Thực trạng hoạt độngquản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 63)

phẩm trên địa bàn quận Hà Đông

2.2.1. Khái quát hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông

Bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSTP của quận Hà Đông đượcc tổ chức theo quy định của luật pháp hiện hành, cụ thể:

* Tại thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố chỉ đạo các sở: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành khác có liên quan (Sở Tài chính, Công an …) thực hiện nhiệm vụ QLNN về ATVSTP. Trong đó, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP Thành phố có cơ cấu một Phó Chủ tịch Thành phố là Trưởng ban, các thành viên còn lại là lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành có liên quan. Đồng thời, các cơ quan chức năng trực thuộc các Sở được giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý nhà nước bao gồm:

Sở Công Thương: Phòng Quản lý Thương mại nội địa thuộc Sở Công thương có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Công thương thực hiện các hoạt độngquản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành công thương trên địa bàn quận.

Chi cục ATVSTP Hà Nội: là cơ quan trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành y

tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là cơ quan đầu mối và trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản.

Chi cục Thú y: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là cơ quan đầu mối và trực tiếp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn thành phố Hà Nội trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y.

Chi cục Quản lý thị trường: Là cơ quan trực thuộc Sở Công Thương có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu và giúp Sở Công Thương Hà Nội thực hiện các hoạt độngquản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành công thương trên địa bàn thành phố Hà Nội.

* Tại UBND quận Hà Đông:

Ủy ban nhân dân quận Hà Đông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP quận Hà Đông có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND quận Hà Đông thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP. Trong đó, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP quận Hà Đông có một Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông là Trưởng ban, các thành viên còn lại là lãnh đạo các ban, ngành có liên quan.

Phòng y tế quận Hà Đông: Là cơ quan trực thuộc UBND quận, trực tiếp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về ATVSTP theo phân cấp quản lý của ngành y tế trên địa bàn.

Trung tâm y tế quận Hà Đông: Là cơ quan trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, đóng trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP ở cấp quận, huyện theo sự chỉ đạo của UBND quận Hà Đông.

Đội quản lý thị trường quận Hà Đông: Là cơ quan trực thuộc Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội (Sở Công Thương Hà Nội), đóng trên địa bàn

quận Hà Đông và tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP theo sự chỉ đạo của UBND quận Hà Đông.

Trạm quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản liên huyện: Là các cơ quan trực thuộc Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội.Thực hiện QLNN về ATVSTP trong lĩnh vực nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn, tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP ở cấp quận, huyện theo sự chỉ đạo của UBND cấp quận, huyện.

Trạm Thú y cấp huyện: Là các cơ quan trực thuộc Chi cục Thú y Hà Nội thực hiện QLNN về ATVSTP trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn, tham gia vào hoạt động QLNN về ATVSTP theo sự chỉ đạo của UBND quận Hà Đông.

Các ban, ngành khác: Công an quận, phòng nông nghiệp quận…

Tại cấp phường: UBND phường chịu trách nhiệm QLNN về ATVSTP trên địa bàn, Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP phường có trách nhiệm tham mưu trực tiếp cho UBND phường thực hiện các hoạt động QLNN về ATVSTP, trong đó có một Phó Chủ tịch UBND phường là trưởng ban; trạm y tế đóng trên địa bàn phường chịu trách nhiệm chính về thực hiện các nhiệm vụ QLNN về ATVSTP trên địa bàn. Ngoài ra, còn có sự tham gia ban, của các ban, ngành khác như: Công an, văn phòng - thống kê...

Sơ đồ 2: Tổ chức quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông

UBND Thành phố Hà Nội Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP Thành phố Hà Nội

Các Sở, Ban, Ngành khác

Sở Công

Thương Sở Y tế Sở NN và PT Nông thôn

Chi cục Quản lý

thị trường Chi cục

ATVSTP

Chi cục QL chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Chi cục thú y UBND cấp Quận, Huyện Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP cấp Quận, Huyện Các ban ngành khác Đội quản lý thị trường Phòng Y tế TT Y tế cấp Quận, Huyện Trạm QL chất lượng Nông lâm

sản và thủy sản liên Huyện Trạm Thú y cấp Quận, Huyện UBND cấp xã, phường

Ban Chỉ đạo liên ngành ATVSTP xã, phường

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông

* Công tác ban hành văn bản quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm

Năm 2014

Nhằm chủ động trong công tác quản lý hoạt động bảo đảm ATTP, phòng Y tế đã tham mưu với UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác ATTP sau:

- Quyết định số 10413/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc Kiện toàn Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận Hà Đông.

- Kế hoạch số271 /KH-UBND ngày 30/12/2013 về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2014.

- Văn bản số138/UBND-YT ngày 21/01/2014 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 09/CT-BYT của Bộ Y tế.

- Văn bản số146/UBND-YT ngày 22/01/2014 về việc tiếp tục kiểm tra, xử lý các cơ sở sơ chế, chế biến hoa quả tươi tại phường Đồng Mai.

- Văn bản số194 /UBND-YT ngày 08/02/2014 về việc tăng cường kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm mùa Lễ hội và phòng chống dịch bệnh cúm A ở người.

- Kế hoạch số74/KH-UBND ngày 25/3/2014 về tổ chức thực hiện Đề án “Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại 17 phường quận Hà Đông giai đoạn 2013-2015” năm 2014.

- Văn bản số 507/UBND-YT ngày 31/3/2014 về việc tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại các khu vực xung quanh trường học.

- Kế hoạch số87/KH-UBND ngày 08/4/2014 triển khai “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP quận Hà Đông” năm 2014.

- Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 08/4/2014 về việc Kiện toàn Ban chỉ đạoAn toàn thực phẩm quận Hà Đông.

với các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình; nước đá thực phẩm (đá viên tinh khiết) và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế trên địa bàn quận Hà Đông.

- Văn bản số 1184 /UBND-YT ngày 08/7/2014về việc đề nghị hướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT- BNNPTNT-BCT.

- Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 11/8/2014 về triển khai công tác kiểm tra công tác bảo đảm ATTP phục vụ Tết Trung thu năm 2014 trên địa bàn quận Hà Đông.

- Văn bản số1660/UBND-YT ngày 18/9/2014 về việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm ớt bột.

- Kế hoạch số210/KH-BCĐ ngày 20/10/2014 của Ban chỉ đạo ATTP quận về bảo đảm ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại các tuyến phố văn minh quận Hà Đông.

- Quyết định số 8432/QĐ-UBND ngày 29/10/2014 về việc Kiện toàn Ban quản lý đề án “Triển khai mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại 17 phường quận Hà Đông giai đoạn 2013 – 2015”.

- Văn bản số1982/UBND-YT ngày 30/10/2014 về việctăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.

- Văn bản số1983/UBND-YT ngày 30/10/2014 về việc xử lý nội dung Báo Lao động nêu về an toàn thực phẩm quanh trường học.

- Văn bản số2061/UBND-YT ngày 07/11/2014 về việc góp ý dự thảo “Hướng dẫn tạm thời cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm”.

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 18/12/2014 về triển khai công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo ATTP phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Mùi và Lễ hội năm 2015 trên địa bàn quận Hà Đông.

Trong các năm 2015, 2016, 2017 Quận Hà Đông tiếp tục triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác VSATTP (gần 70 văn bản); tổ chức 16

hội nghị triển khai, đánh giá công tác đảm bảo VSATTP và lồng ghép chỉ đạo tại các hội nghị khác.

Bảng 2.6. Số lượng các văn bản về ATVSTP được ban hành từ năm 2014 - 2017

Năm 2014 2015 2016 2017

Số lượng 19 20 23 24

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác ATVSTP các năm 2014, 2015-2016 và 2017

* Tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

Năm 2014

- Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Hàng năm, Ban chỉ đạo ATVSTP quận chỉ đạo Trung tâm y tế quận tiến hành điều tra cơ bản ATVSTP, qua đó nắm bắt được sự biến động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; số cơ sở đã được cấp và chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP, từ đó tham mưu với Ban chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức về ATTP cho chủ cơ sở và công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hướng dẫn các cơ sở làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP.

a. Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP: * Lĩnh vực y tế:

+ Tổng số hồ sơ thụ lý: 88

+ Tổng số giấy chứng nhận đã cấp: 80

+ Số hồ sơ đủ điều kiện cấp: 80

+ Số hồ sơ không đủ điều kiện cấp: 08

* Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Kiểm tra đánh giá, phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản (08 cơ sở xếp loại A, 03 cơ sở xếp loại B).

vệ thực vật (11 cửa hàng xếp loại B, 02 cửa hàng chưa phân loại).

- Cấp phường kiểm tra đánh giá, phân loại, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP cho 02 cơ sở kinh doanh rau củ quả (phường Biên Giang).

b. Đánh giá công tác tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn:

Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tiến hành theo quy định của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh VSATTP và Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao” được UBND quận xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và được thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng HĐND&UBND quận (Bộ phận 1 cửa), được niêm yết công khai tại bộ phận 1 cửa và tại cơ quan chuyên môn. Toàn bộ UBND 17 phường đều đã xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận ATTP và thực hiện công khai tại bộ phận 1 cửa UBND các phường.

Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/7/2011 phân cấp công tác quản lý ATTP đối với 03 Bộ: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tuy nhiên Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đến tháng 4/2012 mới ban hành; Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế ban hành ngày 30/11/2012; Thông tư

số 29/2012/TT-BCT của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương ban hành ngày 05/10/2012.

Trong thời gian các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật ATTP được ban hành, công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP (đối với các cơ sở do ngành y tế quản lý) vẫn được UBND quận tổ chức tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND quận. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Công thương, ngành Nông nghiệp quản lý được thực hiện tại Sở Công thương và Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương không phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho cấp huyện nên đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Công thương quản lý được bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả UBND quận hướng dẫn liên hệ trực tiếp tại Sở Công thương Hà Nội.

Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quản lý được phân cấp đến cấp xã theo Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Đây là lĩnh vực mới đối với cấp huyện và cấp xã nên công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các đối tượng thuộc lĩnh vực này đến tháng 5/2013 UBND quận Hà Đông mới triển khai thực hiện theo hướng dẫn của ngành.

c. Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận ATTP:

Trong năm 2014, công tác cấp giấy chứng nhận ATTP (lĩnh vực y tế) được UBND quận triển khai theo bộ thủ tục hành chính được UBND thành

phố Hà Nội ban hành với tinh thần công khai, nghiêm túc, đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)