Chính sách về tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 59)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.1.3. Chính sách về tái định cư

Về nguyên tắc chung của Nhà nước đối với chính sách tái định cư là khu tái định cư phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền; việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư. Nhà nước tạo điều kiện tối đa cho người bị thu hồi đất kể cả được bồi thường và không được bồi thường về đất đều có nơi ở mới để ổn định mọi mặt về cuộc sống.

2.1.3.1. Về lập và thực hiện dự án tái định cư

Ngoài các quy định về trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư; quy định về bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất; lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư; yêu cầu, tiêu chuẩn của khu tái định cư; kinh phí để thực hiện dự án tái định cư... thì UBND tỉnh Thừa Thiên Huế còn quy định tại Điều 25 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ-UBND: “Trường hợp khu tái định cư là đất ở phân lô phải có thiết kế nhà mẫu hoặc thiết kế đô thị, bản đồ địa chính thửa đất để phục vụ giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” [15]. Quy định mới này nhằm tạo mỹ quan đô thị và nông thôn trong xây dựng, giúp người tái định cư dễ dàng trong thiết kế, xây dựng nhà ở và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đất đai, xây dựng của chính quyền địa phương.

2.1.3.2. Về bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở

54

Để đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng trong bố trí tái định cư cho người sử dụng đất, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã quy định một số yêu cầu trong việc xây, công khai phương án tái định cư, ưu tiên trong bố trí tái định cư tại Điều 26 của Quy định kèm theo Quyết định số 46/2014/QĐ- UBND như sau:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thông báo bằng văn bản cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết công khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi trình phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, phương án tái định cư tiếp tục được niêm yết công khai như trên. Nội dung thông báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế đô thị, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.

- Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng.

Quy định này đảm bảo sự minh bạch trong việc bố trí tái định cư, khuyến khích người bị thu hồi đất sớm bàn giao mặt bằng để có vị trí tái định cư thuận lợi và góp phần thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng. Tuy nhiên, quy định này chưa nêu cụ thể cơ chế tiếp nhận, xử lý ý kiến của những người có đất bị thu hồi và cộng đồng dân cư nơi công khai phương án tái định cư. Trong thứ tự ưu tiên tái định cư, chưa ưu tiên cho những người có vị trí nhà đất thuận lợi tại nơi ở cũ đã bị thu hồi.

55

2.2. Thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Khái quát tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo báo cáo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016, trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định để thực hiện tất cả 350 công trình, dự án (trong đó có một số dự án chuyển tiếp theo Luật Đất đai năm 2003 sang Luật Đất đai năm 2013). UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND cấp huyện đã thu hồi tổng cộng 61.709 ha đất các loại, trong đó đất nông nghiệp là 53.678 ha, đất phi nông nghiệp là 7.976 ha và đất chưa sử dụng là 54,20 ha. Phân theo đối tượng bị thu hồi là 883 lượt tổ chức tương ứng 152,10 ha và 9.278 lượt hộ gia đình, cá nhân tương ứng với diện tích 61.557 ha. Kết quả bồi thường, hỗ trợ như sau:

- Bồi thường bằng việc giao hoặc cho thuê đất mới: 156 lượt đối tượng tương ứng 552 ha; bằng tiền 9.049 lượt đối tượng tương ứng 9.085,41 tỷ đồng; bồi thường tài sản gắn liền với đất 19.936.274 tỷ đồng.

- Hỗ trợ (tất cả các chế độ theo quy định) 5.640 lượt đối tượng với số tiền: 1.676,72 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất 458,36 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm 431,21 tỷ đồng; hỗ trợ tái định cư 553 tỷ đồng và hỗ trợ khác 232 tỷ đồng.

- Đã bố trí tái định cư cho 1.081 hộ phải bố trí.

