Tổ chức bộ máy QLNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 26)

Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.721], tổ chức là một hệ thống gồm nhiều phân hệ có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tác động lẫn nhau trong một tổng thể, phát sinh một lực tổng hợp tác động cùng chiều lên một đối tượng nhằm đạt những mục tiêu đã định.

Cũng theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính [47, tr.51] bộ máy QLNN gồm tổng thể các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền do quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp lập ra, có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước nhằm giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân. Là hệ thống bảo đảm thực thi quyền hành pháp và hoạt động liên tục của các công sở.

Như vậy, tổ chức bộ máy QLNN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, có những mối quan hệ hữu cơ hợp lý, rõ ràng, hợp tác và phối hợp chặt chẽ, tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục tiêu đã định.

Nhà nước thực hiện chức năng duy trì trật tự và ổn định xã hội. Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau để quản lý các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quản lý môi trường là một lĩnh vực của quản lý đời sống xã hội. Trong đó, quản lý chất lượng nước thải là một bộ phận của quản lý môi trường. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các KCN đã được hình thành như một nhân tố có đóng góp tích cực. Tuy vậy, để việc phát triển của các KCN không gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống xã hội, Nhà nước xác lập hệ thống các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương để quản lý các vấn môi trường trong KCN trong đó có nhiệm vụ QLNN về chất lượng nước thải. Hệ thống các cơ quan này được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể, số lượng công chức phù hợp, kinh phí hoạt động, có trách nhiệm đảm bảo luật pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN được thi hành, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp trong KCN, đảm bảo chất lượng nước thải các KCN được duy trì ổn định theo một chuẩn mực được quy định.

1.2. Sự cần thiết, đặc điểm, các yếu tố ảnh hƣởng đến QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN

1.2.1. Sự cần thiết QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN

1.2.1.1. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa Nhà nước – doanh nghiệp trong các KCN – người dân

Hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN là sự hiện thực hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chính mối quan hệ giữa con người với môi trường, khắc phục các hậu quả ô nhiễm môi trường do nước thải của các KCN gây ra. Đồng thời, QLNN về chất lượng nước thải các KCN là sự thể hiện nguyên tắc Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế để đảm bảo sự hài hòa trong mối quan hệ Nhà nước – doanh nghiệp trong các KCN – người dân. Đó cũng là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ lâu dài. Nhà nước đạt được mục tiêu quản lý xã hội, chất lượng nước thải các KCN được duy trì theo đúng chuẩn mực. Doanh nghiệp tự do kinh doanh, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Người dân được hỗ trợ các điều kiện tìm kiếm việc làm, tri thức, nâng cao dân trí và được sống trong môi trường an toàn.

1.2.1.2. Đảm bảo đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên và sức khỏe con người

Nước thải của các doanh nghiệp sản xuất trong các KCN có chứa các chất

gây ô nhiễm là các hợp chất hóa học khác nhau. Mỗi hợp chất hóa học khi xâm nhập vào cơ thể con người, các loài động, thực vật được tích tụ trong cơ thể và có thể gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe hoặc sự sinh tồn. Cụ thể: Khi bị nhiễm độc ion thủy ngân (Hg2+) các loài giáp xác sẽ bị ức chế quá trình chuyển giai đoạn, giảm hô hấp, ngưng hoạt động bơi lội. Đối với con người, các muối vô cơ của thủy ngân có thể phá hủy da, mắt, đường tiêu hóa và gây ra sự tổn hại thận. Khi bị nhiễm độc ion asen (As2+) cá da trơn có thể bị biến dạng thận trên và tùy tạng, tích lũy trong võng mạc mắt, gan, thận làm biến đổi các chỉ tiêu huyết học và chậm sinh trưởng. Con người bị nhiễm độc asen lâu dài dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn chức năng gan, thận. Khi bị nhiễm độc ion crôm (Cr6+) cá lờ đờ không bơi lội do bị biến

có thể bị loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi. Nếu nước thải có chứa các chất gây ô nhiễm không được xử lý thải vào môi trường. Các chất gây ô nhiễm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và các loài động thực vật qua quá trình tiêu hoặc chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. QLNN về chất lượng nước thải các KCN đảm bảo chất lượng nước thải của các KCN được duy trì ở một chuẩn mực nhất định không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên.

