Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức xã hội, gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 88)

gia đình xây dựng môi trường thuận lợi trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương

Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cần sự đồng thuận của cả cộng đồng, các tổ chức xã hội cùng tham gia tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nhanh và hiệu quả, góp phần phòng ngừa tội phạm. Để hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao góp phần giữ gìn TTATXH cần phát huy sức mạnh tổng hợp sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, các tập thể, cá nhân và của toàn xã hội nhƣ sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Nhân dân giúp ta nhiều thì thắng lợi nhiều, nhân dân giúp ta ít thì thắng lợi ít, nhân dân giúp ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”.

Vai trò của các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân là rất to lớn, yếu tố quyết định trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tội phạm, phòng ngừa tái phạm tội . Do vậy, để tiến hành QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng

đồng thuận lợi, hiệu quả cao, cần phải tuyên truyền làm cho các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân và mọi công dân thấy đƣợc lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù góp phần phòng ngừa tội phạm. Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ đã xác định một trong những biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù: thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng dối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù.

Phải bằng các biện pháp tuyên truyền, nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến để các cơ quan đoàn thể, tồ chức xã hội, tập thể, cá nhân và mọi công dân thấy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình nếu không tham gia, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù khi trở về với cuộc sổng xã hội thì họ rất dễ tái phạm, hậu quả, tác hại không chỉ đụng chạm đến quyền lợi chung của cộng đồng xã hội mà còn xâm phạm đến quyền lợi của chính bản thân và gia đình mình.

Đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù khi trở về với cuộc sống xã hội, họ đã có thời gian bị giam giữ trong các trại giam nên gặp không ít những khó khăn khi trở về cuộc sống xã hội, sự phân biệt, kỳ thị, xa lánh của cộng đồng... bên cạnh đó, đời sống kinh tể cũng gặp nhiều khó khăn, không có việc làm, vốn để làm... bƣớc đầu rất khó tạo dựng đƣợc cuộc sống mới.

Để phát huy đƣợc vai trò của các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội, tập thể, cá nhân và mọi công dân trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, Công an thành phố Hà Nội phải làm tốt một số nội dung sau:

Tuyên truyền, giáo dục giúp cho họ xóa bỏ mặc cảm, tự ti đối với quá khứ lỗi lầm, ý thức cộng đồng, ý thức tự giác cải tạo, phấn đấu trong học tập, lao động, rèn luyện để hòa nhập cộng đồng. Tuyên truyền, giáo dục đối với họ, để họ thấy đƣợc chính sách của Nhà nƣớc, sự chia sẻ, giúp đỡ của xã hội, cộng đồng, của cơ quan, tổ chức xã hội và mọi ngƣời để họ trở lại là một công dân tốt. Phối hợp với các lực lƣợng liên quan gây dựng, ban hành quy chế phối

hợp; nội dung, chƣơng trình thông tin, truyền thông trên cơ sở chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về công tác tái hòa nhập cộng đồng; chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trung ƣơng, địa phƣơng, ngành để tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân xóa bỏ thái độ phân biệt, định kiến, kỳ thị, quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ họ ổn dinh cuộc sống góp phần phòng chống tái phạm tội.

Đối với lực tƣợng CSND, các Cục nghiệp vụ thuộc Tổng cục có chức năng, nhiệm vụ tham mƣu giúp Bộ Công an và chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Tham mƣu cho các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, xây dựng nội dung, chƣơng trình tuyên truyền, vận động; hình thức, phƣơng pháp tuyên truyền vận động; chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, khắc phục những mặt hạn chế, đổi mới phƣơng pháp vận động.

Đối với lực lƣợng CSND cấp quận, huyện và cơ sở đang là lực lƣợng trực tiếp tổ chức thực hiện vận động các cơ quan, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân, địa phƣơng tham gia tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lƣợng CSND các quận, huyện và lực lƣợng CSND cấp cơ sở thực hiện tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, phòng ngừa tội phạm thực hiện phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác vận động, rút kinh nghiệm, nâng hiệu quả hoạt động tuyên truyền vận động của địa phƣơng.

Với chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động của lực lƣợng CSND trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, phòng ngừa tội phạm cần tập trung, quán triệt thực hiện các nội dung: Thống nhất mục tiêu,

nội dung tuyên truyền, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù; xây dựng nội dung công tác tuyên truyền, vận động theo từng chuyên đề, phối hợp chức năng, nhiệm vụ của mỗi lực lƣợng (lực lƣợng CSTHAHS&HTTP, lực lƣợng Cảnh sát QLHC về ANTT).

3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ, chiến sỹ, bố trí hợp lý cán bộ trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù

Để công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng theo đúng quy định của pháp luật, việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sỹ trong công tác thi hành án hình sự nói chung và QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng nói riêng là điều cần thiết. Hơn nữa, QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng hiện nay đã đƣợc luật hóa, liên quan trực tiếp đến quyền con ngƣời, quyền tự do, dân chủ của công dân, chấp hành và thực thi pháp luật, liên quan đến nhiều ngành. Do đó, việc nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa tội phạm là đòi hỏi cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong phòng ngừa tội phạm.

Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp, phải đào tạo đúng trình độ theo tiêu chuẩn, chức danh đã đƣợc quy định, đồng thời bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, năng lực thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong từng lĩnh vực của công tác thi hành án hình sự nói chung và công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù nói riêng.

Đối với cán bộ, chiến sỹ lực lƣợng CSTHAHS&HTTP cần tập trung kiến thức sau:

+ Kiến thức Quản lý Nhà nƣớc về thi hành án hình sự; vận động quần chúng tham gia công tác giáo dục cải tạo ngƣời phạm tội, xây dựng các phong trào tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù.

+ Kiến thức pháp luật, nghiệp vụ về công tác thi hành án hình sự, thi hành án phạt tù, tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân, công tác tổ chức tái

hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, Đối với lực lƣợng Công an cơ sở

+ Kiến thức quản lý Nhà nƣớc về ANTT, kiến thức pháp luật, nghiệp vụ trong công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng tạỉ địa bàn cơ sở theo quy định của pháp luật.

+ Kiến thức vận động quần chúng, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc; tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Để nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, chiến sỹ, đổi với các cấp lãnh đạo, phải thƣờng xuyên rà soát, phân loại cán bộ theo từng cấp học, bậc học, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ hiện tại và lâu dài. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút các cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ vào trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Bố trí cán bộ một cách hợp lý, ƣu tiên cán bộ có năng lực, trình độ tham gia vào công tác giáo dục, hƣớng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, trong công tác tổ chức thi hành án hình sự, tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù ở các địa bàn cơ sở.

3.2.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Hoàn thiện chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nƣớc về thi hành án hình sự. Đây là một chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, đồng thời, là một bộ phận trong chƣơng trình quản lý, có quan hệ và ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chức năng khác và các bộ phận khác nhau trong quản lý về công tác quản lý nhà nƣớc về thi hành án hình sự trong đó quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Bởi nó có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại. Mặt khác, thi hành án hình sự là lĩnh vực nhạy cảm về chính trị rất dễ bị lợi dụng bởi các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng chống phá. Vì vậy, thực hiện chức năng thanh, kiểm tra nhất là đối với việc tổ chức thực hiện, chấp hành chủ trƣơng chính sách, quy định của pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án hình sự nói chung và đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù nói riêng phải đặc biệt đƣợc quan tâm.

Để hoàn thiện chức năng thanh tra, kiểm tra, bên cạnh việc tăng cƣờng hoạt động giám sát từ phía cơ quan quyền lực nhà nƣớc, giám sát của các tổ chức chính tị xã hội, công dân…cần:

Một là, xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định cụ thể thẩm quyền , nội dung, phạm vi và cơ chế hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với thực hiện quản lý nhà nƣớc về công tác tái hòa nhập cộng đồng.

Hai là, quy định rõ trách nhiêm của cơ quan, ngƣời có thẩm quyền khi có vi phạm hoặc sơ hở, yếu kém trong hoạt động quản lý.

Ba là, cụ thể hóa và phát huy vai trò của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tổ chức thực hiện công tác thi hành án hình sự.[21, tr266].

Tiểu kết chƣơng 3

Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là một chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đây là hoạt động mang tính xã hội, có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp, của các cơ quan, tổ chức xã hội, trong đó lực lƣợng CSND giữ vai trò nòng cốt. Tuy nhiên, trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, các cơ quan, tổ chức xã hội và gia đình đóng vai trò quan trọng, không chỉ là chỗ dựa tinh thần mà còn là điều kiện đảm bảo cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập đƣợc với cuộc sống cộng đồng. Do đó, để tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù đạt đƣợc hiệu quả, lực lƣợng CSND phải thực hiện quy chế phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, đặc biệt là đối với các cơ quan, tổ chức xã hội và gia đình trên địa bàn cƣ trú của ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về sinh sống.

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh việc tổ chức nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm, kết hợp với việc tìm kiếm, ứng dụng những thành tựu mới về khoa học và công nghệ để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự, góp phần thống nhất nhận thức, đáp ứng kịp thời những vấn đề đặt ra trong thực tiễn tổ chức thi hành án hình sự.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội cần làm tốt các nội dung sau:

Những vấn đề lý luận có liên quan đến QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng

Khảo sát, phân tích về thực trạng công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng từ năm 2012 đến 2017. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những ƣu điểm, thành tích cũng nhƣ những hạn chế, thiếu sót trong quá trình QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng.

Quản nhà nƣớc về công tác thi hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng vừa mang những đặc trƣng của quản lý nhà nƣớc đồng thời có đặc điểm riêng. Bởi đây là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong việc xây dựng và sử dụng phƣơng tiện pháp luật nhằm huy động và tổ chức các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân trong thi hành án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng.

Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là quản lý đối tƣợng đặc biệt quan trọng, quan hệ trực tiếp đến sự ổn định chính trị, an toàn xã hội, là bộ phận trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội…

Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nƣớc về công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù cần phải nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý về công tác thi hành án. Cần chú ý đến đổi mới và hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù, xây dựng mối quan hệ giữa các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong thực hiện quản lý nhà nƣớc về tái hòa nhập cộng đồng. Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ là công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng

đồng. Hoàn thiện chức năng, thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nƣớc về công tác thi hành án phạt tù trong lực lƣợng Công an nhân dân. Tổ chức nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm, kết hợp với tìm kiếm việc làm, ứng dụng thành tựu mới về khoa học công nghệ để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc công tác thi hành án phạt tù, góp phần đáp ứng kịp thời những vấn đề mới, phức tạp đặt ra trong hoạt động quản lý nhà nƣớc hiện nay.

Chất lƣợng, hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng chƣa đồng đều giũa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)