- Số lượng đơn thư khiếu nại, kiến nghị của người bị thu hồi đất là 23 đơn, đã giải quyết xong 16 đơn, tỷ lệ 70%.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016)

56

2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất sản gắn liền với đất

2.2.2.1. Thực hiện chính sách bồi thường về đất

Tính từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã bồi thường bằng việc giao đất mới cho người bị thu hồi đất là 552 ha đất các loại, trong đó bồi thường bằng giao đất ở mới là 49 ha, giao đất nông nghiệp mới là 488 ha và giao đất phi nông nghiệp (không phải đất ở) là 15 ha. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền còn thực hiện bồi thường về đất bằng tiền tổng cộng 9.085,41 tỷ đồng, trong đó tiền bồi thường đối với đất ở là 7.311,91 tỷ đồng, tiền bồi thường đối với đất nông nghiệp là 1.509,34 tỷ đồng, tiền bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) là 264,16 tỷ đồng.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) *) Về mặt tích cực

Công tác bồi thường về đất cơ bản đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người bị thu hồi đất, thể hiện là trong 9.205 lượt người được bồi thường về đất thì chỉ có 23 người có đơn khiếu nại hoặc kiến nghị [21]. Trong quy trình xây dựng phương án bồi thường về đất, UBND tỉnh quy định trước khi tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng (ở tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện) xây dựng dự thảo phương án bồi thường về đất phải trình cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp thẩm định điều kiện bồi thường về đất trước để loại trừ các trường hợp không được bồi thường về đất. Quy định này nhằm tránh phát sinh trường hợp người sử dụng đất đã nhận và đồng ý với phương án bồi thường về đất nhưng sau khi trình cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp thẩm định thì phát hiện họ không đủ điều kiện được bồi thường về đất và sẽ không được UBND cùng cấp phê duyệt bồi

57

thường nên dẫn đến bức xúc, khiếu kiện và dẫn đến thường không chịu bàn giao mặt bằng.

Trong thời gian gần đây, một số địa phương như huyện A Lưới, huyện Phong Điền đã chủ động tạo quỹ đất ở, đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để bồi thường bằng việc giao đất mới cho người dân bị thu hồi nhằm giảm số tiền ứng trước để chi trả cho chủ đầu tư, tiết kiệm ngân sách nhà nước và tạo điều kiện để người dân sớm có nơi ở mới, sớm có đất sản xuất mới, điển hình như dự án thủy điện Hương Điền, dự án nhà máy xi măng Đồng Lâm...

*) Về hạn chế, tồn tại

- Công tác bồi thường về đất chủ yếu là bồi thường bằng tiền, chưa chú trọng bồi thường bằng việc giao, cho thuê đất mới. Việc chưa chú trọng đến việc bồi thường bằng việc giao đất mới dẫn đến nhiều thiệt thòi cho người sử dụng đất vì giá đất bồi thường (nhất là đất ở) đa số vẫn còn thấp hơn giá thị trường. Mặt khác, do bồi thường bằng tiền nên cuộc sống và nghề nghiệp của người bị thu hồi đất bị ảnh hưởng lớn và Nhà nước phải hỗ trợ rất nhiều kinh phí để cho người bị thu hồi đất ổn định đời sống, ổn định sản xuất, đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm mới... (nếu bồi thường bằng giao đất mới thì những khoản này rất ít).

- Việc xác định điều kiện bồi thường, nhất là đất ở vẫn còn nhiều bất cập, sai sót phải điều chỉnh, bổ sung gây bức xúc trong dư luận. Điển hình là giải phóng mặt bằng để thực hiện Dự án Mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua các huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc do quy định không thống nhất về thời điểm công bố, cắm mốc hành lang an toàn Quốc lộ 1A.

- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một thời gian dài chưa thực hiện tốt gây ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định điều kiện bồi

58

thường về đất. Mặc dù tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến nay đã đạt khoảng 98% (nguồn số liệu báo cáo năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường). Tuy nhiên, quá trình lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây có nhiều sai sót, bất cập cộng với việc lưu trữ hồ sơ không tốt nên trong quá trình thẩm định điều kiện bồi thường về đất, cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường phát hiện nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai điều kiện, sai diện tích, ranh giới... nên phải yêu cầu cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra lại để đề xuất thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm ảnh hưởng đến tiến độ lập phương án bồi thường. Điển hình trong tình trạng này là các dự án dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, những khu vực đông dân cư...

