- 01 sân sát hạch loại 3;
5 Công ty TNHH MT
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành
bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành
Mục tiêu của Kiến nghị
Trong thời gian tới công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe sẽ được Bộ Giao thông vận tải quan tâm ở cả hai lĩnh vực: quản lý nhà nước chặt chẽ và khuyến khích các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được nghiên cứu, sửa đổi cho sát với yêu cầu thực tế. Các tiêu chuẩn quản lý trên lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được ban hành đầy đủ, quy định chặt chẽ, khoa học. Do đó, trên cơ sở thực tiễn áp dụng các
phép lái xe cho người dân, đối với những văn bản, những quy định chưa phù hợp cần phải có kiến nghị để Bộ xem xét, sửa đổi, hiệu chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe của các Sở Giao thông vận tải.
Công tác đào tạo, sát hạch lái xe ở nước ta nói chung và Gia Lai nói riêng, trên thực tế còn có nhiều sơ hở, trước hết là trách nhiệm của ngành Giao thông vận tải. Nội dung chưa phù hợp, đầy đủ. Sát hạch còn tiêu cực. Đây là trách nhiệm do quy hoạch, xây dựng chiến lược, thực hiện các công việc bài bản… Công tác xã hội hóa đào tạo lái xe dẫn đến có tình trạng hạ học phí xuống để cạnh tranh hoặc hoặc “bắt tay” nhau để cùng nâng cao học phí khiến chất lượng đào tạo bị ảnh hưởng. Để đảm bảo hoạt động của các trung tâm đào tạo lái xe là đào tạo cho người dân biết lái xe chứ không phải để người dân vào đây để có giấy phép lái xe. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe phù hợp với điều kiện thực tế.
Nội dung Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo hướng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe như:
+ Bổ sung thêm thời gian đào tạo lý thuyết đối với đào tạo lái xe mô tô, nhất là mô tô hạng A1;
+ Bổ sung quy định về kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp;
+ Bổ sung quy định niên hạn sử dụng và quyền sở hữu đối với ô tô sát hạch tại các trung tâm sát hạch lái xe;
+ Điều chỉnh tăng số km học thực hành lái xe trên đường và số giờ học thực hành lái xe phù hợp với số km thực hành lái;
+ Bổ sung quy định về hình thức sát hạch hỏi đáp đối với sát hạch cấp giấy phép lái xe A4 đối với những trường hợp đặc thù, vì địa bàn Tây nguyên có rất nhiều xe máy kéo nhỏ, xe máy kéo phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp (riêng địa bàn tỉnh Gia Lai có 37.563 xe máy kéo nhỏ hoạt động) mà đa số người điều khiển là bà con dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa thấp không thể sát hạch lý thuyết trên máy tính như quy định.
- Đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 84/2015/TT-BGTVT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2012/TT-BGTVT ngày 08/3/2012 để quy định chi tiết trách nhiệm và hình thức xử lý khi vi phạm trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe.
- Đề nghị bổ sung vào quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ các nội dung sau:
+ Quy định cụ thể về số lượng và yêu cầu kỹ thuật chi tiết đối với thiết bị dùng để sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành lái xe trên trong hình.
+ Quy định chi tiết khoảng cách hình giữa các bài sát hạch và hình của từng bài sát hạch;
+ Bổ sung quy định nội dung sát hạch và hình của bài sát hạch ghép xe dọc vào nơi đỗ hạng FC theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008;
+Điều chỉnh kiểu loại, thông số kỹ thuật của xe cơ giới dùng để sát hạch lái xe hạng B1, B2 và hạng FC phù hợp với các loại xe thông dụng đang
sử dụng tại Việt Nam và phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư Liên tịch số 72/2011/TTLT-BTC- BGTVT ngày 27/05/2011 giữa Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn cơ chế tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ để các cơ sở đào tạo xây dựng mức phí đối với học lại, học thêm các phần, các nội dung chưa đạt đối với người lái xe.
- Đề nghị nên có Thông tư Liên tịch giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo lái xe ở cấp Bộ và các quy định cụ thể ở cấp Sở để phối hợp thực hiện.
Tiểu kết chương 3
Qua nghiên cứu, luận văn đã đưa ra định hướng phát triển công tác quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo lái xe. Cụ thể: