Đánh giá quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 88)

bàn quận Hà Đông

2.3.1. Kết quả đạt được

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng ATTP được ban hành với số lượng lớn tạo hành lang pháp lý để kiểm soát ATVSTP từ “ trang trại đến bàn ăn” và bước đầu đã đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng ATVSTP trên địa bàn quận Hà Đông.

Hệ thống phòng chuyên môn quản lý chất lượng ATVSTP trên địa bàn Quận đã được quy định cụ thể. Đã hình thành được hệ thống thanh tra ATVSTP trên địa bàn. Mặc dù lực lượng thanh tra, kiểm tra còn rất mỏng

nhưng công tác thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường hơn trước, đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng ATVSTP trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn quận.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về kiến thức và pháp luật về ATTP đã được các cấp chính quyền của quận quan tâm và duy trì tương đối thường xuyên, tạo bước chuyển biến về nhận thức đối với các nhà quản lý, người sản xuất - kinh doanh, người tiêu dùng về ATVSTP. Tuy đầu tư cho chương trình quản lý ATVSTP ở Quận còn thấp nhưng do làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nên nhận thức của cộng đồng về vấn đề ATVSTP đã có sự chuyển biến tích cực.

Công tác quản lý và bảo đảm ATVSTP có tiến bộ rõ rệt như: một số nông sản, thực phẩm của quận được bảo đảm ATVSTP ở mức độ cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Điều kiện ATVSTP tại các cơ sở sản xuất – kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận được cải thiện hơn so với những năm trước đây. Diện tích trồng rau an toàn, chăn nuôi quy mô trang trại ở các huyện, xã, cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch tăng.

An toàn thực phẩm của thực phẩm chế biến công nghiệp được kiểm soát tốt. Ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong một số sản phẩm thực phẩm tươi sống như rau, thịt, thủy sản…giảm hơn so với những năm trước đây; tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố có tiến bộ.

2.3.2. Những hạn chế

Việc ban hành quá nhiều văn bản QPPL với hiệu lực pháp lý khác nhau, có sự chồng chéo, mâu thuẫn,… gây lúng túng cho việc áp dụng. Việc đưa các quy định pháp luật về bảo đảm ATTP vào thực tế quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm còn chậm trễ và thiếu kiên quyết.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ để kiểm tra, xử lý vi phạm còn thiếu và lạc. Việc chuyển đổi và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật

Quốc gia về ATVSTP đối với thực phẩm nói chung và quy chuẩn kỹ thuật cho các làng nghề chuyên sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn còn thiếu nên việc quản lý chất lượng ATVSTP còn gặp khó khăn, hàng hóa thiếu sức cạnh tranh.

Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về ATVSTP hoạt động còn kém hiệu quả, đặc biệt là tuyến xã, phường và huyện… Đã có sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước cho các Sở, ngành nhưng công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý chất lượng ATVSTP chưa hài hòa, chưa đảm bảo quản lý một cách liên thông theo chuỗi cung cấp thực phẩm.

Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Quận còn chậm (quá trình thẩm xét hồ sơ là 5 ngày, thẩm định cơ sở là 10 ngày và chờ hoàn thiện không quá 60 ngày, tuy nhiên thực tế có cơ sở sau 3 - 4 tháng vẫn chưa hoàn thành và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP).

Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa thường xuyên, kịp thời, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết, chưa đủ sức răn đe gây hoang mang cho người tiêu dùng.

Đầu tư nguồn lực (kinh phí, trang thiết bị và nguồn nhân lực…) cho công tác quản lý chất lượng ATVSTP còn hạn chế.

Công tác xã hội hóa một số khâu dịch vụ công phục vụ hoạt động quản lý chất lượng ATVSTP chưa được quan tâm đúng mức, chưa huy động được sự tham gia của các lực lượng trong xã hội, nhất là sự tham gia của các hội, hiệp hội và doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn quận.

