Khái quát địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46)

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hƣớng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nƣớc biển. Đồi núi tập trung ở phía bắc và phía tây thành phố. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tƣ diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lƣu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao nhƣ Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, nhƣ gò Đống Đa, núi Nùng.

Sông Hồng là con sông chính của thành phố, dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lƣu với dòng sông Hồng ở phía

Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác nhƣ sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ,... Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành nhƣ sông Tô Lịch, sông Kim Ngƣu,... là những đƣờng tiêu thoát nƣớc thải của Hà Nội.

Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay đƣợc bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự . Hồ Gƣơm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ khác nhƣ Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội nhƣ Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn.

Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ tính riêng trong khu vực nội đô, mỗi ngày lƣợng nƣớc thải xả thẳng ra hệ thống sông hồ vào khoảng 650.000 m3/ngày (2015). Khí hậu Hà Nội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự khác biệt rõ ràng giữa mùa nóng và mùa lạnh.

2.1.1.2. Dân cư, chính trị - hành chính, kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 ngƣời. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 ngƣời/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 ngƣời/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành nhƣ Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dƣới 1.000 ngƣời/km². Về cơ cấu dân số, cƣ dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là ngƣời Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác nhƣ Dao, Mƣờng, Tày chiếm 0,9%.[13] Năm 2009, ngƣời Kinh chiếm 98,73% dân số, ngƣời Mƣờng 0,75% và ngƣời Tày chiếm 0,23 %.

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ƣơng của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn đƣợc xếp vào đô thị loại đặc biệt.

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã – và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phƣờng và 21 thị trấn. 51% dân số sống ở đô thị và 49% dân số sống ở nông thôn.

Năm 2017, kinh tế của thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trƣởng khá, ƣớc cả năm 2017 tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trƣởng: giá trị gia tăng công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trƣờng bất động sản đã có sự chuyển biến, lƣợng hàng tồn kho giảm. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ƣớc tăng 2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ƣớc đạt 231 triệu đồng/ha (cao hơn năm trƣớc 4 triệu đồng); đã hoàn thành kế hoạch dồn điền đổi thửa và lũy kế hết 2014 có 100 xã đạt nông thôn mới (bằng 20% số xã nông thôn mới của cả nƣớc). Hà Nội còn là thủ đô có nhiều trâu bò nhất cả nƣớc, là địa phƣơng có đàn gia súc, gia cầm gồm gần 200.000 con trâu, bò; 1,53 triệu con lợn và khoảng 18,2 triệu con gia cầm, sản lƣợng thịt hơi hằng năm đạt 225.566 tấn, với diện tích mặt nƣớc 30 nghìn hécta, đã đƣa vào sử dụng 20 nghìn hécta nuôi trồng thủy sản, tập trung ở các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Trì. Đặc biệt, với các giải pháp thu ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện đồng bộ, kết quả năm 2014 của Thủ đô ƣớc đạt 130,1 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn: 9,0 - 9,5%; trong đó, dịch vụ 9,8 - 10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7- 9,0%, nông nghiệp tăng 2,0 - 2,5%; GRDP bình quân đầu ngƣời: 75 - 77 triệu đồng (~3.500 USD/ngƣời/năm); Tốc độ tăng vốn đầu tƣ xã hội trên địa bàn: 11 - 12%; Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trƣớc: 0,7‰; Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trƣớc: 0,3%; Số xã/phƣờng/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 8 đơn vị; Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trƣớc: 0,2%; Tỷ lệ hộ dân cƣ

đƣợc công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa": 85%; Số trƣờng công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 100; Số xã đƣợc công nhận cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 55 xã (lũy kế đến hết năm 2015 có 155 xã); Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị: 98%; Khu vực nông thôn: 87%.

