Thực hiện chính sách bố trí tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 83)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.4. Thực hiện chính sách bố trí tái định cư

Tính từ ngày 01/7/2014 đến 30/6/2016, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành bố trí tái định cư cho 1.081 hộ gia đình, cá nhân với quỹ đất ở là 49,30 ha. Địa phương thực hiện bố trí tái định cư nhiều đối tượng nhất là thành phố Huế với 450 hộ với quỹ đất tái định cư gần 26 ha (gồm đất ở, đất giao thông và đất hạ tầng cơ bản khác). Huyện Phú Lộc có diện tích các khu tái định cư được xây dựng lớn với 10,19 ha nhưng mới chỉ bố trí tái định cư được 291 hộ gia đình. Diện tích đất ở trung bình bố trí tái định cư là 274m2

/hộ gia đình, mật độ đất ở tại các khu tái định cư đạt 60%, còn lại 40% đất khác.

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, 2016) *) Về mặt tích cực

78

Việc thực hiện chính sách bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 có nhiều điểm tiến bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người bị thu hồi đất thể hiện ở những điểm sau:

- Các địa phương có quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng lớn như các thị xã Hương Trà, Hương Thủy, huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền... đã thực hiện tốt nguyên tắc bồi thường bằng giao đất ở mới, hạn chế bồi thường bằng tiền mặt nên đã phần nào đã đáp ứng nguyện vọng, giảm ảnh hưởng đến đời sống của người có đất bị thu hồi và tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước cho bồi thường, hỗ trợ.

- Công tác giao đất ở cho các hộ gia đình bị thu hồi đất mà không được bồi thường hoặc không bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở do đang ở trên đất của người khác mà người đó bị thu hồi đất (ví dụ như con làm nhà trên đất bố mẹ, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân... thuê hoặc ở nhờ nhà thuộc sở hữu nhà nước, nhà của các tổ chức, doanh nghiệp...) cũng được các cơ quan làm công tác giải phóng mặt bằng quan tâm giải quyết, đảm bảo không để người dân bị ảnh hưởng khi Nhà nước thu hồi đất mà không có chỗ ở.

- Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư tập trung được quan tâm thực hiện, cơ bản đáp ứng kịp thời được nhu cầu bố trí tại định của các dự án cần di dời số lượng lớn nhà cửa trên địa bàn tỉnh như các dự án Mở rộng Quốc lộ 1A, Mở rộng cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế, Khu Công nghiệp Phong Điền...

- Do quỹ đất tại địa phương còn nhiều, giá đất vùng nông thôn khá thấp nên diện tích đất ở tái định cư trung bình tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khá rộng (đô thị khoảng 100m2, nông thôn khoảng 250m2

, miền núi, vùng sâu, vùng xa trên 300m2

) (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên

79

Huế, 2016). Việc phân lô đất ở tái định cư được chia làm nhiều mức diện tích cho nhiều loại đối tượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở và sinh hoạt, phù hợp với điều kiện tài chính của người bị thu hồi đất.

- Các cơ quan làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng đã công khai thông tin và phối hợp với cơ quan thuế thực hiện chế độ ghi nợ tiền sử dụng đất trong thời hạn 05 năm cho những hộ được giao đất tái định cư mà có khó khăn về tài chính đã tạo điều kiện tối đa cho người tái định cư sớm xây dựng nhà ở mới, ổn định đời sống về mọi mặt.

*) Về hạn chế, tồn tại

- Tại một số dự án do bố trí vốn không hợp lý nên công tác đầu tư, xây dựng hạ tầng thiết yếu như điện, đường, nước sạch... tại khu tái định còn chậm, không đồng bộ dẫn đến chậm trễ và gây khó khăn cho người tái định cư khi xây dựng nhà mới và sử dụng đất hoặc sinh hoạt tại nơi tái định cư như dự án Đường Cứu hộ, cứu nạn Phong Điền, dự án Mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Phú Lộc...

