Dự báo và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75)

thành phố Hà Nội

3.1.1. Dự báo tình hình người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Cơ sở dự báo tình hình và các yếu tố tác động đến công tác quản lý nhà nước đối với đối tượng chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hà Nội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của cả nƣớc. Trong những năm gần đây, với việc mở rộng địa giới hành chính, thủ đô Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội kéo theo đó là sự gia tăng về dân nhập cƣ và các vấn đề nhức nhối về xã hội khác. Đặc biệt, tình hình tội phạm và các tệ nạn xã hội tuy có sự gia tăng ít về số lƣợng nhƣng tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Điều đó, gây những khó khăn nhất định cho công tác quản lý hành chính đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Hà Nội cũng là địa bàn trọng điểm về hoạt động của các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT đặc biệt sự hoạt động của các nhà nghỉ, khách sạn; cơ sở karaoke... sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề đó thể hiện sự phát triển về kinh tế. Tuy nhiên trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên vẫn còn tiềm ấn nguy cơ dễ nảy sinh tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật mà các đối tƣợng thƣờng lợi dụng để phạm tội do đó công tác QLNN đối vơi ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cần chú ý đến hoạt động của các đối tƣợng có liên quan đến các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT này.

Trình độ dân trí của nhân dân thủ đô ngày càng đƣợc nâng lên. Nhân dân ngày càng nhận thức đƣợc vai trò của bản thân đối với công tác đảm bảo tình hình ANTT, do đó họ ngày càng có ý thức trong công tác đảm bảo ANTT nói chung và trong công tác phối hợp để giáo dục, quản lý giáo dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn nói riêng.

Đảng, Nhà nƣớc ta ngày càng quan tâm đến hoàn thiện, chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật về công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nói riêng. Tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho lực lƣợng CAND thực hiện công tác này.

Bên cạnh đó, Đảng ủy, UBND thành phố Hà Nội cũng có những động thái tích cực nhƣ ban hành các chính sách chỉ đạo về công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; đƣa công tác này trở thành một trong những nhiệm vụ trong bảo đảm tình hình ANTT trên địa bàn thành phố. Điều đó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công tác của lực lƣợng Công an thủ đô nói chung, CSKV nói riêng ngày càng phát triển tích cực hơn.

Trình độ của lực lƣợng Công an thành phố Hà Nội ngày càng đƣợc nâng lên; cán bộ Công an thành phố Hà Nội luôn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách tham gia các khóa học bồi dƣỡng; các lớp đào tạo chuyên môn. Lãnh đạo Công an các cấp luôn chú trọng đến công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng do đó luôn có những chỉ đạo sát sao, kịp thời để lực lƣợng có thẩm quyền trong quản lý giáo dục số ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng thực hiện công tác đạt hiệu quả.

3.1.2. Nội dung dự báo

Từ kinh nghiệm thực tế và kết quả 05 năm thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ- CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có những hoạt động tích cực để giúp công tác quản lý ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao. Góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Dự báo xu hƣớng phát triển của quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói chung và công tác tái hòa nhập cộng đồng nói riêng là:

Một là, xu hướng pháp luật hóa các hoạt động quản lý Nhà nước về công tác thi hành án phạt tù. Xu hƣớng này thể hiện sự phát triển của xã hội ta luôn coi trọng công cụ pháp luật, coi đó là giải pháp cơ bản, nó không những làm tăng cƣờng hiệu lực quản lý, hoàn thiện quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự mà còn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hai là, xu hướng xây dựng bộ máy quản lý tập trung thống nhất trong lĩnh vực thi hành án hình sự nói chung và thi hành án phạt tù nói riêng; trên thực tế thi hành án có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia vào thi hành án, việc tham gia phối hợp chƣa đƣợc thống nhất, đem lại hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc với thực tế xã hội trong thời kỳ hội nhập. Nguyên nhân là chƣa có đƣợc sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thi hành án trên toàn quốc.

Ba là, xu hƣớng xã hội hóa và công khai dựa trên nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án phạt tù. Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự có đặc thù riêng biệt nhƣng không vì thế mà hạn chế tính dân chủ công khai hóa bản án, quyết định hình sự của Tòa án, công khai hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án sẽ tạo điều kiện thuận lợi, có hiệu quả cho ngƣời bị kết án sửa chữa lỗi lầm, nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng, thu hút sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, nhân dân vào hoạt động giám sát, giáo dục, giúp đỡ ngƣời bị kết án, giám sát hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự, hạn chế vi phạm pháp luật, tôn trọng nguyên tắc pháp chế trong tổ chức hoạt động thi hành án hình sự, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự. [21]

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Lý luận chung về quản lý Nhà nƣớc và yêu cầu của quản lý Nhà nƣớc về công tác thi hành án cho thấy việc xây dựng phƣơng hƣớng chung và tăng cƣờng

quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực này chính là đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Quản lý Nhà nƣớc về công tác thi hành án phải đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, thống nhất quản lý của Nhà nƣớc và sự tham gia có ý thức của toàn dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị các cơ quan nhà nƣớc, mọi tầng lớp nhân dân.

Cần tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, các yếu tố khác nhau của quá trình quản lý. Đặc biệt phát huy vai trò của cơ quan có chức năng giải quyết mối quan hệ phối hợp dựa trên pháp luật. Các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trang bị những điều kiện cần thiết về văn hóa, nghề nghiệp cho đối tƣợng với những chính sách xã hội phù hợp là yếu tố quyết định sự hòa nhập thành công của họ.

