Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện quản lý nhà nước đốivớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 100 - 105)

với người có công với cách mạng

Nhân lực là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả QLNN. Xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng đội ngũ CBCC đủ số lượng, có khả năng, có đạo đức và trách nhiệm tốt là một trong những giải pháp quan trọng trong việc nâng cao việc QLNN đối với NCCVCM. Trong thời gian sắp tới huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ cần chú ý:

3.2.2.1. Đổi mới, nâng cao công tác tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức

Việc lựa chọn, tuyển dụng CCCB phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn các chức danh, đúng cơ cấu, đảm bảo có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ là vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trong thực hiện QLNN đối với NCCMM. Để đối mới, nâng cao công tác tuyển dụng đội ngũ CBCC thì huyện Tam Nông cần thực hiện tốt các giải pháp:

Tiến hành tiêu chuẩn hoá cụ thể về trình độ, năng lực, các yêu cầu đối với từng chức danh và vị trí việc làm. Mỗi vị trí việc làm lại có yêu cầu khác nhau về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng... Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn. Không nên cứng nhắc theo tiêu chuẩn đã quy định cụ thể của từng chức danh, tùy vào công việc mà chọn người phù hợp, đồng thời có thể mở rộng thêm điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng đối với thực tế của Huyện (dựa trên đặc điểm về địa hình, khí hậu, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm về văn hóa, tôn giáo…).

Cần đổi mới hình thức tổ chức tuyển dụng với nhiều hình thực khác nhau: Làm bài kiểm tra năng lực, phòng vấn, các bài kiểm tra khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn… nhằm tuyển chọn những CBCC có năng lực vào làm việc. Bên cạnh đó, huyện Tam Nông cần nâng cao chất lượng và xã hội hóa quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự. Đảm bảo thực hiện “cạnh tranh công khai”, mọi người đều bình đẳng và có cơ hội như nhau trong việc cạnh tranh lành mạnh vào các chức vụ chủ chốt. Để nâng cao công tác tuyển dụng CBCC thì cũng cần quan tâm đến việc đổi mới quy chế, quy trình thi tuyển, xét tuyển chặt chẽ, công bằng, công khai, đảm bảo việc thực hiện cạnh tranh công khai, mọi người đều bình đẳng và có cơ hội như nhau trong việc cạnh tranh lành mạnh.

Để thu hút được đông đảo người có khả năng thì huyện Tam Nông cần công khai việc tuyển dụng công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, báo chí, truyền hình, mạng xã hội…

3.2.2.2. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là một bước vô cùng quan trong trong quá trình quản lý nhân sự. Việc đào tạo bồi dưỡng nhằm trang bị, bổ sung kiến thức, kỹ năng làm việc cho CBCC. Để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC thì huyện Tam Nông cần chú ý các giải pháp sau:

Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC huyện Tam Nông phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch rõ ràng. Những quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần xác định mục tiêu mang tính lâu, tránh việc dàn trải quá mức hoặc ồ ạt quá mức không mang lại hiệu quả. Đồng thời việc đào tạo bồi dưỡng gắn với việc sử dụng, phù hợp đối với từng chức danh, vị trí việc làm.

Cần đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng. Chương trình đào tạo phải kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và lấy người học làm trung tâm, áp dụng các trang thiết bị vào dạy học, tăng cường khả năng sang tạo, tự chủ động nghiên cứu của học viên. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phải ngắn gọn, dễ học, dễ hiểu, gắn liện với thực tiễn thực hiện công vụ của CBCC.

Huyện Tam Nông cần có những chế độ nhằm tạo khuyến khích CBCC tích cực tham gia đào tạo, bồ dưỡng. Để việc đào tạo CBCC có hiệu quả thì việc tạo tâm lý thoải mái, động lực cho CBCC bằng cách có những chế độ đãi ngộ như: tạo điều kiện về thời gian học tập, hỗ trợ học phí, trợ cấp hàng tháng, chế độ khuyến khích những CBCC tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn; sử dụng CBCC sau khi đào tạo phù hợp với chuyên ngành đào tạo...

