Quan điểm của Đảng bộ tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 79 - 80)

Thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị Tỉnh uỷ Nam Định đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 28/4/2005 về BVMT trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 22/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác BVMT trên địa bàn tỉnh để triển khai sâu rộng, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, từng bước tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về BVMT nói chung và chất lượng nước thải các KCN nói riêng, thu được những kết quả tích cực. Theo đó, "công tác BVMT là một trong những yếu tố quyết định đối với phát triển kinhtế - xã hội hiệu quả, bền vững và bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và nguồn nhân lực". Định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa 18 tại đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 19 nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra nhiệm vụ QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định “Huy động nhiều nguồn lực tham gia đầu tư các công trình XLNT ở các KCN. Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn. Đến 2020, 100% các KCN trên địa bàn tỉnh đều có trạm XLNT tập trung”.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, UBND tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng quy hoạch BVMT tỉnh với các nội dung có liên quan về BVMT trong các KCN tập trung vào các vấn đề cơ bản như sau:

- Tận dụng tối đa các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, vận dụng linh hoạt khung quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN để thu hút các nhà đầu tư đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN tỉnh theo quy hoạch phát triển các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đặc biệt, tìm kiếm nhà đầu tư có tiềm năng, kêu gọi nhận chuyển

nhượng KCN Mỹ Trung để đầu tư xậy dựng cơ sở hạ tầng KCN Mỹ Trung đồng bộ. Hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục hưởng ưu đãi từ vốn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng trạm XLNT theo đúng quy định.

- Phân vùng quản lý và BVMT các KCN: trong đó, các KCN sẽ được phân vùng quản lý riêng theo kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất

lượng nước thải và hiện trạng hạ tầng cơ sở BVMT về nước thải trong các KCN. Từ đó, hoạch định các giải pháp QLNN về chất lượng nước thải các KCN trên cơ sở kêu gọi xã hội hóa các nguồn tài chính bằng việc tạo cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư trạm XLNT tập trung; trú trọng đào tạo nhân lực tại chỗ và thu hút nhân lực có kinh nghiệm trình độ cao; xây dựng và ban hành quy chế quản lý môi trường để đảm bảo việc quản lý chất lượng nước thải các KCN đạt được kết quả tốt nhất và hoàn thành các mục tiêu đề ra.

- Xã hội hóa BVMT trong các KCN đặc biệt kêu gọi hình thức đối tác công tư để đầu tư xây dựng trạm XLNT KCN Hòa Xá mở rộng.

Tóm lại: Chủ trương, chính sách QLNN về chất lượng nước thải các KCN tỉnh Nam Định hoàn toàn tuân thủ chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế xã hội của tỉnh và đặc điểm nước thải các KCN cũng như thực trạng QLNN về chất lượng nước thải các KCN. Tỉnh Nam Định đề ra chính sách phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chất lượng nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định (Trang 79 - 80)