Nếu duy trì một lực lƣợng lớn các nhân viên nhà nƣớc chuyên trách đảm nhiệm công việc này thì rõ ràng đây là phƣơng án không khả thi và tốn kém. Trong trƣờng hợp này sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội, nhân viên tình nguyện đem lại hiệu quả thiết thực. Qua thực tế thành công tại các một số quận, huyện của Thành phố Hà Nội đã chứng minh cho thấy là hoàn toàn đúng. Trong báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 80/CP về công tác tái hòa nhập cộng đồng của Thành phố Hà Nội đã chỉ rất rõ các gƣơng tiên tiến điển hình.

Đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nƣớc về công tác thi hành án phạt tù. Xây dựng nhà nƣớc pháp quyền và quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật. Pháp luật tạo điều kiện, môi trƣờng cho hoạt động quản lý Nhà nƣớc, là cơ sở để tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý Nhà nƣớc về công tác thi hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Qua nhiều năm thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng ở nƣớc ta bƣớc đầu đã thu hút đƣợc sự tham gia tích cực, đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội vào hoạt động quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ ngƣời bị kết án hình sự và thu đƣợc kết quả khả quan, nhằm giảm tỷ lệ tái phạm, tìm kiếm việc làm cho hàng ngàn ngƣời khi họ mãn hạn tù giúp họ làm ăn lƣơng

thiện. Vậy cần có các giải pháp cụ thể trong thời gian tới để công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao hơn

3.2.1.Đổi mới và hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý và tổ chức về quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án hình sự thiếu thống nhất, không cân đối và chƣa đồng bộ, không thuận tiện cho việc thực hiện. Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng là một hoạt động mang tính xã hội. Vì vậy, việc nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hƣớng dẫn về công tác này phù hợp với đối tƣợng, chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức... là một vấn đề hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Để đảm bảo tính định hƣớng và hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trên phƣơng diện hoàn thiện thể chế hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác này, theo tôi cần thực hiện tốt nội dung sau:

Một là, xây dựng hệ thống khái niệm chuẩn liên quan đến công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Cần hệ thống hóa pháp luật thi hành án hình sự phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao ý thức pháp luật, đối với cơ quan bảo vệ pháp luật thì điều đó càng quan trọng. Sự sắp xếp có trình tự và hệ thống những văn bản chứa các quuy phạm pháp luật cho phép các cơ quan nhà nƣớc dễ dàng tìm kiếm các quy phạm cần thiết, làm sáng tỏ tƣ tƣởng và áp dụng đúng đắn trong thực tiễn thi hành án hình sự. Tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù là hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, góp phần giữ vững ANQG, TTATXH. Để thể hiện đƣợc vai trò của công

tác tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trong đấu tranh phòng chống tội phạm, trƣớc hết, cần phải thống nhất nhận thức một cách đẩy đủ về tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa có một văn bản nào trong hệ thống các văn bản pháp luật về tố chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù đề cập đến việc giải thích các từ ngữ, nhƣ: ngƣời chấp hành xong án phạt tù; tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù; tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù... kể cả Nghị định số 80/2011/ NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành án phạt tù. Vì vậy, qua nghiên cứu, chúng tôi thấy cần thiết phải xây dựng một số khái niệm liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù nêu trên trong các văn bản pháp luật nhƣ Nghị định, Thông tƣ... của Chính phủ, cơ quan Bộ, ngành... có liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện các biện

pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù theo Nghị định số 80/2011 /NĐ-CP.

Trên cơ sở Luật và Nghị định đã triển khai thực hiện, thành phố Hà Nội cần ban hành các chính sách cụ thể, chi tiết đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn. Mặt khác cần điều chỉnh cụ thể về những chế định quan trọng của pháp luật thi hành án hình sự: "Phân hóa và cá thể hóa cao hơn nữa trong thi hành án hình sự, làm rõ sự khác nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng hành vi phạm tội, nhân thân ngƣời phạm tội, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, thái độ tự giáo dục của ngƣời phạm tội để quy định phù hợp với việc thi hành từng loại hình phạt, biện pháp tƣ pháp, tạo hiệu quả cho việc thi hành từng loại hình phạt, biện pháp cụ thể đối với từng cá nhân ngƣời bị kết án, tạo điều kiện cho việc xã hội hóa một phần hoạt động thi hành án hình sự, giúp ngƣời bị kết án những điều kiện thuận lợi cho việc tái hòa nhập cộng đồng" [21. tr232].

Ngày 16/9/2011 Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, quy định các điều kiện, biện pháp, trách nhiệm của các Bộ, ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các biện pháp đảm bảo công tác tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Theo Nghị định, tổ chức tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, trong đó lực lƣợng CAND giữ vai trò nòng cốt. Đến nay Bộ Công an đã có Kế hoạch số 214/KH- BCA-C81 ngày 30/11/2011 của Bộ trƣởng Bộ Công an về "Triển khai thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ", theo đó, một nội dung quan trọng của kế hoạch là xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn triển khai Nghị định số 80/2011/NĐ-CP, nhƣ: Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an ban hành Quy chế phối hợp giữa Tổng cục VII, Tổng cục VIII và Cục V28 trong công tác tái hòa nhập cộng đồng với ngƣời chấp hành xong án phạt tù; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an hƣớng dẫn nội dung, chƣơng trình giáo dục và hoạt động tƣ vấn cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù; Thông tƣ liên tịch Bộ Công an - Bộ Tài chính quy định chi tiết việc lập, quản lý, sử dụng Quỹ hòa nhập cộng đồng; Thông tƣ của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở sản xuất cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi cƣ trú nhất định. Trên thực tế nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ vẫn chƣa đƣợc xây dựng một cách đầy đủ, ví dụ, theo kế hoạch số 214/KH-BCA-C81 của Bộ trƣởng Bộ Công an, năm 2012 các đơn vị chức năng phải nghiên cứu, soạn thảo, ban hành 4 thông tƣ hƣớng dẫn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)