- Một số dự án do trục trặc trong khâu bố trí vốn như dự án Xây dựng hồ chứa nước Tả Trạch tại thị xã Hương Thủy, dự án đường Cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phong Điền... kéo dài nhiều năm nên phải thay đổi phương án bồi thường về đất do có thay đổi trong chính sách bồi thường đất đai qua nhiều thời kỳ gây bức xúc trong nhân dân và khó khăn cho các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Hiện tại theo Bảng giá đất do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định 75/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 thì trong cùng một khu vực, vị trí giá các loại đất nông nghiệp có sự chênh lệch rất lớn. Nếu khi thu hồi đất, áp dụng thêm hệ số điều chỉnh và cộng các khoản bồi thường, hỗ trợ thì càng làm gia tăng sự chênh lệch. Mặt khác, việc xác định loại đất đối với đất không có giấy tờ để bồi thường vẫn còn nhiều bất cập. Điển hình của bất cập này là các dự án có thu hồi nhiều đất nông nghiệp như Khu công nghiệp Phong Điền, Đường Cao tốc Cam Lộ- Túy Loan (đoạn qua hai huyện Phú Lộc, Nam Đông)...

*) Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

59

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác thực hiện bồi thường về đất khi giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án chưa quyết liệt, chưa nhất quán. Trong thời gian dài (đến trước năm 2015) việc giải phóng mặt bằng các dự án tại tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu giao cho các cơ quan, tổ chức của ngành quản lý đất đai, tài chính và chủ đầu tư, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền còn chưa phát huy.

+ Do công tác quản lý đất đai của chính quyền các cấp không tốt, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, giao đất sai thẩm quyền đến khi thẩm định không đủ điều kiện bồi thường nên các hộ dân không chấp hành, nếu hỗ trợ thì Nhà nước không đủ kinh phí dẫn đến kéo dài công tác giải phóng mặt bằng.

+ Do một số công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước và ở tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thực hiện nghiêm túc quy trình, thủ tục trong lập dự án, bố trí vốn giải phóng mặt bằng, thẩm định điều kiện bồi thường về đất... dẫn đến những sai sót, vi phạm.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Do pháp luật đất đai nói chung và các quy định pháp luật về thu hồi, bồi thường về đất nói riêng thường xuyên thay đổi và còn nhiều bất cập, nhất là các quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy định hạn mức giao đất ở, quy định nghĩa vụ tài chính về đất...

+ Do quá trình lịch sử quản lý đất đai trước đây có nhiều vấn đề bất cập (nhất là sai phạm trong giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai trong một thời gian dài không được xử lý dứt điểm (điển hình là Dự án Làng Đại học Huế ở thành phố Huế) cộng với tình trạng lưu trữ hồ sơ (chủ yếu dạng giấy) không thực

60

hiện tốt gây khó khăn rất lớn cho quá trình xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng, điều kiện bồi thường.

+ Kết quả áp dụng pháp luật đất đai để thực hiện việc bồi thường về đất phát sinh hiện tượng tiêu cực là nếu người nào chấp hành tốt pháp luật đất đai trong quá khứ thì sẽ thiệt thòi khi bồi thường so với người không chấp hành tốt dẫn đến so bì, khiếu kiện. Ví dụ, nếu 01 hộ gia đình trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 có đơn xin giao đất tại vùng nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế thì được giao 200m2 đất ở (hạn mức giao đất ở tại thời kỳ này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế) và nếu hộ này chấp hành tốt thì họ nộp tiền và sau đó được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, bị thu hồi đất hộ này được bồi thường 200m2

đất ở. Ngược lại, nếu có một hộ gia đình lấn chiếm đất công cũng tại địa bàn nông thôn trước năm 1993 và đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi cùng bị thu hồi họ sẽ được bồi thường 400m2 đất ở cộng với nếu trong hộ gia đình có từ nhân khẩu thứ 5 trở lên họ được bồi thường thêm 100m2 đất ở (nếu diện tích thửa đất bị thu hồi còn diện tích).

2.2.2.2. Thực hiện chính sách bồi thường tài sản gắn liền với đất

Tính từ ngày 01/7/2014 đến ngày 30/6/2016, các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt bồi thường đối với tài sản trên đất bị thu hồi là 10.850,86 tỷ đồng, trong đó số tiền bồi thường đối với nhà ở và công trình xây dựng là 7.594,98 tỷ đồng, bồi thường tài sản khác là 892,63 tỷ đồng (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016).

Việc bồi thường bằng cách bán nhà ở tái định cư hầu như không thực hiện và cơ quan nhà nước cũng không có thống kê báo cáo cụ thể.

*) Về mặt tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)