- Việc sắp xếp vị trí tái định cư tại một số dự án chưa quan tâm ưu tiên cho các hộ có vị trí thuận lợi tại nơi có đất bị thu hồi. Một số địa phương chưa xây dựng được nguyên tắc, phương pháp bố trí nơi ở mới để công khai, lấy ý kiến người dân mà tự sắp xếp bố trí theo chủ quan hoặc bốc thăm may rủi dẫn đến nhiều hộ thắc mắc, kiến nghị và không nhận đất tái định cư cũng như không bàn giao đất bị thu hồi.

- Tại một số dự án còn có hiện tượng tách, chuyển hoặc nhập hộ khẩu để lợi dụng chính sách giao đất ở mới cho người không được bồi thường về đất nhằm trục lợi từ chính sách bố trí tái định cư của Nhà nước.

*) Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại - Nguyên nhân chủ quan

80

Ngoài các nguyên nhân chủ quan như các chính sách hỗ trợ nêu trên thì việc những tồn tại, hạn chế trong việc bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn có các nguyên nhân:

+ Năng lực cán bộ, công chức làm công tác kế hoạch, đầu tư chưa làm tốt nhiệm vụ của mình, còn tình trạng xin cho dự án khi không đủ điều kiện, nguồn lực đối ứng quy định, hoặc bố trí vốn công trình dàn trãi dẫn đến nhiều dự án không có, chậm hoặc thiếu vốn đầu tư hạ tầng các khu tái định cư.

+ Công tác dự báo nhu cầu tái định cư khi khảo sát, lập dự án đầu tư còn hạn chế, dẫn đến nhiều dự án phải đầu tư xây dựng khu tái định lớn nhưng sau đó số người tái định cư ít, quỹ đất còn lại phải chuyển sang đấu giá, giao đất hoặc làm việc khác như tại các khu tái định cư của dự án Mở rộng Quốc lộ 1A.

- Nguyên nhân khách quan

Do các quy định pháp luật về tách, nhập, chuyển hộ khẩu thường trú còn nhiều sơ hở dẫn đến sự đối phó, lợi dụng chính sách tái định cư để nhận đất tái định cư với giá rẻ sau đó chuyển nhượng lại với giá cao để trục lợi, dẫn đến việc xác định đối tượng được giao đất tái định cư rất khó khăn và có nhiều trường hợp khiếu kiện kéo dài.

2.3. Kết luận chƣơng 2

Việc thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định khi Nhà nước thu hồi đất là một công việc rất phức tạp, vì quyền sử dụng đất là tài sản đặc biệt, khó định giá, khó quản lý. Khi thu hồi đất sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống mọi mặt của người dân và tác động đến xã hội. Do đó, khi thực hiện công tác này ngoài việc phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn để quá trình thực hiện được công khai, minh bạch, công bằng và đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của

81

người bị thu hồi đất vừa phải phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và nguồn lực của địa phương.

Thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, cùng với sự thay đổi trong chính sách pháp luật đất đai, sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp vận động, tuyên truyền, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, nhìn chung, tình hình thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực như: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các quy định của các cơ quan nhà nước Trung ương cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Các nguyên tắc bồi thường về đất, tài sản trên đất được tuân thủ nghiêm túc. Các chính sách hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất được thực hiện công khai, kịp thời và cơ bản đáp ứng nguyện vọng của người bị thu hồi đất. Việc xét điều kiện tái định cư, xây dựng khu tái định cư và bố trí tái định cư được thực hiện công khai, đúng pháp luật, đảm bảo người bị thu hồi đất có nơi ở mới trước khi bàn giao mặt bằng đất bị thu hồi cho Nhà nước. Kết quả này góp phần rất lớn trong thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương từ cấp tỉnh đến cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây còn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế và cả những vướng mắc như: Một số chính sách bồi thường, hỗ trợ của cấp trên chưa được cụ thể hóa tại địa phương để áp dụng hoặc việc quy định cụ thể các chính sách của cấp trên còn chưa cụ thể, thiếu khả thi, khó áp dụng. Năng lực đội ngũ làm công tác lập kế hoạch, dự án đầu tư, quản lý đất đai, nhất là đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp làm công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc áp dụng pháp luật để giải quyết một số khó khăn, vướng mắc trong bồi