Bên cạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng thì cần có sự tổng kết, đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của CBCC được đi đào tạo, bồi dưỡng để xem xét hiệu quả, những hạn chế, bất cập của công tác đào tạo, bồi dưỡng, từ đó có những giải pháp nâng cao chất lượng của công tác này.

3.2.2.3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức

Để làm tốt công việc không chỉ dựa trên năng lực, kĩ năng mà còn dựa trên tinh thần trách nhiệm với công việc. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC cần quan tâm thực hiện một số giải pháp:

Huyện Tam Nông cần ăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBCC. Khuyến khích CBCC không ngừng rèn luyện nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức, tâm huyết với công việc. Bên cạnh đó tăng cường thực hiện cuộc vận động CBCC học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBCC huyện Tam Nông cần tăng cường thực hiện tốt cơ chế giám sát đối với đội ngũ CBCC. Việc giám sát của tất cả các đối tượng trong xã hội và cần có sự đóng góp ý kiến của các đối tượng thực hiện giám sát nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả của CBCC trong thực hiện nhiệm vụ.

Huyện Tam Nông cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các CBCC vi phạm. Các hình thức phải mang tính răn đe, nghiêm khắc để mỗi CBCC phải ý thức việc khi thực hiện công vụ phải đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, đúng đối tượng, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân.

3.2.2.4. Tăng cường công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức

Đánh giá CBCC là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm xem xét khả năng, trình độ của CBCC có đáp ứng được yêu cầu công việc. Việc đánh giá đúng CBCC sẽ giúp người đó đó phát huy được ưu điểm, khắc phục khuyết

điểm, rèn luyện phẩm chất, đạo đức và năng lực để tiến bộ không ngừng và đây cũng là cơ sở cho việc bố trí, đề bạt, sử dụng CBCC đúng với năng lực, sở trường. Để thực hiện tốt công tác đánh giá CBCC huyện Tam Nông cần tập trung vào các giải pháp sau:

Huyện Tam Nông cần xây dựng khung năng lực và đánh giá đội ngũ CBCC trên khung năng lực. Có những phương pháp mới đánh giá năng lực làm việc của CBCC. Đồng thời việc đánh giá gắn với tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm. Mỗi chức danh, vị trí việc làm đều có những yêu cầu về khác nhau về kỹ năng, trình độ vì vậy việc đánh giá không thể áp dụng chung mà phải thực hiện đánh giá với những tiêu chuẩn riêng, tránh sự cào bằng, khập khiễng trong đánh giá. Đánh giá trên cơ sở tình hình thực hiện công việc của người CBCC trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn, khung năng lực và vị trí việc làm đã được xây dựng.

Huyện Tam Nông cần thực hiện đánh giá CBCC một cách nghiêm túc theo định kỳ hàng năm. Việc đánh giá CBCC cần được thực hiện công khai, và phải có nhiều đối tượng liên quan thực hiện đánh giá, tránh phiến diện chủ quan. Đồng thời sau khi đánh giá cần có thảo luận, trao đổi với CBCC được đánh giá.

Huyện Tam Nông cần đánh giá một các toàn diện đối với CBCC như: Số lượng, chất lượng, thời gian thực hiện công việc, mức độ uy tín, đánh giá sự phấn đấu về chuyên môn, đánh giá tinh trách nhiệm với tập thể, đánh giá mức độ tham gia các hoạt động tập thể, đánh giá thái độ trong quá trình làm việc, tiếp xúc với người dân…

Sau khi đánh giá cần cần có các hình thức khen thưởng đối với các CBCC hoàn thành tốt công việc, có kiến thực, kỹ năng làm việc và có các hình thức xử lý đối với CBCC không đáp ứng được yêu cầu về trình độ và chất lượng thực thi công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)