Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 47)

Trong giai đoạn 2010 - 2015 GDP của tỉnh Nam Định tăng trưởng bình quân 7,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2,8 - 3,2 triệu đồng/tháng. Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm dần các ngành nông nghiệp [26, tr.6].

- Ngành nông, lâm, thủy sản: trong 5 năm từ 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành đạt 4,2%/năm trong đó ngành thủy sản đã khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của tỉnh. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần qua

các năm. Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nông sản xuất khẩu có xu hướng gia tăng [26, tr.9].

- Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.688 tỷ đồng (giá cố định 1994), gấp khoảng 1,3 lần so với

năm 2010. Giai đoạn 2010 - 2015, với sự đầu tư mạnh mẽ cho công nghiệp, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp, ngành công nghiệp tỉnh Nam Định đã có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 16,7%/năm. Đến năm 2015, toàn tỉnh đã có 3 KCN đưa vào sử dụng, thu hút trên 100 dự án đầu tư trong nước và ngoài nước [26, tr.9].

- Dịch vụ: Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, thị trường ngày càng được mở rộng, lưu thông hàng hóa tốt, chất lượng

ngày càng tăng, mẫu mã đẹp, giá ổn định, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quan 11,7%/năm giai đoạn 2010 - 2015. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu gồm: nông thủy sản, thủ công mỹ nghệ và một số hàng công nghiệp khác, hàng dệt kim [26, tr.9].

Tính đến năm 2015, dân số tỉnh Nam Định là 1.845.568 người, mật độ dân số là 1.117 người/km2. Mật độ phân bố dân cư không đồng đều, Thành phố Nam Định là nơi có mật độ dân cư tập trung đông nhất với 5.380 người/km2 các huyện còn lại có mật độ dao động từ (705 - 1.441) người/km2. Dân số thành thị

chỉ chiếm khoảng 18,2% dân số toàn tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động 984.000 người [28, tr.52].

Số lượng người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh là 984000 người. Trong đó, số lao động có trình độ đại học chiếm 39%; số lao động có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề chiếm 32%; số lao động có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 27%; 2% số lao động còn lại có trình độ tốt nghiệp phổ thông cơ sở [28, tr.33].

2.2 Đặc điểm chất lƣợng nƣớc thải các KCN tỉnh Nam Định 2.2.1. Tình hình phát triển các KCN tỉnh Nam Định

Nam Định có 10 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập hoặc quyết định đưa vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với tổng diện tích quy hoạch khoảng 2000ha. Trong đó, có 3 KCN đã hoạt động gồm KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh và KCN Rạng Đông đang được thành lập. Tính đến 31/12/2015, có 148 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với các ngành nghề chủ yếu: may mặc, sợi, dược phẩm, cơ khí, mạ dệt nhuộm, chế biến gỗ và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất hàng nhựa gia dụng. Trong đó, 128 dự án đã đi vào hoạt động [34, tr.2].

KCN Hòa Xá có tổng diện tích đất thương phẩm 286,5 ha đã đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh gồm: Hệ thống giao thông nội bộ; hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước mưa, nước thải; hệ thống thông tin liên lạc; trạm XLNT tập trung. KCN Hòa Xá là KCN có vốn đầu tư từ nguồn ngân sách của tỉnh. UBND tỉnh giao Công ty Phát triển và khai thác hạ tầng KCN làm chủ đầu tư xây dựng và vận hành. KCN được đi vào hoạt động từ năm 2003, có 121 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong đó có 111 dự án đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy 100% [34, tr.4].

KCN Mỹ Trung có tổng diện tích đất thương phẩm là 150,1 ha đã đầu tư một phần công trình hạ tầng gồm: một số tuyến giao thông chính; hệ thống cấp

điện; hệ thống cấp nước; một phần hệ thống thoát nước mưa, nước thải; hệ thống thông tin liên lạc. KCN Mỹ Trung có chủ đầu tư là Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh và đi vào hoạt động từ năm 2005, có 14 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong đó có 7 dự án đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy 30% [34, tr.4].

KCN Bảo Minh có tổng diện tích đất thương phẩm 160 ha đã đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh gồm: Hệ thống giao thông nội bộ; hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước mưa, nước thải; hệ thống thông tin liên lạc; trạm XLNT tập trung. KCN Bảo Minh có chủ đầu tư là Công ty đầu tư hạ tầng KCN Bảo Minh và đi vào hoạt động từ năm 2012, có 13 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong đó có 10 dự án đã đi vào hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy 70% [34, tr.4].

Sản phẩm sản xuất chủ yếu: Hàng may mặc 40,7 triệu chiếc, Thuốc chữa bệnh 140 triệu viên, sợi toàn bộ 25.000 tấn, khăn các loại 7,0 triệu chiếc, bia các loại 20,0 triệu lít, đồ gỗ 35 triệu USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Hàng may mặc 36,0 triệu chiếc, khăn các loại 4,8 triệu chiếc, đồ gỗ 25,0 triệu USD, hàng thủ công mỹ nghệ 6,0 triệu USD, sản phẩm từ nến 2,9 triệu USD. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994): đạt 4950 tỷ đồng, tăng 129% so cùng kỳ năm trước, bằng 181% so kế hoạch tỉnh giao đầu năm. Giá trị hàng hoá xuất khẩu: 300 triệu USD, tăng 119% so cùng kỳ năm 2014. Thu nhập bình quân của người lao động 3,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 122 % so bình quân năm 2014. Nộp ngân sách về thuế ước đạt 180,317 tỷ đồng, tăng 110% so cùng kỳ năm 2014 [34, tr.5].

2.2.2. Đặc điểm chất lƣợng nƣớc thải các KCN tỉnh Nam Định

Chất lượng nước thải phát sinh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện đang là vấn đề được quan tâm của các cấp chính quyền địa phương. Các KCN tỉnh Nam Định là nơi tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của tỉnh. Các KCN hàng ngày phát thải khối lượng nước thải lớn; thành phần, tính chất của nước thải đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát. Đây cũng

là nơi có nguy cơ cao gây ra ô nhiễm môi trường, các sự cố môi trường nghiêm trọng nhất từ đó dẫn đến suy thoái môi trường tự nhiên. Nếu có sự cố môi trường xảy ra, với khối lượng nước thải lớn sẽ là nguồn gây ô nhiễm.

2.2.2.1. Đặc điểm chất lượng nước thải KCN Hòa Xá

KCN Hòa Xá hiện tại đã lấp đầy với 121 dự án đầu tư thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau. Trong đó, cơ khí lắp ráp và chế tạo máy là nhóm ngành sản xuất đặc trưng tại KCN này. Các chất gây ô nhiễm đặc trưng nhất trong nước thải của KCN này bao gồm: COD, Cr3+, Cr6+, Fe2+, Cu2+, Zn2+, Ni2+. Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN phải xử lý nước thải đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp trước khi thải vào trạm XLNT tập trung của KCN để xử lý. QCVN 40:2011/BTNMT cột B là quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nước thải của các doanh nghiệp được thu gom cùng nhau về trạm XLNT tập trung của KCN có công suất 4500 m3/ngày.đêm để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. QCVN 40:2011/BTNMT cột A là quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Hòa Xá do Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cung cấp như sau:

Bảng 4: Giá trị các thông số đặc trƣng nƣớc thải KCN Hòa Xá

TT Thông số Đơn vị 40:2011/BTNMTQCVN Kết quả phân tích Trƣớc xử lý Sau xử lý cột A 1 COD mg/l 75 102 72 2 Crom (VI) mg/l 0,05 0,07 0,045 3 Crom (III) mg/l 0,2 0,78 0,38 4 Đồng mg/l 2 3,17 0,72 5 Kẽm mg/l 3 12,08 6,9 6 Niken mg/l 0,2 1,56 0,692 7 Sắt mg/l 1 1,27 0,17

Từ bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Hòa Xá ta có nhận xét như sau: nước thải của KCN Hòa Xá sau khi xử lý qua trạm XLNT tập trung có 3 thông số có giá trị vượt quy chuẩn môi trường quốc gia cho phép cột A QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Thông số Cr3+ vượt 1,9 lần, thông số Zn2+ vượt 2,3 lần, thông số Ni2+ vượt 3,46 lần. Với kết quả quan trắc này, ta có thể khẳng định, công nghệ xử lý của trạm XLNT tập trung KCN Hòa Xá chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.2.2.2. Đặc điểm chất lượng nước thải KCN Mỹ Trung

KCN Mỹ Trung có 7 dự án hoạt động chủ yếu thuộc nhóm ngành may mặc. Các chất gây ô nhiễm đặc trưng nhất trong nước thải của KCN này bao gồm: BOD, Cr3+, Cr6+, coliform. Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN phải xử lý nước thải đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp trước khi thải vào trạm XLNT tập trung của KCN để xử lý. Nước thải của các doanh nghiệp được thu gom cùng nhau về trạm XLNT tập trung của KCN để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, KCN Mỹ Trung chưa được đầu tư xây dựng trạm XLNT tập trung. Nước thải của các doanh nghiệp trong KCN phải tự xử lý đạt cột B QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp và thải vào hệ thống thoát nước thải sinh hoạt của thành phố Nam Định. Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Mỹ Trung lấy tại vị trí cống thu gom nước thải chung do Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cung cấp như sau:

Bảng 5: Giá trị các thông số đặc trƣng nƣớc thải KCN Mỹ Trung QCVN Kết quả TT Thông số Đơn vị 40:2011/BTNMT phân tích cột A 1 BOD mg/l 30 138 2 Crom (VI) mg/l 0,05 0,12 3 Crom (III) mg/l 0,2 0,45 4 Coliform MPN/100ml 3000 8042

Từ bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Mỹ Trung ta có nhận xét như sau: nước thải của KCN Mỹ Trung cả 4 thông số đặc trưng đều có giá trị vượt quy chuẩn môi trường quốc gia cho phép cột A QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. Thông số BOD vượt 4,6 lần, thông số Cr3+ vượt 2,25 lần, thông số Cr6+ vượt 2,4 lần, thông số coliform vượt 2,68 lần. Với kết quả quan trắc như trên, yêu cầu đầu tiên đối với KCN Mỹ Trung cần phải đầu tư xây dựng trạm XLNT tập trung đảm bảo XLNT đạt yêu cầu chất lượng theo quy định.

2.2.2.3. Đặc điểm chất lượng nước thải KCN Bảo Minh

KCN Bảo Minh hiện có 10 dự án đang hoạt động chủ yếu thuộc lĩnh vực dệt nhuộm. Các chất gây ô nhiễm đặc trưng nhất của nước thải KCN này bao gồm: COD, Cr3+, Cr6+. KCN Bảo Minh tiếp nhận nước thải của các doanh nghiệp không qua xử lý sơ bộ. Toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp xả thải vào một hệ thống thu gom chung dẫn về trạm XLNT tập trung có công suất 5000 m3/ngày.đêm để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp cột A. Kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Bảo Minh lấy tại vị trí cống xả nước thải KCN do Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định cung cấp như sau:

Bảng 6: Giá trị các thông số đặc trƣng nƣớc thải KCN Bảo Minh

TT Thông số Đơn vị Quy chuẩn Kết quả

phân tích

1 COD mg/l 75 60

2 Crom (VI) mg/l 0,05 0,02

3 Crom (III) mg/l 0,2 0,09

Từ bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải KCN Bảo Minh ta có nhận xét như sau: Chất lượng nước thải KCN Bảo Minh đều đạt quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp cột A, chứng tỏ công nghệ xử lý của trạm XLNT của KCN rất phù hợp với yêu cầu thực tế.

Như vậy, với kết quả quan trắc chất lượng nước thải của cả ba KCN như trên, các thông số vượt quy chuẩn cho phép đều là hợp chất hóa học độc hại có

khả năng gây ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Mặc dù, tại tỉnh Nam Định, chưa có bất kỳ một nghiên cứu chính thức nào đánh giá các ảnh hưởng tác động của nước thải ô nhiễm từ các KCN đến môi trường cộng đồng và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, các nguy cơ về thảm họa môi trường và sức khỏe còn người trong tương lai là khó tránh khỏi. Vì vậy, trước mắt QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định cần phải ngăn chặn ngay tình trạng chất lượng nước thải các KCN không đạt quy chuẩn xả thải ra môi trường.

2.2.3. Đặc điểm QLNN về chất lƣợng nƣớc thải các KCN tỉnh Nam Định

2.2.3.1. QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định gặp nhiều khó khăn

Với những đặc trưng về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định như đã nêu ở trên, QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định có những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, phải kể đến số lượng và ngành nghề đầu tư vào mỗi KCN tỉnh Nam Định khác nhau ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước thải của mỗi KCN.

Đối với KCN Hòa Xá, số lượng dự án đầu tư vào KCN là 121 thuộc nhiều nhóm ngành. Với số lượng các dự án đầu tư như vậy, tổng lưu lượng nước thải của cả KCN hiện tại đã đạt đến công suất thiết kế của trạm XLNT tập trung của KCN. Trong năm 2017, dự kiến có 17 doanh nghiệp sẽ hoạt động đạt đến công suất đăng ký (giai đoạn trước các doanh nghiệp này mới chỉ hoạt động 50 – 70% công suất đăng ký). Tổng lưu lượng nước thải của KCN dự kiến khoảng 8000 – 9000 m3/ngày.đêm. Vậy trạm XLNT tập trung KCN Hòa Xá sẽ phải đầu tư mở rộng khoảng 3500 – 4500 m3/ngày.đêm ngay trong năm 2017 thì mới đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh của KCN. Hơn nữa, với số lượng doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hòa Xá lớn, nhiều doanh nghiệp không xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, chủ đầu tư trạm XLNT tập trung KCN Hòa Xá không đủ năng lực để kiểm soát. Điều này dẫn đến chất lượng nước thải đầu vào trạm XLNT tập

trung của KCN Hòa Xá không đúng thiết kế. Chính vì vậy, chất lượng nước thải sau khi xử lý tại trạm XLNT của KCN Hòa Xá không đạt quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Ngoài ra, do chất lượng nước thải đầu vào trạm XLNT không đảm bảo theo đúng thiết kế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ vi sinh vật trong hệ thống XLNT gây ra sự cố cho trạm XLNT KCN Hòa Xá. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý các KCN, chỉ trong năm 2015, trạm XLNT KCN Hòa Xá đã có 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 47)