Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 93)

nghiệp, KCN gây ô nhiễm môi trƣờng

- Đẩy mạnh thực hiện nghiêm việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng nước thải đối với các doanh nghiệp đầu tư trong KCN và đối với các KCN theo định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm

- Ban Quản lý các KCN tỉnh Nam Định phối hợp với thanh tra TN & MT, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tăng tính rắn đe.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào việc chấp hành các quy định về Luật BVMT, các văn bản dưới luật, các quy chuẩn môi trường quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

- Thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng không bỏ sót, lọt

lưới các vi phạm trong BVMT đối với chất lượng nước thải các KCN

- UBND tỉnh cần bố trí kinh phí cho hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra (chi phí thuê đơn vị quan trắc, mua sắm các thiết bị đo nhanh); hoạt động nghiệp vụ kiểm tra xác nhận công trình môi trường (chi phí thuê quan trắc).

- Xây dựng khung xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp rõ ràng, chi tiết, chính xác, đảm bảo công bằng, đúng mức độ vi phạm

- Cưỡng chế thực thi pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT về chất lượng nước thải trong các KCN. Đối với các hành vi xả nước 85

thải ra môi trường vượt quá quy chuẩn cho phép gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi, UBND tỉnh cần yêu cầu thời gian khắc phục vi phạm; xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành; xác định thiệt hại gây ra và buộc phải bồi thường cho các cá nhân, tổ chức chịu thiệt hại; cải tạo và phục hồi môi trường.

- Kiểm tra thông tin số liệu thường xuyên từ hệ thống quan trắc chất lượng nước thải tự động liên tục của các KCN. Đầu tư hệ thống hạ tầng tiếp nhận số liệu từ hệ thống quan trắc tự động liên tục của các KCN.

- Định kỳ quan trắc, giám sát để có số liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước thải các KCN theo thời gian và giám sát nguồn số liệu được cung cấp bởi hệ thống quan trắc tự động liên tục của các KCN. Bố trí kinh phí thực hiện phù hợp đảm bảo tần suất và thông số quan trắc cho từng KCN.

- Kiểm kê nguồn nước thải từ các KCN để đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh trong các KCN được thu gom xử lý tại trạm XLNT tập trung không rò rỉ ra môi trường.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ chất lượng nước thải các KCN đảm bảo đúng đủ tần xuất theo quy định đối với 1 doanh nghiệp. Xây dựng nội dung kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm và đổi mới hình thức thanh tra, kiểm tra theo kiểm tra định kỳ nhưng lấy mẫu đột xuất.

- Xử lý triệt để đối với tình trạng hoạt động không có trạm XLNT tập trung của KCN Mỹ Trung.

- Bổ sung thiết bị đo nhanh chất lượng nước đa chỉ tiêu cho các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải phục vụ giám sát và kiểm tra đột suất đối với các doanh nghiệp nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm để bắt quả tang

- Đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ kiểm tra chất lượng nước thải các KCN

- Với nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra định kỳ thực hiện theo hình thức thanh tra, kiểm tra có báo trước nhưng lấy mẫu đột xuất. Nghĩa là khi đoàn kiểm tra xuống làm việc sẽ không tiến hành lấy mẫu phân tích giám định chất lượng nước ngay tại thời điểm kiểm tra hoặc thanh tra. Đoàn kiểm tra thông báo cho doanh

nghiệp sẽ lấy mẫu vào một thời điểm bất kỳ trong thời gian nhất định không báo trước. Như vậy, mẫu phân tích đảm bảo được tính thực tế và tính khách quan. - Tăng số lượng các đoàn kiểm tra trong 1 năm để đảm bảo mỗi doanh nghiệp trong các KCN đều được kiểm tra 1 lần/năm.

- Cương quyết xử lý các doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm nước thải; truy tố trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật đối với nước thải gây hậu quả nghiêm trọng, các hành vi gian lận trong việc XLNT. Xác định và buộc bồi thường thiệt hại với các sự cố môi trường

- Xây dựng năng lực tự kiểm tra và chủ động BVMT của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn cải tiến, đổi mới về sản phẩm, công nghệ theo hướng

cùng lúc đạt cả lợi ích về môi trường và hiệu quả kinh doanh.

3.2.5. Thúc đẩy xã hội hóa hoạt động BVMT về chất lƣợng nƣớc thải KCN

- Khuyến khích việc cổ phần hóa hoặc tư nhân hóa các trung tâm quan trắc chất lượng môi trường, các trạm xử lý nước thải tập trung

- Thí điểm xã hội hóa một số dịch vụ công: tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; dịch vụ thẩm định đề án BVMT chi tiết. Nếu thành công sẽ tiến hành chính thức

- Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành và nâng cao giá trị sản phẩm, tạo sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Gắn kết chặt chẽ giữa chuyển giao và đầu tư công nghệ, thiết bị mới vào sản xuất, gắn sản xuất với thị trường.

- Kêu gọi các nhà đầu tư có khả năng đầu tư các công trình XLNT theo các hình thức công tư kết hợp, đầu tư vận hành và thu phí

- Rà soát lại và xác định rõ những công trình XLNT tập trung của KCN nào nhà nước phải bỏ tiền đầu tư, những công trình XLNT tập trung của KCN nào cần kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình hợp tác công tư, nhà nước và nhân dân cùng làm trong BVMT, sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy các sáng kiến môi trường bền vững.

- Có cơ chế khuyến khích các đơn vị tư vấn công nghệ, tư vấn quản lý của tỉnh cần tiếp cận, tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về công nghệ tiến tiến, thân thiện với môi trường. Sở Khoa học và Công nghệ phổ biến các ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ thân thiện và đề xuất UBND tỉnh các dự án, đề tài áp dụng các tiến bộ của khoa học nâng cao chất lượng sản phẩm thân thiện môi trường.

- Tăng cường trao đổi thông tin liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho khối tư nhân có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng trạm XLNT các KCN.

- Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang cung ứng dịch vụ XLNT KCN và khuyến khích thành lập các công ty cổ phần mới tham gia cạnh tranh cung cấp các dịch vụ những XLNT tập trung của KCN.

3.2.6. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế

Mục tiêu trước mắt là cần phải ngăn chặn và xử lý ngay các doanh nghiệp, các KCN xả nước thải gây ô nhiễm môi trường, tiếp đến là phòng ngừa ô nhiễm từ nước thải, từng bước cải thiện chất lượng nước thải của các doanh nghiệp và các KCN. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh Nam Định cần tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm quản lý; tiếp cận được và chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại; tận dụng được nguồn chuyên gia từ các nước tiên tiến. Các doanh nghiệp trong KCN có cơ hội tiếp cận với các biện pháp sản xuất sạch hơn dễ thực hiện, ít tốn kém, công nghệ XLNT đơn giản, dễ vận hành, dễ chuyển giao, vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp, có khả năng tuần hoàn tái sử dụng nước thải.

Đối với KCN Mỹ Trung hiện nay đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa đầu tư xây dựng trạm XLNT tập trung. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh không có khả năng thanh toán nợ và đầu tư xây dựng trạm XLNT tập trung. Mở rộng hợp tác quốc tế tạo cơ hội cho chủ đầu tư KCN Mỹ Trung tìm kiếm được đối tác là nhà đầu tư có đủ khả năng tiếp nhận đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng KCN trong đó có hạng mục trạm XLNT tập trung.

Kết luận chƣơng 3

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ BVMT nói chung và BVMT các KCN nói riêng rất cần sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền và toàn xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định và nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định tại chương 2, nội dung chương 3 đã đưa ra các giải pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN trong thời gian tới tại tỉnh Nam Định nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định trong thời gian tới. Các giải pháp này cần được thực hiện tổng thể, thống nhất và có sự kết hợp linh hoạt. Đối với giải pháp tăng cường hướng dẫn, tổ chức thực hiện VBQPPL về chất lượng nước thải các KCN là giải pháp mang tính tiên quyết. Để các VBQPPL được thực hiện đúng và đầy đủ, các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng nước thải các KCN cần tăng cường hướng dẫn tới mọi đối tượng khác nhau trong các KCN đặc biệt là lãnh đạo và cán bộ phụ trách môi trường của các doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt giải pháp này ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp sẽ được cải thiện và không ngừng nâng cao. Giải pháp kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý đề xuất bộ máy QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định vừa tinh, gọn, tập trung. Phân công, phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cụ thể với các công chức có trình độ chuyên môn sâu, ý thức chính trị cao sẽ đảm bảo hoạt động của các cơ quan QLNN về chất lượng nước thải các KCN hiệu quả cao, chất lượng nước thải luôn được duy trì ổn định, đối với mỗi sự cố xảy ra luôn có cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giải pháp phát huy hiệu quả của hệ thống chính sách đề xuất đảm bảo có thể phát huy hiệu quả tối đa của hệ thống các chính sách đối với cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư, chính sách cán bộ để từ đó đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ

sách cơ sở hạ tầng và chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vẫn được phát huy nhưng không bỏ sót nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Giải pháp đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các doanh nghiệp, các KCN gây ô nhiễm môi trường nhằm phát huy tối đa hiệu quả của công cụ pháp luật theo đúng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Theo đó nội dung và chương trình thanh tra, kiểm tra rất linh hoạt và phù hợp các quy định về thanh tra chuyên ngành cũng như các quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Giải pháp đưa ra vừa có thể hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, vừa tăng cường xử lý đối với các doanh nghiệp không thực hiện tốt các quy định và đặc biệt sẽ không bỏ sót các vi phạm của doanh nghiệp giảm tính hiệu quả của các quy định của pháp luật. Nhóm các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN và tăng cường hợp tác quốc tế nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cùng tham gia hoạt động QLNN về chất lượng nước thải các KCN để từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định.

KẾT LUẬN

Hình thành và phát triển các KCN tập trung là một trong những giải pháp thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước qua từng giai đoạn. Các KCN trong cả nước nói chung hay của tỉnh Nam Định nói riêng là nơi thu hút số lượng lớn các dự án đầu tư trong nước và các dự án đầu tư có vốn nước ngoài. Các KCN chiếm tỷ lệ lớn lượng đóng góp vào ngân sách của các tỉnh, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập bình quân đầu người trong khu vực. Đồng thời, thực tế chỉ ra rằng, các công tác QLNN về các vấn đề khác nhau như BVMT, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,... đối với các dự án nằm trong các KCN cũng thuận lợi hơn so với việc quản lý các dự án riêng lẻ bên ngoài.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, sự phát triển của các KCN đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường, đến cuộc sống của người lao động và cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và sự phát triển bền vững của đất nước. Tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước thải ngày một gia tăng. Khối lượng nước thải từ các KCN thải ra môi trường luôn gia tăng với tốc độ lớn trong những năm gần đây. Số lượng các KCN đã đi vào hoạt động có đầu tư trạm XLNT tập trung so với tổng số lượng các KCN còn chiếm tỷ lệ thấp. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN bị suy giảm, đã gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi đã tổng hợp, phân tích và có đánh giá cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN tại tỉnh Nam Định, các kết quả đạt được của luận văn:

1. Luận văn đã tổng hợp các kiến thức, các khái niệm và nội dung cơ bản QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Từ đó, luận văn còn làm rõ sự cần thiết, đặc điểm, những yếu tố ảnh hưởng cũng như kinh nghiệm QLNN về chất

lượng nước thải các KCN của thành phố Đà Nẵng là một trong số các địa phương đi đầu trong cả nước về quản lý môi trường.

2. Luận văn đã tổng hợp các thông tin số liệu về đặc điểm chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định, đặc điểm QLNN về chất lượng nước thải các KCN, thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN từ đó xác định các nguyên nhân những tồn tại, hạn chế của QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định.

3. Luận văn đã đề xuất các giải pháp theo các hướng: xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện VBQPPL; hoàn thiện hệ thống quản lý; ban hành các chính sách quản lý; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; xã hội hóa và mở rộng hợp tác quốc tế để QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định có hiệu quả cao hơn.

4. Kết quả nghiên cứu QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định có thể chỉ là kinh nghiệm, hoặc mô hình được áp dụng cho một số tỉnh thành khác nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 93)