6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.2.3.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất
định sản xuất
Tính từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2016, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành hỗ trợ ổn định đời sống cho 6.712 lượt đối tượng với giá trị 219,34 tỷ đồng và hỗ trợ ổn định sản xuất cho 6.389 lượt đối tượng với giá trị 238,98 tỷ đồng (trong đó đa số các hộ hưởng được cả hai chế độ hỗ trợ).
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016)
66
*) Về mặt tích cực
Nhìn chung kể từ khi triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 đến nay, việc thực hiện chế độ hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất được triển khai khá tốt, đáp ứng được cơ bản nguyện vọng của người dân nhằm ổn định đời sống, ổn định sản xuất khi họ bị mất đi tư liệu sản xuất chủ yếu.
Công việc công khai, tuyên truyền, giải thích các chế độ hỗ trợ; phối hợp giữa UBND cấp xã, Văn phòng Đăng ký đất đai và Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện trong việc xác định diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng hợp pháp nhằm tính tỷ lệ đất bị thu hồi thực hiện dự án phục vụ cho việc xây dựng phương án hỗ trợ ổn định đời sống được thực hiện công khai và cơ bản đúng trình tự, thủ tục quy định. Qua kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ hỗ trợ ổn định đời sống tại các dự án trên địa bàn cho thấy đa số thực hiện đảm bảo quy định.
Việc thực hiện chế độ hỗ trợ ổn định sản xuất đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp, đất nhận khoán của các nông lâm trường quốc doanh, các công ty nông, lâm nghiệp đa số thực hiện bằng chi trả tiền mặt kịp thời cho các đối tượng bị thu hồi đất. Việc hỗ trợ ổn định sản xuất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thu hồi đất thực hiện khá nghiêm túc, kịp thời đảm bảo điều kiện để họ tái ổn định sản xuất trước khi bàn giao đất bị thu hồi cho chủ đầu tư dự án.
Sự phối hợp giữa Trung tâm Phát triển quỹ đất với các cơ quan, đơn vị như Chi cục thuế địa phương, cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường, UBND cấp xã nơi có đất thu hồi, nơi người bị thu hồi đất cư trú, các đơn vị giao khoán đất nông nghiệp, lâm nghiệp, người sử dụng lao động để xác định
67
và thẩm định thu nhập sau thuế, thời gian ngưng sản xuất, kinh doanh, thông tin người lao động làm thuê, hợp đồng giao khoán đất đai... bước đầu thực hiện khá tốt, đảm bảo có thông tin chính xác để xây dựng và phê duyệt phương án hỗ trợ ổn định sản xuất đúng đối tượng, đúng thời hạn.
Việc xác định giá gạo để tính tiền hỗ trợ ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất, mặc dù chưa có quy định cụ thể nhưng UBND cấp huyện trên địa bàn đều căn cứ vào giá gạo trung bình của thị trường hàng tháng do cơ quan Tài chính – Kế hoạch cung cấp để tính giá trị hỗ trợ và việc hỗ trợ thường được chi trả một lần.
*) Về hạn chế, tồn tại
- Theo Điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT khi xác định tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi (30% đến 70%) để tính hỗ trợ ổn định đời sống trên thực tế gặp nhiều vướng mắc. Cụ thể tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT quy định: “Diện tích đất nông nghiệp thu hồi để tính hỗ trợ ổn định đời sống quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được xác định theo từng quyết định thu hồi đất của UBND cấp có thẩm quyền, không cộng dồn diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi của các quyết định thu hồi đất trước đó” [4]. Trong thực tế có nhiều dự án do áp lực bàn giao mặt bằng và vướng mắc trong xác định điều kiện bồi thường, hỗ trợ nên cơ quan thu hồi đất phải chia nhỏ ra từng giai đoạn riêng để thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ. Do đó, có nhiều hộ gia đình được tính hỗ trợ ổn định đời sống nhiều lần trong cùng một dự án nếu có đất bị thu hồi thuộc nhiều giai đoạn khác nhau dẫn đến so bì, kiến nghị, khiếu nại của các hộ khác. Tình trạng này làm cho cơ quan thu hồi đất lúng túng trong tổ chức thực hiện và phải giải thích nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng mà vẫn không thuyết phục được người bị thu hồi đất vì họ chỉ so sánh tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ trên cùng một đơn vị
68
diện tích đất bị thu hồi, không quan tâm đến việc Nhà nước tính toán theo cơ sở quy định nào.
- Việc xác định tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để tính tỷ lệ đất bị thu hồi phục vụ xây dựng phương án hỗ trợ ổn định đời sống tại một số dự án còn khó khăn kéo dài do cần có thời gian để cơ quan quản lý đất đai, UBND cấp xã xác định đất đang sử dụng là đất khai hoang hay đất lấn chiếm, hộ gia đình bị thu hồi đất có phải là hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không (nhất là trường hợp trong hộ gia đình có một số nhân khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, một số nhân khẩu sản xuất phi nông nghiệp). Thực tế, khi thực hiện các dự án có thu hồi diện tích đất nông nghiệp lớn, việc xác định các điều kiện trên rất phức tạp và có nhiều sai sót do quá trình quản lý đất đai, nhân hộ khẩu không tốt cộng với quy định tiêu chí “hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp” không rõ ràng. Ví dụ như các dự án: Khu công nghiệp Phong Điền, Nhà máy Xi măng Đồng Lâm, Mở rộng Quốc lộ 1A, Cao tốc Cam Lộ- Túy Loan (đoạn La Sơn- Tuý Loan qua các huyện Phú Lộc, Nam Đông)...
- Tại Khoản 3 Điều 5 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT quy định nếu hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp dưới 30% diện tích đang sử dụng nhưng có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất thì tùy theo trường hợp mà UBND cấp tỉnh quyết định hỗ trợ khác để ổn định đời sống. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì kể từ ngày 01/7/2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa áp dụng quy định này để hỗ trợ khác cho bất cứ ai.
- Việc hỗ trợ ổn định sản xuất bằng giống cây trồng, giống vật nuôi, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp có thực hiện nhưng chưa thống nhất, chưa đồng đều giữa các địa phương. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có thống kê báo cáo liên quan đến hình thức hỗ trợ này cho người bị thu hồi đất.
69
- Việc hỗ trợ chế độ trợ cấp ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động cho người lao động làm việc theo hợp đồng trong chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi Nhà nước thu hồi đất chưa được thực hiện trên địa bàn mặc dù đã có quy định tại Khoản 6 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 19 của Quy định kèm theo Quyết định 46/2014/QĐ-UBND ngày 05/8/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
*) Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại - Nguyên nhân chủ quan
+ Do trình độ năng lực cán bộ, công chức làm công tác xây dựng chính sách của tỉnh Thừa Thiên Huế chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác cụ thể hóa chế độ, chính sách cấp trên vào tình hình thực tiễn địa phương. Ví dụ như hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về chế độ hỗ trợ ổn định sản xuất bằng giống cây trồng, giống vật nuôi, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp để áp dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ chưa nắm hết các quy định pháp luật liên quan nên một số chế độ, chính sách hỗ trợ đã được quy định trong các văn bản pháp luật nhưng chậm triển khai áp dụng trong thực tế như: chế độ hỗ trợ ngưng việc của người lao động theo hợp đồng, hỗ trợ khác khi thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng.
- Nguyên nhân khách quan
+ Công tác xác định các thông tin, điều kiện để thực hiện các chế độ hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất rất phức tạp, cần sự phối hợp nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều thời gian. Tuy nhiên, do áp lực thời gian phải phê
70
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và chi trả để bàn giao mặt bằng sớm nên ảnh hưởng đến tính đầy đủ của các chế độ, chính sách trong phương án hỗ trợ dẫn đến thiệt thòi quyền lợi cho người bị thu hồi đất.
