Đặc điểm của quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 31 - 34)

a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam

- Quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước;

- Ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ các hạng A1, A2, A3 và A4;

- Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt; xây dựng biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo lái xe;

- Kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý, đào tạo lái xe;

- Ban hành giáo trình khung đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước;

- Ban hành nội dung, chương trình tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước;

- Có trách nhiệm trả lời cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô theo quy định

“Cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô và giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của trung tâm sát hạch lái xe về sự phù hợp của quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe” [33];

- Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu theo quy định:

+ Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định; + Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định. b) Các Sở Giao thông vận tải:

- Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Có trách nhiệm trả lời cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô theo quy định

“Cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cấp phép hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe phải lấy ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đào tạo lái xe ô tô và giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của trung tâm sát hạch lái xe về sự phù hợp của quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô và trung tâm sát hạch lái xe” [33]

- Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ đối với cơ sở đào tạo;

- Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo;

- Cấp giấy phép xe tập lái; tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.

- Lưu trữ các tài liệu sau:

+ Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định; + Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định ; + Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.

- Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra và thông báo danh sách cơ sở đào tạo lái xe hạng A1, A2, A3, A4 đủ hoặc không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải

Chủ thể quản lý đó là Nhà nước. Nhà nước ở đây là các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước, bao gồm: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động Thương binh và xã hội và chính quyền địa phương... Những cơ quan này là những cơ quan công quyền, mang tính quyền lực nhà nước. Các quyết định, hoạt động quản lý về đào tạo, sát hach, cấp

GPLX cơ giới đường bộ đều có giá trị pháp lý và được quy định cụ thể, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các hoạt động trong quá trình đào tạo lái xe. Từ đặc trưng trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phụ thuộc vào cơ chế thực thi quyền lực.

1.2.3.2. Khách thể quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ

Khách thể quản lý nhà nước bao gồm các hoạt động có liên quan về: cơ sở đào tạo lái xe; nội dung đào tạo; việc sát hạch để cấp GPLX; quy định đối với người sát hạch; vấn đề về cấp GPLX đối với người đã qua đào tạo và đạt kết quả sát hạch.

1.2.3.3. Mục tiêu quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ

Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường hiệu lực và kỷ cương; Giảm thiểu tai nạn giao thông…

Với những đặc điểm của quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ cho thấy đây là những đặc điểm khác biệt so với những hoạt động quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực khác về đối tượng quản lý, phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý. Mặc dù có sự khác biệt như vậy nhưng hoạt động quản lý này mang đặc điểm chung của quản lý nhà nước: chủ thể là quyền lực Nhà nước; công cụ và phương thức quản lý; mục tiêu là quản lý xã hội theo một trật tự quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo lái xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)