1.2.1.3. Đảm bảo chất lượng nước thải KCN theo đúng quy định

Các doanh nghiệp KCN trong quá trình sản xuất thải vào môi trường các chất ô nhiễm gây nên các mâu thuẫn nghiêm trọng giữa xã hội và môi trường. Hậu quả dẫn đến mất cân bằng môi trường tự nhiên, ô nhiễm môi trường. QLNN về chất lượng nước thải các KCN định ra các quy định để điều khiển hành vi của các đối tượng mà nó quản lý, nhằm tác động một cách đúng hướng các hoạt động sản xuất đảm bảo nước thải phát sinh đúng theo các chuẩn mực mà Nhà nước đã định ra và hướng các doanh nghiệp tuân thủ. Nếu QLNN về chất lượng nước thải các KCN không thực hiện được nhiệm vụ của mình bằng việc sử dụng hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ của con người tác động lên môi trường theo ý chí của Nhà nước thì môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề, nền sản xuất xã hội bị đình trệ, ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai phát triển của con người và đời sống xã hội. Nếu QLNN về chất lượng nước thải các KCN được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả sẽ đảm bảo phát triển bền vững, duy trì mối quan hệ hài hòa giữa con người và môi trường. Như vậy, QLNN mang lại sự công bằng đối với tất cả các đối tượng quản lý, đảm bảo sự phát triển mang tính bền vững.

1.2.1.4. Quyết định chiến lược phát triển bền vững

Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về BVMT, gắn nó với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương. Ngày nay, tăng trưởng kinh tế không còn là

mục tiêu duy nhất của sự phát triển. Các vấn đề mới nảy sinh trong xã hội hiện nay gồm ô nhiễm môi trường đang gia tăng, mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội bền vững. Song hành với các chiến lược phát triển của cả nước và từng địa phương là một hệ thống VBQPPL ngày càng hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong các KCN phù hợp với mục tiêu phát triển. Hệ thống các văn bản pháp luật về BVMT các KCN là công cụ pháp lý của các cấp chính quyền, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý. Các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định về BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN, đồng thời, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật, kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung.

Bên cạnh đó, Nhà nước sử dụng các chính sách như các đòn bẩy khuyến khích các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, chuyển giao công nghệ hiện đại, công nghệ xanh sạch để giảm thiểu lượng phát thải nước thải từ các KCN ra môi trường phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của đất nước và của từng địa phương.

1.2.2. Đặc điểm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải KCN

1.2.2.1. QLNN về chất lượng nước thải các KCN khó khăn và phức tạp

Ở Việt Nam ta hiện nay, hầu hết các KCN phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau có khối lượng nước thải phụ thuộc vào quy mô sản xuất, tải lượng và thành phần các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng và quy trình công nghệ sản xuất. Với mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp sản xuất khác nhau có thành phần chất gây ô nhiễm trong nước thải khác nhau. Với mỗi thành phần chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước thải đòi hỏi quy trình công nghệ xử lý khác nhau, cụ thể: Đối với nước thải có hàm lượng các chất hữu cơ cao quy trình xử lý phải áp dụng công nghệ xử lý sinh học. Nhưng đối với nước thải có hàm lượng ion kim loại nặng cao (Cr3+, Cr6+, Ni2+, ...) đòi hỏi quy trình xử lý phải áp dụng công nghệ hóa lý kết hợp sinh học.

Nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN đều xả thải vào chung một hệ thống thu gom và xử lý, vì vậy, việc quản lý là khó khăn.

Ngoài ra, QLNN về chất lượng nước thải các KCN điều kiện đầu tiên phải có bộ quy chuẩn chung thống nhất. Nhưng do tính chất đa ngành, đa lĩnh vực trong các KCN ở nước ta hiện nay, để xây dựng một bộ quy chuẩn chung áp dụng phù hợp cho tất cả các ngành, các lĩnh vực sản xuất không phải là dễ dàng. Quy định về giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải được phép cũng phải phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, không thể lấy tiêu chí của ngành này áp dụng cho ngành khác.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật BVMT của chủ doanh nghiệp, người lao động cũng như trình độ chủ các doanh nghiệp, người lao động không đồng đều. Chính các yếu tố đó đòi hỏi các nhà quản lý trong quá trình quản lý phải hết sức linh hoạt và chủ động nhận diện, nắm bắt được thực tế để từ đó đưa ra được các phương pháp quản lý phù hợp với điều kiện cho phép.

Với điều kiện thực tế các KCN Việt Nam phương pháp kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm là hoàn toàn chưa đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra. Với phương thức kiểm tra như trên sẽ bỏ sót rất nhiều các hành vi vi phạm pháp luật BVMT đối với nước thải. Việc kiểm soát chất lượng nước thải các KCN đòi hỏi phải được thực hiện 24/24 giờ trong ngày. Hiện nay, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương chưa có đủ hạ tầng đáp ứng việc kết nối với hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục của các KCN. Chưa một KCN nào trong cả nước được lắp đặt trạm quan trắc tự động liên tục nằm trong hệ thống các trạm quan trắc quốc gia.

Các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm tra, thanh tra phải là các trang thiết bị hiện đại đảm bảo phát hiện đầy đủ chất gây ô nhiễm có trong nước thải của các KCN. Hầu hết các thiết bị này trong nước chưa sản xuất được. Kinh phí đầu tư mua sắm các trang thiết bị rất tốn kém. Hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương chưa quan tâm bố trí kinh phí mua sắm các trang thiết bị này. Việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu thực hiện bằng biện pháp hành chính chủ yếu và dựa vào kinh nghiệm cũng như số liệu các doanh nghiệp cung cấp.

1.2.2.2. Là hoạt động có tính đa ngành và liên ngành

Đối tượng QLNN về chất lượng nước thải các KCN là chủ thể các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải trong các KCN. Các hoạt động sản xuất rất đa dạng và phức tạp như: chế biến nông sản, dệt nhuộm, xi mạ, sản xuất phân bón, chế tạo máy móc, ...Đồng thời trải rộng khắp các vùng, miền trên cả nước và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do đó, đòi hỏi hoạt động quản lý về chất lượng nước thải các KCN phải thiết lập sự liên kết, phối hợp đa ngành và liên ngành giữa các cơ quan chuyên trách về quản lý môi trường các KCN với các ngành, lĩnh vực khác nhau. Hệ thống này bao gồm các cơ quan từ trung ương đến địa phương. Quốc hội ban hành Hiến pháp, các văn bản Luật; Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật và chỉ đạo thực hiện các VBQPPL; các cấp chính quyền địa phương hướng dẫn, tổ chức thực hiện các VBQPPL; các ngành, cấp tổ chức thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao (ở trung ương có Bộ TN & MT, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công an, ...ở địa phương có Sở TN & MT, Sở Công thương, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Kế hoạch Đầu tư, Công an tỉnh, ...)

Sự đa ngành thể hiện ở việc lĩnh vực hoạt động của các ngành đó có liên quan đến chất lượng nước thải các KCN. Do đó trong quá trình quản lý cần phải có sự phối hợp liên ngành để tạo ra sự đồng bộ và thống nhất nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất

1.2.2.3. QLNN về chất lượng nước thải các KCN đòi hỏi chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cao

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các hoạt động sản xuất không ngừng biến đổi với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Nhiều loại chất mới, vật liệu mới được nghiên cứu và ứng dụng trong sản xuất. Do đó, chất lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng và phức tạp. Muốn quản lý tốt chất lượng nước thải từ các KCN trước hết phải nhận diện được một cách đầy đủ các tính chất và thành phần của nước thải phát sinh. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý, các nhà quản lý chất lượng nước thải các KCN

phải được hỗ trợ về mặt kỹ thuật các trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đo lường, đánh giá và đặt ra các quy chuẩn để quản lý. Các trang thiết bị hiện đại cũng là công cụ hữu hiệu nhằm giúp các nhà quản lý phát hiện, đánh giá và là cơ sở để kết luận các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp trên cơ sở đó có quyết định xử lý một cách thuyết phục.

1.2.2.4. Là cơ sở đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người - tự nhiên

Trong lĩnh vực QLNN về nước thải các KCN, xét trong mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, Nhà nước đại diện cho con người, xã hội, là khâu trung gian giữa xã hội và tự nhiên. QLNN về chất lượng nước thải các KCN là cơ sở để đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa con người và tự nhiên. Nhu cầu sống của con người ngày càng tăng, để thỏa mãn nhu cầu đó, con người tiến hành các hoạt động sản xuất xã hội. Trong quá trình sản xuất đó, con người xả thải vào môi trường tự nhiên nước thải chứa các chất ô nhiễm gây mất cân bằng hoặc nghiêm trọng hơn là hủy hoại môi trường tự nhiên. Hoạt động QLNN về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 26)