theo hướng: UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Quy định khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng,

30

miền. Luật Đất đai năm 2013 quy định việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

*) Sửa đổi và bổ sung quy định về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ở (Điều 86):

+ Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

+ Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do UBND cấp tỉnh quyết định.

+ Quy định trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu. Chính phủ quy định cụ thể suất tái định cư tối thiểu phù hợp với điều kiện từng vùng, miền và địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ Luật Đất đai giao, Chính phủ đã quy định về suất tái định cư tối thiểu tại Điều 27 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP như sau:

- Suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 4 Điều 86 của Luật Đất đai được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư;

- Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở;

31

- Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở;

- Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư;

- Giao UBND cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.

1.4. Kết luận chƣơng 1

Nội dung cơ sở lý luận của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã tìm hiểu một số khái niệm liên quan, tìm hiểu quá trình vận dụng lý thuyết địa tô và quy luật giá trị của Chủ nghĩa Mác vào việc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; làm rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương liên quan đến lĩnh vực này.

Nhìn chung, các văn bản pháp luật của Trung ương đã quy định rất cụ thể về nguyên tắc, các chế độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Ngoài ra, Quốc hội, Chính phủ còn giao cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định chi tiết một số chính sách cụ thể cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và khả năng nguồn lực của địa phương.

32

Chương 2:

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1. Việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Để cụ thể hóa Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT, ngày 05/8/2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 22/12/2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND quy định về đơn giá cây trồng vật nuôi làm cơ sở xác định giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 68/2015/QĐ-UBND ban hành đơn giá nhà, công trình, vật kiến trúc và các loại mồ mả làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dưới đây là một số nội dung chính cụ thể hóa các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được giao tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT.

2.1.1. Các quy định cụ thể bồi thường đất, tài sản trên đất bị thu hồi

2.1.1.1. Về quy định cụ thể cách xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại trong trường hợp không có hồ sơ, chứng từ để chứng minh

Tại Điểm a Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định: “Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại” [8]. Để cụ thể hóa quy định này, tại Khoản 5 Điều 6 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND

33

đã quy định trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì được bồi thường 50% chi phí quy định theo khối lượng thực tế đã đầu tư do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kiểm đếm.

Quy định như trên tạo thuận lợi cho công tác kiểm đếm lập phương án bồi thường, hỗ trợ vì trên thực tế đa số các trường hợp đã đầu tư vào đất không có hồ sơ, chứng từ để chứng minh. Tuy nhiên, việc quy định chỉ được bồi thường 50% chi phí theo khối lượng thực tế làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bị thu hồi đất.

Ví dụ, một người thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đã đầu tư nhiều lần qua thời gian dài để san lấp mặt bằng, khi đo đếm được khoảng 100m3 đất. Người sử dụng đất nếu không có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư san lấp thì chỉ được bồi thường 50m3 đất san lấp.

Mặt khác, việc UBND tỉnh chỉ giao cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kiểm đếm, xác định giá trị đầu tư còn lại vào đất mà không có cơ quan, đơn vị hay tổ chức nào giám sát, phối hợp sẽ tạo ra sự tùy tiện trong kiểm đếm và dễ phát sinh tiêu cực.

2.1.1.2. Về quy định cụ thể bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc chung bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở và UBND tỉnh quy định chi tiết về xử lý diện tích còn lại sau thu hồi đất mà không ở được; quy định bồi thường trong trường hợp đã có đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn; quy định giải quyết trường hợp trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi, cụ thể như sau:

34

- Điểm b Khoản 1 Điều 9 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND quy định trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, UBND cấp huyện có thể xem xét quyết định bồi thường bằng việc giao đất ở theo đề nghị của hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi. Việc quy định hộ gia đình, cá nhân đã có đất ở, nhà ở khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi nếu địa phương có quỹ đất và hộ gia đình, cá nhân đó có đề nghị thì được xem xét bồi thường bằng việc giao đất mới là đảm bảo nguyên tắc thu hồi đất nào (nếu đủ điều kiện bồi thường) thì bồi thường bằng việc giao đất đất mới có cùng mục đích (thường gọi là nguyên tắc đất đổi đất) đã được quy định tại Khoản 2 Điều 74 của Luật Đất đai. Tuy nhiên, hiện nay việc định giá đất để bồi thường mặc dù có thay đổi nhưng vẫn chưa đảm bảo sát với giá thị trường nên đa số các trường hợp bị thu hồi đất ở đều đề nghị được bồi thường bằng đất thay vì bồi thường bằng tiền. Nếu địa phương có quá ít về quỹ đất ở thì sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng phương án bồi thường về đất.

- Điểm c Khoản 1 Điều 9 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND quy định phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND tỉnh thì Nhà nước thu hồi và bồi thường theo quy định. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh trang các khu dân cư đô thị và khu dân cư nông thôn đảm bảo không còn những thửa đất quá hẹp, diện tích quá nhỏ, giải quyết tình trạng xây nhà mỏng, méo mó làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc định như trên ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, vì giá bồi thường về đất đa số không theo kịp giá thị trường, mặt khác

35

việc sử dụng phần đất còn lại sau thu hồi như làm cửa hàng kinh doanh, cho thuê... có thể đem lại lợi ích rất lớn cho hộ gia đình, cá nhân đó.

- Tại Khoản 2 Điều 9 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND quy định: Trường hợp hộ gia đình bị thu hồi đất đủ điều kiện bồi thường về đất mà trong hộ đó có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi nếu có nhu cầu về chỗ ở thì UBND cấp huyện căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế tại địa phương quyết định bán thêm căn hộ tái định cư hoặc giao thêm đất ở có thu tiền sử dụng đất cho từng hộ gia đình theo đề nghị của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Quy định này tạo điều kiện tối đa cho các hộ gia đình, cá nhân có nơi ở mới và tạo điều kiện thuận lợi cho UBND cấp huyện và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc lập phương án bồi thường nhưng sẽ tạo cơ hội cho nhiều hộ gia đình, cá nhân đối phó để được giao thêm đất ở, mua thêm nhà ở tái định cư mà thường có giá rẽ hơn giá thị trường. Vì theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 27 của Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì điều kiện tách hộ khẩu rất đơn giản, những người có cùng một chỗ ở hợp pháp có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu thì được tách sổ hộ khẩu.

2.1.1.3. Về quy định cụ thể bồi thường đối với hộ gia đình, cá nhân đang thuê đất phi nông nghiệp

Các khoản 2 và 3 Điều 10 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được

36

miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp được miễn giảm do thực hiện chế độ người có công với cách mạng thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng đang trực tiếp sử dụng đất thì được bồi thường về đất; việc bồi thường được thực hiện bằng cho thuê đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo thời hạn sử dụng đất còn lại. Quy định này thể hiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hộ gia đình, cá nhân có công với cách mạng. Tuy nhiên, Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND vẫn chưa quy định rõ nếu được bồi thường bằng việc cho thuê đất mới có cùng mục đích với thời hạn bao lâu, có bằng với thời hạn còn lại của hợp đồng thuê hay không nên gây khó khăn cho việc thực hiện trên thực tế.

2.1.1.4. Về quy định bồi thường tài sản gắn liền với đất

Về nguyên tắc chung, tài sản gắn liền với đất là tài sản được tạo lập hợp pháp thì được bồi thường. Tài sản gắn liền với đất được chia làm hai nhóm chính là nhà ở, công trình xây dựng trên đất và cây trồng, vật nuôi là thủy sản. Trong đó, đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt và mồ mả thì được bồi thường theo giá xây dựng mới; các công trình xây dựng khác thì bồi thường theo giá trị còn lại hiện có; cây trồng được bồi thường bằng giá trị sản lượng cao nhất của 03 năm liền trước đối với cây hàng năm, giá trị hiện có đối với cây lâu năm, cây chưa thu hoạch có thể di chuyển thì bồi thường chi phí di chuyển; vật nuôi là thủy sản thì được bồi thường thiệt hại do thu hoạch sớm, chi phí di chuyển.

Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP giao UBND cấp tỉnh quy định chi tiết việc xác định giá trị bồi thường, đơn giá bồi thường. UBND tỉnh

37

Thừa Thiên Huế đã quy định chi tiết việc bồi thường tài sản trên đất tại các điều 28 và 29 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)