(Nguồn dẫn từ cổng thông tin thành phố Hà Nội)

2.1.2. Khái quát về người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.1.2.1.Tình hình người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Qua số liệu thống kê và nghiên cứu khảo sát thực tiễn về ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội thấy:

Từ năm 2012 đến 2017, tổng số đối tƣợng trong diện quản lý của CSKV Công an thành phố Hà Nội là: 115.246 đối tƣợng, tƣơng ứng với 110.246 hồ sơ quản lý (trong đó có 110.246 đối tƣợng là tù tha về, chiếm 97,9%, gồm ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng và tù tha đặc xá). Theo số liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2017 có thể thấy, tổng sổ đối tƣợng trong diện quản lý, giáo dục nói chung và số đối tƣợng tù tha về nói riêng giảm mạnh. Tuy nhiên, số đối tƣợng tù tha giảm không đáng kể. Nguyên nhân của việc giảm này là do: một phần số đối tƣợng già yếu, mắc bệnh hiểm nghèo đã chết; một phần số đối tƣợng chuyển nơi đăng ký thƣờng trú đến nơi khác, không còn nằm trong diện quản lý của CSKV.

Bảng 2.1. Thống kê tổng số đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội

(Từ năm 2012 đến hết 2017) Năm Số đối tƣợng 2012 5402 2013 6567 2014 6512 2015 7124 2016 7584 2017 8321 Tổng 41510

(Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)

Theo thống kê của Cơ quan Thi hành án hình sự Công an TP Hà Nội, tính đến tháng 8-2017, toàn thành phố có hơn 25 nghìn ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng cƣ trú; hơn 6.000 đối tƣợng đang chấp hành án tù treo; hơn 1.000 đối tƣợng cải tạo không giam giữ. Khối lƣợng công việc nhiều, tính chất phức tạp, số lƣợng cán bộ chiến sĩ trực tiếp làm công tác chuyên môn thiếu, song thời gian qua công tác quản lý các đối tƣợng này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, tại 30 cơ quan công an quận, huyện, thị xã đã thành lập đủ 30 cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện, do một Phó Trƣởng công an huyện là thủ trƣởng. Thành phố đã tiếp nhận 3.493 quyết định thi hành án treo, 823 quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ. Tất cả bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đã đƣợc tòa án nhân dân các cấp ban hành quyết định thi hành án, bảo đảm đúng thẩm quyền, và đƣợc chuyển giao đến cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp để thực thi việc chấp hành; đồng thời gửi tới các đơn vị liên quan, chính quyền cơ sở để kiểm sát, giám sát, theo dõi, quản lý việc chấp hành án của những đối tƣợng nêu trên theo quy định của pháp luật. Thành phố đã thực hiện xét giảm thời hạn chấp hành án hình sự tại xã, phƣờng, thị trấn cho 290 ngƣời;

19 ngƣời miễn chấp hành án cải tạo không giam giữ và 31 ngƣời đƣợc giảm thời hạn. Các trƣờng hợp đề nghị xét giảm đều đƣợc Tòa án nhân dân cùng cấp xét duyệt. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quản lý, theo dõi, giám sát, giáo dục, giúp ngƣời chấp hành xong án phạt tù về cƣ trú tại địa phƣơng tái hòa nhập cộng đồng đƣợc chú trọng hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý các đối tƣợng thi hành án treo, cải tạo không giam giữ và chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn còn không ít khó khăn. Về nguyên nhân khách quan, nhiều ý kiến cho rằng, do văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thực hiện Luật Thi hành án hình sự thiếu đồng bộ, cho nên chƣa động viên đƣợc ngƣời dân và gia đình cùng quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành án. Luật quy định ngƣời chấp hành án đi khỏi nơi cƣ trú một ngày trở lên đã phải khai báo tạm vắng là khó khả thi. Công tác phối hợp tại cơ sở có lúc, có nơi còn xao nhãng. Theo Thƣợng tá Nguyễn Xuân Thọ, Phó Trƣởng Công an huyện Thƣờng Tín, một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chƣa quan tâm đúng mức đến các đối tƣợng này, không kịp thời nắm bắt đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, địa điểm sinh sống của đối tƣợng. Nhiều trƣờng hợp chấp hành xong hình phạt, nhƣng UBND cấp xã chậm bàn giao hồ sơ để cơ quan thi hành án hình sự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt so với quy định. Từ năm 2016 đến tháng 8-2017, huyện có 48 đối tƣợng chấp hành xong bản án, nhƣng mới có 28 ngƣời nhận đƣợc giấy chứng nhận.

Qua phân tích bảng số liệu cho thấy, hồ sơ quản lý đối tƣợng thƣờng nhiều hơn số đối tƣợng trong diện quản lý, giáo dục theo chức năng lực lƣợng cảnh sát khu vực. Lý do là vì một số đối tƣợng có thể nằm trong nhiều diện quản lý khác nhau.

2.1.2.2.Đặc điểm người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Bảng 2.2. Đặc điểm nhân thân đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng cƣ trú trên địa bàn thành phố Hà Nội (18)

(Từ năm 2012 đến hết 2017)

Năm Số đối tƣợng

Giới tính Độ tuổi Trình độ văn hóa Nghề nghiệp

Nam Nữ dƣới 18 tuổi Từ 18 - 40 tuổi Trên 40 tuổi Cấp I/II Cấp III Đại học trở lên Không có việc làm ổn định Có việc làm ổn định 2012 5402 3201 2201 321 3121 1960 2190 1325 1887 3267 2135 2013 6567 4310 2257 210 4610 1747 2134 2312 2121 5430 1137 2014 6512 4219 2293 312 5121 1079 2098 1879 2535 5123 1389 2015 7124 5103 2021 278 4915 1931 3145 2113 1866 5139 1985 2016 7584 6102 1482 389 3219 3976 3109 1579 2896 5231 2353 2017 8321 6329 1992 291 4215 3815 4789 1172 2360 4135 4186 Tổng 41510 29264 12246 1801 25201 14508 17465 10380 13665 28325 13185

(Nguồn: Công an thành phố Hà Nội)

Bảng 2.1 Số liệu thống kê cho thấy do đặc điểm tâm, sinh lý và điều kiện hoạt động vi phạm pháp luật nên đa số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là nam giới:

Stt Năm Tổng số NCHXAPT Nam Nữ Tỷ lệ 1 2012 18437 12905 5532 70% 2 2013 19631 14135 5496 72% 3 2014 21700 15213 6487 68% 4 2015 23955 16228 7727 71% 5 2016 24727 18050 6677 73%

tù đƣợc điều tra, khảo sát, số ngƣời không có việc làm là 5.644, một trong các nguyên nhân là chƣa có sự giúp đỡ của chính quyền và cộng đồng xã hội (với 380 ngƣời, chiếm 6,7%)[18]...

Nghiên cứu về nghề nghiệp của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cho thấy: Năm 2016, số có nghề nghiệp ổn định là 5065 đối tƣợng, chiếm 22%; còn lại đổi tƣợng không có việc làm hoặc có việc làm nhƣng không ổn định, chiếm 78%. So với năm 2012, sổ có việc làm ổn định là 3404 đối tƣợng, chiếm 20.%; còn lại 15033 đối tƣợng không có việc làm hoặc có việc làm nhƣng không ổn định, chiếm 80%.

Số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là có nghề nghiệp không ổn định hoặc không có việc làm. Bên cạnh đó, số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đông có việc làm ổn định tăng nhƣng không đáng kể là nguyên nhân, điều kiện dẫn tới ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tái phạm, VPPL làm ảnh hƣởng đến ANTT trên địa bàn. Chính vì vậy, ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cần đƣợc sự quan tâm của các cơ quan chính quyền địa phƣơng, nhân dân, các tổ chức xã hội, cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn nhiều hơn nữa.

- Nghiên cứu về đặc điểm nhân thân của ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy:

Bảng 2.3.Tình hình phạm pháp hình sự do ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội gây ra [18]

(Từ năm 2012 đến 2017) Năm Tổng số vụ Số đối tƣợng bị bắt giữ Số đối tƣợng bị truy tố trƣớc pháp luật Số đối tƣợng bị xử lý hành chính Loại khác 2012 430 489 312 142 35 2013 392 412 238 91 83 2014 431 512 389 101 22 2015 562 607 312 121 174 2016 591 602 423 132 47 2017 621 671 412 151 108 Tổng 3027 3293 2086 738 469

+ Về thành phần gia đình: Năm 2016, đa số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng có thành phần gia đình là lao động tự do chiếm 63%. Trong khi đó số đối tƣợng có thành phần gia đình là công nhân chiếm 28 %, còn lại là số đối tƣợng có thành phần gia đình trí thức chiếm tỷ lệ thấp. Cho thấy, đa số ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn phƣờng xuất thân từ gia đình là lao động tự do với sự hiểu biết, nhận thức về pháp luật hạn chế hơn gia đình trí thức, chƣa biết những việc đƣợc làm và những việc không đƣợc làm để từ đó điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)