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân chủ quan

a. Do nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước ATVSTP của quận trong việc triển khai thực thi còn chưa cao, chưa đầy đủ về ATVSTP nên sự chỉ đạo thiếu mạnh mẽ, kiên quyết.

Lãnh đạo của các Ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP từ quận đến phường, xã hầu hết là kiêm nhiệm nên việc chỉ đạo chưa sâu sát, kịp thời. Việc triển khai thực hiện văn bản còn chậm một phần do cán bộ làm công tác quản lý còn chưa chủ động nghiên cứu và áp dụng các quy định pháp luật mới ban hành.

b. Do thiếu công cụ quản lý như:

- Hệ thống văn bản QPPL về chất lượng ATVSTP nhiều nhưng chưa đầy đủ, đồng bộ, một số văn bản còn chồng chéo, mâu thuẫn, một số văn bản quy định không phù hợp với điều kiện thực tế nên thiếu tính khả thi.

- Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quản lý còn thiếu. Việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá còn chưa thường xuyên; năng lực phân tích của các phòng thử nghiệm còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, một số chỉ tiêu về các hóa chất độc hại phải thuê các tổ chức nước ngoài thực hiện.

- Công tác nghiên cứu khoa học còn thiếu, chưa áp dụng trên bộ khoa học kỹ thuật làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn quận, chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; năng lực điều tra, giám sát, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm còn hạn chế; chưa kiểm soát được nguồn cung cấp thực phẩm… nên việc quản lý nhà nước về ATVSTP luôn ở trạng thái bị động.

c. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành về thực phẩm còn chưa hoàn thiện, hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về ATVSTP trực thuộc nhiều đầu mối khác nhau; việc phân công trách nhiệm quản lý ATVSTP còn chưa rõ ràng, trong quản lý còn thiếu sự hợp tác. Công tác quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn Quận hiện chỉ mới tập trung giải quyết được các vấn đề bức xúc, chủ yếu là xử lý hậu quả, chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ “trang trại đến bàn ăn”.

Lực lượng thanh tra chuyên ngành ATVSTP quá mỏng, hoạt động chưa thường xuyên, xử lý vi phạm về ATVSTP chưa kiên quyết.

d. Công tác xã hội hóa một số khâu dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng ATVSTP còn yếu, chưa huy động được sự tham gia, đóng góp nguồn lực từ doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

* Nguyên nhân khách quan

a. Ngoài một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm quy mô lớn thì phần lớn việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, mang tính hộ gia đình, công nghệ chế biến thực phẩm còn thủ công, lạc hậu, nên điều kiện ATVSTP, đặc biệt điều kiện về cơ sở nhà xưởng, môi trường, con người còn chưa bảo đảm.

b. Do tập quán sinh hoạt ăn uống, trình độ dân trí, khoa học công nghệ, mức thu nhập của một bộ phận người dân chưa cao nên vẫn có tình trạng người tiêu dùng sử dụng thực phẩm giá rẻ, không bảo đảm ATVSTP. Sự gia tăng số lượng các khu công nghiệp lớn, tập trung người lao động sinh hoạt tập trung tác động trực tiếp tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các bếp ăn tập thể của khu công nghiệp.

c. Hoạt động quản lý chất lượng ATVSTP chưa gắn với định hướng phát triển đầu ra cho ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm nên chưa tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định ATTP một cách tự giác.

Tiểu kết chương 2

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề đang được mọi người quan tâm hàng ngày hàng giờ. Do đó, công tác quản lý chất lượng ATVSTP vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động.

Tại Chương 2 của luận văn đã khái quát hóa hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận Hà Đông cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội qua đó đánh giá thực trạng tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quản lý nhà nước về ATVSTP của quận Hà Đông trên các nội dung:

- Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATVSTP - Tổ chức thực hiện pháp luật về ATVSTP

- Thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật về ATVSTP.

