Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 70 - 75)

2.3.2.1. Hạn chế

Từ thực tiễn nghiên cứu QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng của các cấp ủy Đảng nhận thấy một số hạn chế:

Thứ nhất, do nhận thức của cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chƣa đƣợc chặt chẽ; nhiều ngƣời sau khi chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng không đến trình diện hoặc sau một thời gian trở về địa phƣơng rồi bỏ đi nơi khác; làm việc gì, ở đâu không ai nắm đƣợc; thậm chí có đối tƣợng trở về địa phƣơng một thời gian dài, nhƣng trƣởng thôn, trƣởng bản, các cấp chính quyền không ai tới động viên, hỏi thăm.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về công tác tái hòa nhập cộng đồng còn hết sức chung chung .Các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật mang tính khái quát cao, mới dừng lại ở vấn đề mang tính nguyên tắc;

Thứ ba, ý thức trách nhiệm của cơ quan, đoàn thể và công dân tại địa phương và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hƣớng dẫn ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng chƣa đƣợc thực hiện một cách sâu rộng; ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng không nắm bắt, hiểu biết đƣợc các quy định của pháp luật, chƣa thấy rõ đƣợc trách nhiệm, quyền lợi công dân; xã hội còn có sự kỳ thị, phân biệt, xa lánh. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 21.040 ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng tại địa bàn cƣ trú có 2.988 ngƣời cảm nhận thái độ của cộng đồng xã hội đối với họ chƣa thực sự quan tâm; 4.081 ngƣời cảm nhận họ bị kỳ thị, xa lánh.

Thứ tư, công tác nhân sự và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị có chức năng trong quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Công tác giúp đỡ, giải quyết việc làm, xây dựng các mô hình giúp đỡ cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trong quá trình quản lý, giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn chƣa đƣợc quan tâm, giải quyết một cách đúng mức, phần lớn ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về tự tìm việc làm, các mô hình giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại các xã, phƣờng, thị trấn chƣa đƣợc chú trọng, tuyên truyền, nhân rộng...

Thứ năm, nhân sự và nguồn lực trong hỗ trợ giúp đỡ và vấn đề thông báo phối hợp của trại giam với chính quyền cơ sở và gia đình trong đấu tranh giúp phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về cƣ trú tại xã, phƣờng, thị trấn của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng chƣa đƣợc mạnh mẽ, tập trung chủ yếu ở lực lƣợng Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh, trật tự; lực lƣợng Cảnh sát khu vực;

Thứ sáu, là công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quản lý nhà nước đối

với ngƣời chấp hành xong án phạt tù chƣa đƣợc quan tâm, mới chỉ dừng lại ở kiểm tra định kỳ hàng năm cũng nhƣ kết hợp trong kiểm tra công tác thi hành án hình sự nói chung. Chƣa có kế hoạch thanh tra, kiểm ta riêng để qua đó phát

hiện và nhân rộng mô hình tốt, kiểm điểm sửa chữa đối với nơi chƣa làm tốt. Không chỉ có vậy nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù chƣa đƣợc phân bổ, hƣớng dẫn các mục chi cụ thể giúp cho địa phƣơng có thể sử dụng đƣợc (mặc dù đã đƣợc UBND TP quan tâm bố trí nguồn).

Thứ bảy là, vấn đề tạo công ăn việc làm cho đối tượng. Thực tế cho thấy, nguyên nhân dẫn đến tái phạm tội là do không có công ăn việc làm, nghèo đói. Vì vậy, một trong những biện pháp hiệu quả nhất để ngƣời phạm tội tái hòa nhập cộng đồng là tạo công ăn việc làm cho đối tƣợng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Trong công tác quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại xã, phƣờng, thị trấn trong thời gian qua chƣa thực sự đạt đƣợc nhƣ mong muốn là do một số nguyên nhân sau:

Hệ thống văn bản pháp luật hƣớng dẫn về công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng còn đang trong quá trình xây dựng, đặc biệt là văn bản hƣớng dẫn thực hiện đối với cấp cơ sở trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Vì vậy, cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc cho việc huy động các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác quản lý, giáo dục đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng đƣợc giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục với ngƣời chấp hành xong án phạt tù còn nhiều vƣớng mắc, khó khăn, bất cập.

Công tác tuyên truyền, giáo dục, bồi dƣỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở về công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chƣa đƣợc thƣờng xuyên và hƣớng dẫn cụ thể.

Công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại xã, phƣờng, thị trấn chƣa đƣợc đề cập đến trong chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng, từ đó dẫn đến việc quản lý, giáo dục ngƣời chấp hành xong án phạt tù còn thiếu sự giám sát, hƣớng dẫn chấp hành pháp

luật, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, công tác giải quyết công ăn việc làm đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù chƣa đƣợc chú trọng...

Sự phối hợp của cơ quan chức năng với chính quyền địa phƣơng trong công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chƣa đƣợc chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chƣa có cơ chế ràng buộc.

Nhận thức lý luận QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu đúng mức. Hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng đƣợc thực hiện dƣới nhiểu góc độ, khía cạnh: chính trị, kinh tế, pháp luật, đạo đức, tâm lý... Bởi vậy cần có quan điểm tổng thể để tìm phƣơng án kết hợp chặt chẽ mọi nhân tố ấy trong QLNN về lĩnh vực này.

Tiểu kết chƣơng 2

Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, công tác quản lý đối tƣợng trên địa bàn cơ sở. Lực lƣợng CSND cơ sở đã thực hiện, làm tốt vai trò tham mƣu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng về việc tổ chức, hƣớng dẫn, thực hiện các biện pháp tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng.

Tham mƣu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng phối kết hợp với các cơ quan, tô chức xã hội, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tạo điều kiện giúp đỡ về việc làm, giải quyêt khó khăn; tuyên truyền gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, các mô hình tiêu biếu giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về địa phƣơng mang lại kết quả. Qua đó giúp cho các cấp chính quyền cũng nhƣ ngƣời dân nhận thức đƣợc tính nhân văn của nhà nƣớc trong quản lý đối với nguời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Từ kết quả có đƣợc qua phân tích tình hình công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, tác giả đã đƣa ra những đánh giá khách quan về đặc điểm tình hình, cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng từ thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở để tác giả dự báo tình hình và đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trên.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TÁI HÒA

NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Dự báo và phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)