Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Đây là nhiệm vụ vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, bảo đảm an toàn thực phẩm cần được thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm”

Xuất phát từ tính không thể thiếu, phổ biến của thực phẩm đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung và mỗi con người nói riêng do vậy, quản lý nhà nước về ATVSTP được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, lâu dài.

Tính trước mắt của vấn đề này được thể hiện ở chỗ, việc tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về ATVSTP nhằm khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém có thể thực hiện được trong thời gian trước mắt như: sự thiếu hụt về hành lanh pháp lý; quy hoạch, kế hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATTP...

Vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước về ATVSTP phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, không chỉ trong một thời gian ngắn, mà phải được được thực hiện lâu dài.

Mặt khác, cũng bởi tính chất hệ thống của sản phẩm "thực phẩm" cũng như tính an toàn của thực phẩm chịu sự chi phối của nhiều giai đoạn khác nhau (từ việc sản xuất nguyên liệu đầu vào đến quán trình sản xuất thực phẩm, vận chuyển, bảo quản, chế biến, sử dụng....), do vậy, quản lý nhà nước về ATVSTP phải trên cơ sở từng bước áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, chế biến, phân phối, kinh doanh thực phẩm, tạo thành một mô hình quản lý hệ thống, khép kín, bắt đầu từ sản xuất cho đến cả hậu tiêu dùng (kiểm soát, phân tích, đánh giá nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, các biện pháp khắc phục hậu quả...).

Thực tiễn quản lý nhà nước về ATVSTP cho thấy, do thiếu một sự phân công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ, nên trong không ít các trường hợp, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSTP đã bị giảm đi rất nhiều, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội

Điều này đòi hỏi cần xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước mà trong đó, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước phải rất rõ ràng (về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm) và một cơ chế phối kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng, liên kết với nhau và sự chia sẻ thông tin quản lý một cách kịp thời, chủ động, đầy đủ, chính xác.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, trong đó trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này đóng một vai trò then chốt. Do đó, hoàn thiện và tăng cường đủ mạnh đối với hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)