+ Một số quy định liên quan đến các khoản hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất còn chung chung khó áp dụng và khó khả thi nên công chức, viên chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ bỏ qua, không áp dụng và người bị thu hồi đất cũng không kiến nghị, khiếu nại do không nắm kỹ quy định của Nhà nước.
2.2.3.2. Về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm
Tính từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2016, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho 4.641 lượt đối tượng với giá trị 431,21 tỷ đồng. Địa phương thực hiện hỗ trợ nhiều nhất là thành phố Huế với 218,60 tỷ đồng; địa phương hỗ trợ ít nhất là huyện Phú Vang với 1,40 tỷ đồng.
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) *) Về mặt tích cực
- Việc thực hiện chế độ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp dễ xác đối tượng, điều kiện, được thực hiện bằng tiền và chi trả ngay sau khi phương án được phê duyệt, giá trị hỗ trợ lớn (nhất là khi thu hồi đất chuyên trồng lúa nước) nên được người bị thu hồi đất cơ bản đồng tình, ít khiếu nại, kiến nghị.
- Chế độ hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ mà nguồn thu nhập chính là từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bước đầu đã
71
triển khai thực hiện và đem lại hiệu quả tích cực được người bị thu hồi đất ủng hộ, nhất là các dự án mới thu hồi đất những năm gần đây như Mở rộng Quốc lộ 1A, Mở rộng đường vào khu tái định cư Bàu Vá...
*) Về hạn chế, tồn tại
- Trong quá trình lập và tổ chức thực hiện phương án hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người bị thu hồi đất nông nghiệp còn nhiều vướng mắc, bất cập do định mức hỗ trợ tính theo giá đất bị thu hồi dẫn đến có sự chênh lệch lớn đối với những người bị thu hồi diện tích đất như nhau nhưng mục đích sử dụng khác nhau. Ví dụ, hai hộ cùng bị thu hồi 01 ha đất, nhưng hộ bị thu hồi đất lúa được hỗ trợ 03 lần giá đất bị thu hồi, trong khi đó người khác bị thu hồi 01 ha đất trồng cây hàng năm khác (đất màu) thì chỉ được hỗ trợ 02 lần giá đất trồng cây hàng năm khác nhưng theo quy định Luật Đất đai hiện hành việc chuyển mục đích giữa hai loại đất này không cần phải xin phép. Do đó, một số trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất để trục lợi hỗ trợ.
- Công tác phối hợp giữa UBND cấp huyện với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi chưa thực hiện tốt, nhất là khâu lấy ý kiến người bị thu hồi đất dẫn đến việc tổ chức thực hiện mang tính áp đặt, hiệu quả không cao.
*) Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại - Nguyên nhân chủ quan
Ngoài các nguyên nhân do công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp chính quyền, trình độ năng lực của cán bộ, công chức nêu trên còn có nguyên nhân nội tại khác là do tính chủ quan của cơ quan làm thủ tục thu hồi đất, sự phối hợp không tốt giữa cơ quan thu hồi đất là UBND cấp huyện và Sở Lao động -
72
Thương binh và Xã hội để lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi theo đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo quyền lợi cơ bản của người bị thu hồi đất.
- Nguyên nhân khách quan
+ Do quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp tính theo số lần giá đất bị thu hồi có sự chênh lệch quá lớn giữa các loại đất, tạo ra sự so bì và đối phó của người bị thu hồi đất nên khó có sự đồng thuận của những người cùng bị thu hồi đất trong cùng dự án lớn thu hồi nhiều loại đất nông nghiệp khác nhau.
+ Quy định việc lập và tổ chức thực hiện phương án đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi còn quá phức tạp, qua nhiều khâu, trong khi yêu cầu của công tác giải phóng mặt bằng của các dự án thường rất cấp bách, mặt khác người bị thu hồi đất thường quan tâm đến giá trị được nhận trước mắt mà ít quan tâm đến lợi ích của việc được đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm lâu dài nên cơ quan thu hồi đất thường bỏ qua chế độ này mà không bị khiếu nại, kiến nghị.