82

thường, hỗ trợ còn chưa thống nhất giữa các địa phương cấp huyện. Còn tình trạng bỏ sót chế độ hỗ trợ, hỗ trợ không đúng đối tượng, lợi dụng kẻ hở pháp luật để trục lợi từ chính sách bồi thường, hỗ trợ. Công tác đầu tư xây dựng một số khu tái định còn chậm do thiếu vốn. Đời sống của đa số người bị thu hồi đất tại nơi tái định cư còn nhiều khó khăn. Việc giải quyết khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều vụ chưa giải quyết dứt điểm. Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ bàn giao mặt bằng để thi công các công trình, dự án trên bàn, kéo chậm tốc độ phát triển kinh tế, xã hội địa phương, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.

Những hạn chế trong công tác này chủ yếu bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Quá trình quản lý đất đai trước đây còn nhiều tồn tại, bất cập kéo dài; chính sách pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi. Thực tiễn sử dụng đất đai ở địa phương phức tạp. Năng lực hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và quản lý đầu tư còn nhiều hạn chế. Quản lý, điều hành, phối hợp thực hiện chính sách đất đai (nhất là lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất) của bộ máy hành chính nhà nước tại địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Từ thực tế tình hình trên, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có nhiều giải pháp đồng bộ về lâu dài để phát huy kết quả đạt được, hạn chế thấp nhất những tồn tại, giải quyết các vướng mắc trong công tác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để trong thời gian tới, công tác này đáp ứng được yêu cầu về quỹ đất cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương.

83

Chương 3:

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH

CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu việc cụ thể hóa các chính sách và tình hình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để góp phần hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Thừa Thiên Huế nói riêng và trên cả nước nói chung, tác giả đưa ra phương hướng, quan điểm, các giải pháp cần thực hiện cũng như một số kiến nghị cụ thể như sau:

3.1. Phƣơng hƣớng, quan điểm chung để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất

Phải khẳng định nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thực hiện chính sách pháp Luật Đất đai nói chung và trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng là: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt vì ngoài chức năng là tài sản thông thường, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất và nguồn sống của con người. Với vai trò là tư liệu sản xuất thì đất đai cũng là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, càng sử dụng nhiều thì giá trị của nó ngày càng gia tăng. Nhà nước trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật. Khi Nhà nước thu hồi đất thì tuỳ theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất mà người sử dụng đất được bồi

84

thường theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.

Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị (trong đó chú trọng sự vào cuộc của các tổ chức chính trị- xã hội có người bị thu hồi đất tham gia). Công tác thu hồi đất phải thực sự công khai, minh bạch và phải có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong việc vận động nhân dân, giám sát, phản biện đối với cơ quan, đơn vị thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp.

Khi bồi thường về đất, ngoài nguyên tắc tuân thủ theo cơ chế thị trường còn phải chú trọng đến sự thiệt hại về lâu dài của người sử dụng đất khi bị mất đi vĩnh viễn tư liệu sản xuất đặc biệt. Do đó, Nhà nước phải tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nhà nước từng bước hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất các loại (quỹ đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất thương mại dịch vụ và cả đất nông nghiệp), huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải tỏa. Nhà nước chỉ buộc người sử dụng đất phải giao lại đất đang sử dụng bị thu hồi khi họ đã có chỗ ở mới phù hợp, có đất mới để tiếp tục sản xuất.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định tại tỉnh Thừa Thiên Huế hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định tại tỉnh Thừa Thiên Huế

85

Trong thời gian tới, để từng bước hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định khi Nhà nước thu hồi đất, Đảng bộ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)