Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 35)

Ở Việt Nam, hoạt động của hệ thống chính trị là sự phản ánh cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động. Đảng cầm quyền, nên mọi chủ trƣơng đƣờng lối đều đƣợc định hƣớng theo hệ thống các văn bản pháp luật.

Hệ thống chính trị ở nƣớc ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Do điều kiện lịch sử cụ thể đặc thù, ở Việt Nam chỉ có một đảng duy nhất, đó là đảng cầm quyền - Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣợc lịch sử Việt Nam khẳng định trong hơn 80 năm qua kể từ khi thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam là yếu tố cơ bản của hệ thống chính trị, là công cụ tập hợp, lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động để giành, giữ, sử dụng quyền lực nhà nƣớc và định hƣớng chính trị đi lên CNXH cho đất nƣớc.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội đƣợc chính thức hóa trong Hiến pháp - đạo luật gốc của Nhà nƣớc Việt Nam. Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là lực lƣợng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội”.

Trong các phƣơng thức lãnh đạo của Đảng nói trên, các quyết sách chính trị và việc tổ chức thực hiện các quyết sách chính trị của Đảng có ý nghĩa quyết định trong việc định hƣớng, chỉ đạo và tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung, hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng nói riêng.

Các quyết sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở chính trị, định hƣớng cho hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, nên hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng mang tính chính trị sâu sắc, gắn bó chặt

chẽ với chính trị, có cơ sở chính trị vững chắc. Cụ thể là:

Thứ nhất, Nhà nƣớc ban hành và và tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật dựa trên các quyết sách chính trị của Đảng để đƣa các mục tiêu chính trị của Đảng vào cuộc sống. Văn kiện Đại hội Đảng từ khóa VII (năm 1995) đến nay(1), đã đƣợc Nhà nƣớc thể chế hóa thành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17- 9-2001 về Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001- 2010 và Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 8-11-2011 về Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020.

Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nƣớc tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đã ban hành dƣới sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong mỗi cơ quan. Cơ quan hành chính nhà nƣớc có trách nhiệm xây dựng văn bản, chƣơng trình, kế hoạch hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc và bảo đảm thực hiện sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong mỗi cơ quan.

Thứ ba, các hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đƣợc triển khai thực hiện với sự tham gia tích cực của đội ngũ đảng viên trong bộ máy nhà nƣớc. Các đảng viên trong cơ quan hành chính nhà nƣớc có nghĩa vụ gƣơng mẫu thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc phù hợp với cƣơng vị, chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ tƣ, hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Hoạt động quản lý nhà nƣớc chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức (Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cơ quan tƣ pháp, Mặt trận Tổ quốc...). Kiểm tra, giám sát của Đảng đƣợc thực hiện nghiêm túc và thƣờng xuyên là điều kiện quan trọng để bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nƣớc theo đúng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)