Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 83 - 90)

3.2.2.1. Kiện toàn bộ máy quản lý chất lượng nước thải các KCN

Với hệ thống tổ chức QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định như đã phân tích trong chương 2, hiệu quả QLNN tỏ ra chưa hiệu quả, các cơ quan QLNN tuy chức năng, nhiệm vụ đã rõ ràng nhưng việc phối hợp với nhau khá rời rạc. Bằng việc phân tích nguyên nhân và chỉ ra các hạn chế, chúng tôi đề xuất bộ máy quản lý chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định như sau:

UBND tỉnh

Các Công Sở Sở UBND Ban

Sở, an Công TN huyện Quản

ngành tỉnh thương & xã lý khác MT phường các KCN Chủ Các doanh đầu tư trong các KCN KCN

+ Chỉ đạo chuyên môn: + Quan hệ phối hợp: + Các nhiệm vụ khác:

Để hệ thống các cơ quan QLNN hoạt động có hiệu quả lãnh đạo tỉnh Nam Định cần chỉ đạo các cơ quan tham mưu tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong tổ chức. Việc tăng cường phối hợp cần phải được thực hiện trong thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT đối với nước thải trong các KCN. Ngoài ra, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan còn thể hiện trong việc trợ giúp đào tạo để nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường của các cơ quan như Ban Quản lý các KCN, lực lượng cảnh sát môi trường. Các cơ quan quản lý tại Trung ương tăng cường tuyên truyền, quảng bá các công nghệ thân thiện môi trường, các công nghệ XLNT mới hiệu quả cao, chi phí đầu tư thấp, dễ vận hành đến các doanh nghiệp trong các KCN.

Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định. Để việc phối hợp trao đổi thông tin được tốt giúp ích cho quản lý và tiết kiệm chi phí, giữa các cơ quan quản lý môi trường nước thải trong các KCN của tỉnh cần phải ngồi lại với nhau để xây dựng nên một quy chế trao đổi thông tin lẫn nhau theo hướng tập trung về Ban Quản lý các KCN tỉnh vì đây là đơn vị đầu mối quản lý trực tiếp các vấn đề có liên quan đến KCN: Gửi văn bản giấy, đăng tải dữ liệu lên trang thông tin điện tử của cơ quan

3.2.2.2. Phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN có liên quan về chất lượng nước thải các KCN

Như đã phân tích trong chương 2, chưa có sự thống nhất trong việc giao trách nhiệm quản lý trực tiếp về chất lượng nước thải các KCN cho Sở Tài nguyên Môi trường hay Ban Quản lý các KCN. Một số nhiệm vụ cụ thể nên giao lại cho Ban Quản lý các KCN chưa được triển khai. Vì vậy, cần phải thống nhất trong việc giao trách nhiệm quản lý trực tiếp cho Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định. Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định là cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN và phải chịu mọi trách nhiệm trước UBND tỉnh Nam Định và cộng đồng nếu để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, thực

hiện việc ủy quyền một số chức năng nhiệm vụ cho Ban Quản lý các KCN theo quy định. Các cơ quan QLNN khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định trong QLNN về chất lượng nước thải để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý.

Phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN như sau:

- UBND tỉnh Nam Định:

+ Ban hành các quy định liên quan

+ Tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật

+ Xây dựng quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh + Phê duyệt quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các KCN

+ Duyệt dự toán chi vốn sự nghiệp môi trường cho các KCN -SởTN&MT: + Xây dựng các quy định liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi các chính sách, VPQPPL trình UBND tỉnh phê duyệt

+ Thực hiện dự toán chi vốn sự nghiệp môi trường cho các KCN

+ Xây dựng, trình ban hành các văn bản quy định quản lý chất lượng nước thải trong các KCN trong phạm vi quyền hạn.

+ Giám sát và hỗ trợ Ban Quản lý các KCN thực hiện nhiệm vụ do Ban Quản lý các KCN là đơn vị chủ trì thực hiện.

- Ban Quản lý các KCN là cơ quan đầu mối quản lý đối với các vấn đề trong các KCN trong đó có nhiệm vụ QLNN về chất lượng nước thải:

+ Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án BVMT chi tiết; xác nhận đề án BVMT đơn giản, đăng ký kế hoạch BVMT của dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ sở sản xuất

kinh doanh đầu tư vào trong KCN.

+ Kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử các công trình, biện pháp BVMT 78

của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư vào KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức.

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện BVMT của các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN và các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN theo cam kết của chủ dự án.

+ Tuyên truyền phổ biến các VBQPPL về BVMT KCN đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN.

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý các chất thải nguy hại của các doanh nghiệp. Cấp số đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho các cơ sở

sản xuất kinh doanh trong KCN.

+ Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN.

+ Thẩm định, tổ chức thu phí BVMT của các KCN. - Sở Công thương: Kiểm tra giám sát an toàn vệ sinh lao động và môi trường lao động tại các doanh nghiệp trong KCN

- Sở Y tế:

Kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe đời sống công nhân lao động trong các doanh nghiệp

- Sở Tài chính:

Cân đối và bố trí ngân sách cho sự nghiệp môi trường tại các KCN. Đồng thời giám sát các hoạt động chi đảm bảo đúng nội dung, mục đích.

- Công an tỉnh:

Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy; điều tra, trấn áp tội phạm trong lĩnh vực môi trường các KCN; Xử lý vi phạm, truy tố các hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

- UBND cấp huyện, xã có KCN: 79

Phối hợp QLNN về chất lượng nước thải các KCN với cơ quan QLNN có liên quan.

- Chủ đầu tư các KCN:

+ Chủ đầu tư các KCN phải hướng dẫn, rà soát đảm bảo 100% nước thải ra của các đơn vị thứ cấp được thu về trạm XLNT tập trung.

+ XLNT KCN đảm bảo quy chuẩn cho phép.

+ Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động sau hệ thống xử lý và truyền dữ liệu quan trắc về Sở TN & MT, Ban Quản lý các KCN.

+ Định kỳ báo cáo tình hình BVMT trong KCN. + Bố trí đủ số cán bộ chuyên trách về BVMT.

- Các doanh nghiệp trong KCN:

+ Phải bố trí cán bộ theo dõi công tác BVMT của cơ sở; chịu trách nhiệm quản lý môi trường trong phạm vi cơ sở.

+ Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung trong Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận cam kết BVMT đã được cơ quan QLNN có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

+ Phải có báo cáo bằng văn bản gửi đến cơ quan đã phê duyệt báo cáo ĐTM hoặc xác nhận cam kết BVMT, Ban Quản lý KCN kế hoạch xây lắp các công trình xử lý môi trường, kế hoạch tự giám sát môi trường trong giai đoạn thi công để các cơ quan này theo dõi, kiểm tra, giám sát.

+ Phải ký văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư KCN về các điều kiện được phép đấu nối nước thải của cơ sở vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy XLNT tập trung.

+ Phải đấu nối đầu ra của hệ thống thoát nước thải vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy XLNT tập trung dưới sự giám sát của chủ đầu tư KCN.

+ Nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều phải xử lý sơ bộ đạt điều kiện đã thỏa thuận với chủ đầu tư KCN trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy XLNT tập trung.

+ Phải bảo đảm thuận tiện cho việc quan trắc lấy mẫu và đo lưu lượng nước thải tại đầu ra của công trình XLNT sơ bộ của doanh nghiệp.

+ Có trách nhiệm thực hiện quan trắc môi trường theo quy định tại báo cáo ĐTM hoặc xác nhận cam kết BVMT đã được cơ quan QLNN có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Việc quan trắc môi trường phải tuân thủ đúng theo nội dung của chương trình quản lý và quan trắc môi trường đã cam kết trong báo cáo ĐTM. Sau mỗi đợt quan trắc môi trường, chủ dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho Ban Quản lý KCN và Sở TN & MT.

+ Có trách nhiệm công khai thông tin về môi trường trong phạm vi cơ sở và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai.

+ Có trách nhiệm công khai với người lao động tại cơ sở về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường và biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.

3.2.2.3. Tăng cường nhân lực cho hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN

Hiện nay, cán bộ làm nhiệm vụ QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định thiếu về số lượng. Năng lực chuyên môn của các cán bộ này chưa đồng đều, có cơ quan cán bộ làm nhiệm vụ không có năng lực chuyên môn thuộc chuyên ngành theo yêu cầu. Vì vậy, việc bổ sung cán bộ, công chức cho các cơ quan QLNN là cần thiết. Hằng năm, các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải trong tỉnh cần phải rà soát nhu cầu về cán bộ để xây dựng kế hoạch bổ sung. UBND tỉnh cần có chính sách thu hút các sinh viên, người lao động có trình độ đại học trở lên đúng các chuyên ngành theo quy định về công tác tại các vị trí việc làm này. Đi đôi với các chính sách tuyển dụng, thu hút người có năng lực, cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn một cách thường xuyên cho các cán bộ, công chức đang công tác tại các vị trí việc làm này.

Kiện toàn bộ máy quản lý chất lượng nước thải các KCN từ trung ương tới địa phương, đặc biệt là các cơ quan, chính quyền địa phương (các Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh) là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong QLNN về chất lượng nước thải trong các KCN. Xác định, đây là lực lượng nòng cốt trong hệ thống quản lý, vì các cán bộ Ban Quản lý các KCN có thể đi sâu nắm bắt tình hình hoạt động của từng doanh nghiệp, từng KCN để thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý. Ban Quản lý các KCN phải được bổ sung đủ số công chức theo yêu cầu thực tế (ít nhất là 5 công chức) có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành hóa học, sinh học, môi trường. Có như vậy, Ban Quản lý các KCN tỉnh mới có đủ điều kiện để được ủy quyền một số chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

Bên cạnh đó, tuy đã có quy định về việc các doanh nghiệp và các KCN phải bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, hiện tại chưa có chế tài để buộc các đơn vị này thực hiện theo đúng quy định. Có thể nói, đội ngũ các công nhân kỹ thuật chuyên trách, bán chuyên trách về môi trường tại các KCN và tại các doanh nghiệp nằm trong các KCN là một hệ thống mắt xích rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện các quy định về chất lượng nước thải các KCN một cách có hiệu quả. Vì vậy, cần thiết phải có quy định một cách chặt chẽ nhất về việc bố trí lực lượng phụ trách môi trường tại các KCN và tại các doanh nghiệp và phải có chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp không tuân thủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)