Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước thường xuyên thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cải thiện và nâng
cao đời sống tinh thần, vật chất của NCCVCM. Các quy định về thủ tục xét duyệt, công nhận, xác nhận NCC chưa thông thoáng, việc phân công, phân cấp giữa các cấp, các ngành còn chồng chéo, sự phối hợp chưa chặt chẽ nên còn nhiều hạn chế. Ban, ngành cấp trên do chưa nắm chắc tình hình thực tế của địa phương, chưa được tổ chức lấy ý kiến, góp ý rộng rãi trong nhân dân và trong đối tượng chính sách nên việc đưa ra các văn bản còn chồng chéo, chưa thỏa mãn mong muốn của các đối tượng chính sách… Một số vấn đề vướng mắc, bất cập mới phát sinh trong quá trình thực hiện đã được cấp cơ sở phản ánh, kiến nghị nhiều lần, nhưng chậm được tiếp thu, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Thân nhân và bản thân một số đối tượng NCCVCM chưa nắm bắt được các quy định của nhà nước về quyền lợi của mình để khai báo hoặc làm các thủ tục hồ sơ kịp thời. Đồng thời nhận thức của một số đối tượng NCCVCM và thân nhân còn hạn chế nên khó khăn trong vệc kê khai, làm thủ tục hưởng chế độ, nên còn khiếu nại, khiếu kiện khiến cho cơ quan có th m quyền phải giải thích, trả lời nhiều lần. Một số đối tượng t tham gia hội họp, không có thông tin, nên tiến hành kê khai, làm thủ tục trễ, kéo dài làm ảnh hưởng tiến độ thực hiện ch nh sách.
Việc xác nhận NCCVCM còn tồn đọng qua các thời kỳ cách mạng là công việc khó khăn, phức tạp do chiến tranh gian khổ, lâu dài; do thời gian quá lâu, nhiều trường hợp bị thương từ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến nay không còn các giấy tờ, người làm chứng để làm căn cứ xác nhận.
Nguyên nhân chủ quan:
Do một số cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể nhất là ở cơ sở chưa quan tâm đến công tác hoàn tất hồ sơ đề nghị xác nhận NCCVCM, chưa quan tâm đến việc tranh thủ, huy động các nguồn lực để giúp đỡ các NCC có khó khăn. Nhận thức của một số CBCC làm công tác LĐ-TB&XH ở xã nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của mình trong QLNN đối với NCCVCM;
vai trò, trách nhiệm củ mình, nên trong quá trình thực hiện hướng dẫn cho các còn lơ là, chưa nhiệt tình trong công việc, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện công vụ.
Việc bố trí đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cán bộ ở cơ sở không ổn định, thường xuyên thay đổi, luân chuyển; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực một số cán bộ còn hạn chế… Cán bộ một số xã chưa thực sự quan tâm đến quỹ đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc toàn diện đời sống NCC ở địa phương mình. Đội ngũ CBCC ngành LĐTB&XH tuy đã có nhiều biến chuyển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Công chức phụ trách lĩnh vực LĐTB&XH cấp xã hiện nay đa số học trái ngành, chưa có kinh nghiệm công tác. Các hội nghị tập huấn chưa thựa sự thường xuyên và hiệu quả nên nhiều CBCC xã còn yếu trong việc giải quyết công việc, nhiệm vụ chuyên môn. Việc nắm bắt hoàn cảnh đối tượng chưa sâu nên sử dụng nguồn quỹ ngân sách Nhà nước cấp và quỹ đền ơn đáp nghĩa còn chưa chú trọng vào đối tượng thực sự cần giúp đỡ.
Do số lượng hồ sơ lưu trữ nhiều do số lượng người hưởng chính sách đông và liên tục được bổ sung do chính sách ngày càng được mở rộng, mức trợ cấp được nâng lên, đồng thời theo thời gian hồ sơ mục nát, mối mọt... việc lưu trữ thủ công khó kiểm soát và khó tìm kiếm hồ sơ tài liệu.
Do tình trạng giả mạo hồ sơ NCC để trục lợi dọ sự thiếu trung thực của người xác lập hồ sơ, văn bản pháp luật còn nhiều kẽ hở; Sự thiếu trách nhiệm của CBCC. Những đường dây “chạy” chế độ NCCVCM, đều có sự tiếp tay của một số cán bộ, từ khâu xác lập hồ sơ, giám định y khoa...
Phương pháp kế hoạch trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng chưa đúng đắn, thiếu sự quan tâm thường xuyên, thiếu kiểm tra đôn đốc trong việc tác động tới người dân nên hiệu quả tổng hợp sức mạnh trong việc chăm sóc đời sống NCC ở địa bàn quận chưa cao, chưa đầy đủ.
Thân nhân của đối tượng cố tình khai tử không đúng thời gian chết. Cán bộ không theo dõi quản lý chặt chẽ đối tượng đang hưởng trợ cấp hàng tháng khiến thân nhân của NCCVCM lợi dụng chính sách.
Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực giải quyết chế độ, chính sách đối với NCCVCM còn chậm, thủ tục hồ sơ còn rườm rà, thời gian giải quyết lâu. Một số nội dung, đầu công việc trong giải quyết chính sách đối với NCCVM không thể đưa vào quy trình thực hiện hồ sơ một cửa liên thông đượcvì còn phải chờ ý kiến, kết quả của của các cơ quan và ngành cấp trên.
Công tác tuyên truyền còn chưa hiệu quả và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền trong dân về công tác chăm sóc NCCVCM.
Do việc bố trí kinh phí của ngân sách Nhà nước, việc xã hội hoá nhằm huy động các nguồn lực cho công tác chăm sóc cho NCCVCM còn hạn hẹp. Trợ cấp đều tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của NCCVCM.
Do sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành còn thiếu chặt chẽ, có trường hợp trùng lắp chế độ hỗ trợ, tặng quà cho các đối tượng chính sách.
Tiểu kết Chƣơng 2
Chương 2 của luận văn đã tập trung đi sâu phân tích, đánh giá làm rõ một số nội dung như sau:
Thứ nhất, khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng tới QLNN đối với NCCVCM.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã tìm hiểu tình hình NCCVCM tại huyện Tam Nông hiện nay: Về số lượng, về đời sống vật chất, đời sống tinh thần hiện nay của NCCVCM.
Thứ ba, đánh giá toàn diện, khách quan về tình hình QLNN đối với NCCVCM tại huyện Tam Nông. Cụ thể về: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong QLNN đối với NCCVCM tại Huyện Tam Nông; Thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách ưu đãi đối với NCCVCM; Tổ chức bộ máy thực hiện QLNN đối với NCCVCM; Hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền pháp luật chính sách ưu đãi đối với NCCVCM trên địa bàn huyện; Quản lý nguồn lực trong thực hiện chính sách đối với NCCVCM trên địa bàn huyện; Xã hội hóa công tác ưu đãi NCCVCM của huyện; Thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật về NCCVCM trên địa bàn huyện; Đánh giá, tổng kết về QLNN đối với NCCVCM trên địa bàn huyện.
Thứ tư, từ thực trạng QLNN đối với NCCVCM tác giả luận văn đã có nhận xét, đánh giá chung về những kết quả, thành tựu đạt được trong QLNN đối với NCCVCM, đồng thời cũng nên ra những tồn tại, hạn chế, những khó khăn,vướng mắc trong QLNN đối với NCCVCM tại huyện và tìm hiểu các nguyên nhân (khách quan và chủ quan) ảnh hưởng tới hoạt động QLNN đối với NCCVCM tại huyện Tam Nông.
Chương 2 đã cho thấy toàn bộ quá trình triển khai, tổ chức thực hiện QLNN đối với NCCVCM trên địa bàn huyện Tam Nông. Trong quá trình thực hiện QLNN đối với NCCVCM, UBND huyện Tam Nông đã lãnh đạo,
điều hành tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng đắn, đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình và các bước theo quy định. Đồng thời trong quá trình thực hiện đã vận dụng linh hoạt các nguồn lực tham gia có hiệu quả, các doanh nghiệp, tổ chức, nhân dân đã tích cực tham gia ủng hộ, chăm sóc đối với NCCVCM với nhiều hình thức khác nhau góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng NCCVM trong địa bàn huyện, đảm bảo các nguồn lực đều đến đúng đối tượng, đáp ứng được nhu cầu và niềm mong mỏi của NCCVM, không để xảy ra thất thoát, sai phạm. Đây là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã được nhân dân và các đối tượng NCCVCM trên địa bàn huyện ghi nhận.
Từ là những vấn đề thực tiễn ở chương 2 sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra phương hướng và các nhóm giải pháp tại chương 3 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần hoàn thiện và thực hiện tốt hơn chính sách NCCVCM trên phạm vi cả nước nói chung, địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Chƣơng 3.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC