2.2.1.Thực trạng công tác xây dựng và áp dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
2.2.1.1.Công tác xây dựng các văn bản quản lý nhà nước
Bên cạnh việc áp dụng những văn bản của Trung ương, tỉnh Gia Lai đã có nhiều văn bản liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo lái xe. Một số văn bản chính có thể kể đến như sau:
Gia Lai Quy định về hình thức đào tạo, nội dung và phương án tổ chức sát hạch lái xe mô tô 2 bánh hạng A1 đối với người đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn quá thấp trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đặc thù cư dân trên địa bàn Gia Lai là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hoá thấp, với quy trình đào tạo, sát hạch theo quy định thì đồng bào không thể tiếp thu và thi sát hạch cấp giấy phép lái xe. Trước thực trạng đó, Bộ Giao thông vận tải đã có cơ chế cho các tỉnh, thành phố xây dựng quy trình đào tạo và sát hạch đặc thù riêng cho đồng bào.
- Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 08/5/2013 của UBND tỉnh Gia Lai về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ và Chương trình số 40-CTr/TU ngày 26/11/2012 của Tỉnh uỷ Gia Lai. Quyết định đã cụ thể hoá một số giải pháp trọng tâm, trong đó có “đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với các lĩnh vực đăng
kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe”
- Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh Gia Lai Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020
Mục tiêu của kế hoạch nhằm: Xây dựng và phát triển các giải pháp mạnh, các chính sách an toàn giao thông đường bộ đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai, giảm tai nạn giao thông và chống ùn tắc giao thông một cách vững chắc, đồng bộ
Mục đích của kế hoạch nhằm tạo động lực mạnh mẽ trong hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các lĩnh vực đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa; góp phần giảm từ 3% - 5% số vụ, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông hàng năm...Phát huy tinh thần chủ động, tích
cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các đơn vị, địa phương, quyết tâm phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ...
Trong nội dung thực hiện, kế hoạch đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Đây có thể là những văn bản cụ thể hóa những đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước để chúng thật sự đi vào cuộc sống xã hội. - Kế hoạch số 26/KH-BATGT ngày 04/02/2016 của Ban An toàn giao thông tỉnh về “Năm an toàn giao thông năm 2016” triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, nội dung, giải pháp về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Uỷ ban ATGT quốc gia. Với nội dung chính: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực giao thông; tổ chức điều tiết giao thông hợp lý, an toàn; tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông; quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; đăng kiểm phương tiện giao thông; quản lý hoạt động vận tải, thiết bị giám sát hành trình; củng cố, kiện toàn lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đề cao trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các tổ chức chính tri ̣ - xã hội với chính quyền các cấp, các lực lượng chứ c năng, các đơn vi ̣ cơ sở trong viê ̣c triển khai thực hiện đồng bộ, thường xuyên, liên tục, kiên quyết các biện pháp, giải pháp nhằm bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông; vận động toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng thực hiê ̣n “Văn hóa giao thông” và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; các vi phạm về hành lang an toàn giao thông, vi phạm về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện, an toàn kỹ thuật phương tiện; các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông; các hành vi tiêu cực của người thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ.
2.2.1.2. Công tác áp dụng các văn bản quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ
- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe. Trong đó quy định rõ chức năng, điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 06/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng GPLX quốc tế;
- Thông tư Liên tịch số 72/TTLT- BTC-BGTVT ngày 27/5/2011 giữa Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
- Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 84/2015/TT-BGTVT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012.
- Thông tư Liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe việc khám sức khỏe định kỳ của người lái xe ô tô và quy định về cơ sở khám sức khỏe cho người lái xe.