Từ thực trạng này, tại Chương 3 của Luận văn sẽ đề xuất những phương hướng và giải pháp khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn quận Hà Đông trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Định hướng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

ATVSTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phầm góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.

Về cơ bản, trong công tác ATVSTP thực hiện theo quan điểm:

Thứ nhất, bảo đảm an toàn thực phẩm chính là bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe nhân dân, là một nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, là trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và của mỗi người dân.

Thứ hai, tổ chức thực hiện đồng bộ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp tiên tiến trong quản lý an toàn thực phẩm.

Thứ ba, tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội về giữ gìn vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm.

thời gian qua ở quận Hà Đông cho thấy, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình trạng ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cộng đồng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nước ta cơ bản vẫn là nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình nên việc kiểm soát an toàn vệ sinh rất khó khăn. Mặc dù quận Hà Đông đã có những tiến bộ rõ rệt trong bảo đảm ATVSTP song quản lý nhà nước về ATVSTP còn nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế về nguồn lực và đầu tư kinh phí và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Do vậy, tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về ATVSTP là một nhu cầu đòi hỏi khách quan, nhằm tạo lập một môi trường quản lý phù hợp thực tiễn ATVSTP, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước nói chung. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn, có thể xác định những mục tiêu, phương hướng lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về ATVSTP tại quận Hà Đông trong thời gian tới như sau:

3.1.1. Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây là nhiệm vụ vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, bảo đảm an toàn thực phẩm cần được thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm”

Xuất phát từ tính không thể thiếu, phổ biến của thực phẩm đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung và mỗi con người nói riêng do vậy, quản lý nhà nước về ATVSTP được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, lâu dài.

Tính trước mắt của vấn đề này được thể hiện ở chỗ, việc tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước về ATVSTP nhằm khắc phục ngay những hạn chế, yếu kém có thể thực hiện được trong thời gian trước mắt như: sự thiếu hụt về hành lanh pháp lý; quy hoạch, kế hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATTP...

Vì vậy, việc hoàn thiện quản lý nhà nước về ATVSTP phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, không chỉ trong một thời gian ngắn, mà phải được được thực hiện lâu dài.

Mặt khác, cũng bởi tính chất hệ thống của sản phẩm "thực phẩm" cũng như tính an toàn của thực phẩm chịu sự chi phối của nhiều giai đoạn khác nhau (từ việc sản xuất nguyên liệu đầu vào đến quán trình sản xuất thực phẩm, vận chuyển, bảo quản, chế biến, sử dụng....), do vậy, quản lý nhà nước về ATVSTP phải trên cơ sở từng bước áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, chế biến, phân phối, kinh doanh thực phẩm, tạo thành một mô hình quản lý hệ thống, khép kín, bắt đầu từ sản xuất cho đến cả hậu tiêu dùng (kiểm soát, phân tích, đánh giá nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, các biện pháp khắc phục hậu quả...).

Thực tiễn quản lý nhà nước về ATVSTP cho thấy, do thiếu một sự phân công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ, nên trong không ít các trường hợp, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSTP đã bị giảm đi rất nhiều, không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội

Điều này đòi hỏi cần xây dựng một hệ thống quản lý nhà nước mà trong đó, mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước phải rất rõ ràng (về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm) và một cơ chế phối kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng, liên kết với nhau và sự chia sẻ thông tin quản lý một cách kịp thời, chủ động, đầy đủ, chính xác.

Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, trong đó trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này đóng một vai trò then chốt. Do đó, hoàn thiện và tăng cường đủ mạnh đối với hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm.

3.1.2. Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng xây dựng một hệ thống quản lý chính quy, chuyên nghiệp, từng hướng xây dựng một hệ thống quản lý chính quy, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại

Mục tiêu của quản lý nhà nước về ATVSTP là tạo lập một hệ thống thực phẩm an toàn bền vững, đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước, thúc đẩy sản xuất sản phẩm (là thực phẩm an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)