Kinh nghiệ mở thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 46)

Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết Nghị định 80/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù giai đoạn 2011 - 2017 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ ngày 16-11-2011 đến tháng 12/2017, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận 1.945 ngƣời chấp hành xong án phạt tù từ các Trại giam, Trại tạm giam trên toàn quốc về sinh sống trên địa bàn, tất cả các đối tƣợng này khi đến trình diện tại Công an phƣờng, xã đều đƣợc cán bộ phụ trách tiến hành lập hồ sơ quản lý theo đúng qui định, qua đó tiếp xúc, tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của từng ngƣời để có cách thức tƣ vấn hỗ trợ, giúp đỡ và đề xuất các biện pháp quản lý, giáo dục phù hợp, định kỳ có nhận xét đánh giá, phân nhóm đối tƣợng để tập hợp xây dựng hồ sơ Điều tra cơ bản theo đúng qui định của Bộ Công an.

Một trong những nguyên nhân thành công trong thực hiện Nghị định 80 của thành phố Đà Nẵng là sự quan tâm chỉ đạo xây dựng, nhân rộng đƣợc nhiều mô hình hiệu quả trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng dựa trên sự liên kết, phối hợp giữa Công an với các

ban ngành, đoàn thể. Điển hình nhƣ mô hình "Hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh” của Hội Liên hiệp phụ nữ phƣờng Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; đây là mô hình do Hội Liên hiệp phụ nữ phƣờng Khuê Mỹ khởi xƣớng, điều hành trong việc tham mƣu cho UBND phƣờng đứng ra tín chấp Ngân hàng chính sách - xã hội cho những ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại địa bàn phƣờng Khuê Mỹ vay vốn với lãi suất thấp để họ làm ăn ổn định cuộc sống, vƣơn lên làm giàu chính đáng. Trong năm 2016 và 2017 có 17 gia đình có ngƣời chấp hành xong án phạt tù đƣợc vay vốn làm ăn với tổng số tiền 408 triệu đồng. Mô hình “2 gặp, 3 biết” của UBND phƣờng Mân Thái, quận Sơn Trà, với 2 gặp là gặp gia đình của ngƣời chấp hành xong án phạt tù, để nghe gia đình phản ảnh về tƣ tƣởng, quá trình rèn luyện phấn đấu và những mặt còn tồn tại của con em họ; gặp ngƣời quản lý, giáo dục nghe phản ánh về quá trình chấp hành pháp luật, nghĩa vụ đối với chính quyền địa phƣơng, tâm tƣ nguyện vọng của đối tƣợng mà họ đƣợc phân công quản lý, giúp đỡ. 3 biết là biết mặt, biết tên, biết mối quan hệ gia đình, bạn bè; biết hoàn cảnh kinh tế, gia đình, bản thân; biết thái độ, lối sống, sinh hoạt hàng ngày của ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng cƣ trú. Mô hình này đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2011 đến nay, với đối tƣợng đƣợc quản lý, giáo dục, giúp đỡ là ngƣời chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng, số chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ, do Uỷ ban MTTQ Việt Nam thành phố, Công an phƣờng, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Ban bảo vệ dân phố cùng phối hợp thực hiện. Qua gần 7 năm triển khai thực hiện, mô hình này đã thực sự có hiệu quả cao trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, góp phần tạo môi trƣờng ổn định cho sự phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng.

Để thực hiện tốt Nghị định 80/CP, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tiếp tục thực hiện Quyết định số 7415/QĐ-UB về việc cấp vốn lập Quỹ giải quyết việc làm cho đối tƣợng đã từng vi phạm pháp luật sau khi chấp hành xong hình phạt trở về địa phƣơng. Hiện nay, Quỹ đã chuyển vốn ủy thác cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng để thực

hiện Chƣơng trình cho vay hoàn lƣơng nhằm tạo điều kiện cho các đối tƣợng đƣợc vay vốn và quản lý tốt nguồn vốn cho vay. Trong thời gian từ tháng 6- 2015 đến nay, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã làm thủ tục giải quyết cho vay 334 hộ gia đình có đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù về địa phƣơng, với tổng số tiền cho vay trên 5 tỷ đồng. Kết quả cho thấy, đa số các đối tƣợng đƣợc vay vốn đều sử dụng đúng mục đích, tạo đƣợc

Tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện tốt công tác này ở địa phƣơng. Trong những năm qua, Đà Nẵng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc về cơ sở hạ tầng, du lịch thƣơng mại, trở thành trung tâm kinh tế, chính xã hội của miền Trung - Tây Nguyên. Do vậy, làm tốt công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng là một trong các giải pháp quan trọng để chủ động phòng ngừa, hạn chế tình trạng tái phạm và vi phạm pháp, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Chú trọng việc quán triệt triển khai thực hiện Nghị định 80 đến từng cán bộ, đảng viên; cần xác định công tác tái hòa nhập cộng đồng là nhiệm vụ thƣờng xuyên, lâu dài, phải đƣợc cụ thể hóa bằng các chƣơng trình, kế hoạch và lồng ghép, gắn kết với chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống tội phạm hàng năm ở địa phƣơng.

Sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng những năm qua, những vấn đề xã hội tiêu cực cũng phát sinh và có chiều hƣớng gia tăng, hoạt động tội phạm tiềm ẩn nhiều phức tạp khó lƣờng, số đối tƣợng chấp hành xong án phạt tù, số đƣợc đặc xá tha tù về địa phƣơng ngày càng nhiều. Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng, các ngành, các cấp, địa phƣơng cần tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về hòa nhập cộng đồng; nội dung, hình thức tuyên tuyền cần phong phú, đa dạng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội. Đồng thời, cần kịp thời phản ánh, biểu dƣơng, khen thƣởng những mô hình tốt, những cách làm hay, những nhân tố tích cực, nòng cốt để động viên, khích lệ, thúc đẩy phong trào; khơi dậy

và phát huy đạo lý, truyền thống đoàn kết dân tộc, tƣơng thân, tƣơng ái, tình làng nghĩa xóm, họ hàng, dòng tộc... làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc tính nhân văn, nhân đạo và lợi ích thiết thực của công tác này để từng bƣớc xóa đi sự thành kiến, kỳ thị, tạo sự đồng thuận, tự giác, tích cực của cộng đồng xã hội tham gia trong công tác quản lý, giáo dục, hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù.

Bên cạnh đó, sự chuẩn bị về nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, khu vực, lĩnh vực và địa bàn dân cƣ; gắn nội dung cảm hỏa, giáo dục giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù trong thực hiện các mô hình với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phong trào cách mạng khác do Đảng, Nhà nƣớc, ban, ngành, đoàn thể phát động. Định kỳ sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ, kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng những ngƣời chấp hành xong án phạt tù tiêu biểu về hòa nhập cộng đồng, tiêu biểu trong lao động, kinh doanh, sản xuất giỏi và những cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc để khuyến khích thực hiện có hiệu quả công tác này.

Công an thành phố Đà Nẵng tham mƣu cho các cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể quan tâm, giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống, hạn chế thấp nhất tình trạng tái phạm tội. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tổ chức tốt các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, để phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Từ kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng, có thể vận dụng và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn Hà Nội:

sát sao, kịp thời của các cơ quan chức năng như: Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội và sự phối họp chặt chẽ của Công an, Tƣ pháp, Toà án, Viện kiểm sát và các ngành, đoàn thể ở các cấp để đạt đƣợc sự thống nhất cao cả về nhận thức và hành động. UBND thành phố phải kịp thời ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban thƣ ký và phân công trách nhiệm tốt các thành viên; các ngành, đoàn thể phối hợp triển khai các nội dung khá đồng bộ, có hiệu quả từ thành phố tới cơ sở; UBND các quận, huyện tham phải thành lập Ban chỉ đạo triển khai mục tiêu và nội dung của Dự án tới các xã, phƣờng, thị trấn. Sự phối hợp giữa gia đình, cộng tác viên và công an khu vực và vai trò chủ trì điều phối của chính quyền khu dân cƣ, xã, phƣờng tới các ngành chức năng cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả các nội dung tái hoà nhập cộng đồng, phòng ngừa, ngăn chặn phạm tội và tái phạm (trách nhiệm của công an khu vực, cộng tác viên xã hội cùng gia đình giúp đỡ đóng vai trò chủ công, quyết định sự tiến bộ).

Thứ hai, công tác cán bộ cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, lựa chọn và bồi dƣỡng đƣợc những cán bộ và cộng tác viên có trình độ, vững về chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với công việc. Tăng số lƣợng cộng tác viên và tăng số lƣợng cán bộ chuyên trách, vấn đề cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cán bộ và cộng tác viên đƣợc chú trọng thông qua việc mở các lớp tập huấn về kỹ năng, phƣơng pháp tiếp cận, làm việc với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và giải quyết các vấn đề liên quan đến đối tƣợng này.

Thứ ba, sự quan tâm, tạo điều kiện về kinh phí, giúp đỡ về kỹ thuật, ủng hộ về tinh thần... của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và UBND thành phố đối với công tác tái hoà nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù cũng là một trong những tiền đề quan trọng dẫn đến hiệu quả của QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

Thứ tư, Công an thành phố Hà Nội cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng. Thông

qua công tác quản lý cƣ trú, quản lý nghiệp vụ, công tác điều tra cơ bản để chủ động nắm chắc tình hình điều kiện, hoàn cảnh, tâm tƣ, nguyện vọng, khó khăn, vƣớng mắc của từng ngƣời chấp hành xong án phạt tù, nhất là số ngƣời có hoàn cảnh đặc biêt khó khăn, nguy cơ tái phạm tội cao, để tham mƣu cho các cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành đoàn thể quan tâm, giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống, hạn chế thấp nhất tình trạng tái phạm tội.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có sự tham gia ủng hộ của quần chúng nhân dân trong phát hiện và nhân rộng gƣơng điển hình tiên tiến, tổ chức tốt các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt xóa các tụ điểm, ổ nhóm tệ nạn xã hội tạo môi trƣờng an toàn, lành mạnh để phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề

lý luận về QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng. Bởi đây là một trong những nội dung rất đƣợc Nhà nƣớc quan tâm chú trọng. Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đã thể chế hóa và quán triệt trong đƣờng lối, chính sách của Đảng. Chỉ thị 35/CT-TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tƣ pháp cần thực hiện trong năm 2000 đã chỉ rõ: " Cần kết hợp và phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình phạm nhân, của các cấp chính quyền, Mặt trận tổ quốc và đoàn thể quần chúng, các tổ chức Đảng và cộng đồng đan cư trong việc nhận giúp đỡ, quản lý giáo dục tạo điều kiện cho những người m,ãn hạn tù hoặc được hưởng đặc xá tha tù trở tù. Giao trách nhiệm cho mỗi tổ chức, đoàn thể xã hội (Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Hội cựu chiển binh, Hội nông dân, Công đoàn, Mặt trận) ở mỗi cấp, nhận giúp đỡ một số đối tượng tha tù , coi đây là một tiêu chí đánh giá hàng năm".

Trong nội dung chƣơng 1 đƣa ra khái niệm phạm nhân, thi hành án phạt tù, ngƣời chấp hành xong hình phạt tù, quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng. Luận văn cũng làm rõ những cơ sở pháp lý; chức năng, nhiệm vụ; sự phân công, phân cấp; yêu cầu, nội dung, biện pháp và mối quan hệ phối hợp của các lực lƣợng trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng. Đây là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng, đồng thời cũng là cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần phòng ngừa tái phạm tội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)