Hoàn thiện tổ chức và xây dựng bộ máy quản lý tập trung thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82)

nhất trong lĩnh vực thi hành án, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho quản lý nhà nước về thi hành án hình sự các cấp

Trƣớc yêu cầu thực tiễn đòi hỏi công tác Công an trong tình hình mới, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, hoạt động quản lý và tổ chức thi hành án còn bộc lộ nhiều hạn chế; bộ máy quản lý và hiệu quả công tác thi hành án chƣa cáo. Bộ máy quản lý và tổ chức thi hành án hiện hành chƣa đáp yêu cầu đổi mới, cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để khắc phục khiếm khuyết, hạn chế, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và tổ chức thi hành án, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ: "…cần phải đổi mới tổ chức, hoạt động của các Cơ quan thi hành án".[21. tr234].

Ngày 15/09/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2009/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Quyết định số 4051/QĐ-BCA ngày 11/12/2009 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục CSTHAHS&HTTP, theo đó Tổng cục CSTHAHS&HTTP có chức năng tham mƣu giúp Bộ trƣởng chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về thi hành án hình sự trong phạm vi cả nƣớc; thống nhất quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật và Bộ trƣởng, tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Ngày 17/06/2010 Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam khỏa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua Luật Thi hành án hình sự và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2011. Để triển khai thực hiện Luật Thi hành án hình sự, Tổng cục Xây dựng lực lƣợng CAND có Quyết định số 10968/QĐ-X11, ngày 24/12/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng CSTHAHS&HTTP thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Quyết định số 9591/QĐ-X11 ngày 18/10/2011 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Xây dựng lực lƣợng CAND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đội CSTHAHS&HTTP thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng, nhiệm vụ giúp trƣởng Công an quận, huyện tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thế, tổ chức xã hội tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù, ngƣời đƣợc đặc xá ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Để chỉ đạo, hƣớng dẫn công tác thi hành án hình sự nói chung và công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù nói riêng, đối với các cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân có liên quan đến công tác tái hòa nhập cộng đồng, sự phối kết họp giữa các cơ quan, tổ chức tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền; chỉ đạo, phối hợp với lực lƣợng Công an cơ sở ngƣời trực tiếp quản lý, theo dõi, giám sát, giáo dục, hƣớng dẫn ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng tại địa bàn dân cƣ, các lực lƣợng Cảnh sát khác thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái phạm tội đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù đạt đƣợc hiệu quả, góp phần trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm thì việc hoàn thiện tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án hình sự các cấp trong đó đặc biệt chú trọng đến cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa quyết định đến công tác thi hành án hình sự và công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng.

Để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với ngƣời chấp hành án phạt tù trên địa bàn thành phố Hà Nôi, theo chúng tôi cần thực hiện một số nội dung: Công an các Quận, huyện trên thành phố Hà Nội tổ chức đào tạo bồi dƣỡng và

điều chuyển những cán bộ có đào tạo chuyên nghành Hỗ trợ tƣ pháp ở các Trƣờng CAND về công tác tại Đội Cảnh sát thi hành án hình sự cấp quận, huyện để thực hiện thống nhất QLNN về thi hành án hình sự nói chung, QLNN đối với ngƣời chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nói riêng. Mặt khác, tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn về công nghệ thông tin để từ đó có thể cập nhật, bổ sung trên hệ thống máy tính cớ cài phần mềm quản lý. Từ đó giúp cho việc quản lý nhanh, chính xác hiệu quả.

Tiếp tục rà soát, phân loại và bổ sung biên chế theo chủ trƣơng của Đề án “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn đầu mối hoạt động hiệu quả, tăng cƣờng cho cơ sở, theo hƣớng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Bộ không tổ chức cấp trung gian, nâng cao chất lƣợng các cục trực thuộc Bộ và sắp xếp, thu gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, để bảo đảm gắn kết, phát huy tối đa nguồn lực trong thực thi nhiệm vụ. Xây dựng công an xã, thị trấn chính quy, trƣớc mắt bố trí công an xã chính quy tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự, tiến tới thực hiện thống nhất trong toàn quốc khi hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan.

Đánh giá mô hình tổ chức các cấp công an, rà soát chức năng, nhiệm vụ trùng lặp, chồng chéo giữa Bộ Công an với các bộ, ngành hoặc giữa các đơn vị, lực lƣợng trực thuộc. Kiện toàn tổ chức bộ máy của công an cấp tỉnh, huyện, Việc đổi mới sắp xếp bộ máy cần đƣợc thực hiện thận trọng, kỹ lƣỡng, khách quan, khoa học.

Đối với các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cƣơng, tăng cƣờng công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm các trƣờng hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm pháp luật, kỷ luật, có dấu hiệu suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" hoặc bị mua chuộc, lôi kéo bởi các phần tử xấu, "lợi ích nhóm"… để kịp thời ngăn chặn, xử lý, tinh lọc đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp, nâng cao uy tín và tăng cƣờng xây dựng hình ảnh đẹp của lực lƣợng công an.

Bộ Công an cũng cần phối hợp chặt chẽ với các địa phƣơng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, kiện toàn tổ chức Đảng ở công an các tỉnh thành, chủ động đề xuất, áp dụng các cơ chế, chính sách phù hợp đối với những ngƣời chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới tổ chức bộ máy QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cũng cần đƣợc cơ quan chức năng sớm sửa đổi, điều chỉnh, thay thế, tạo cơ sở cho các tổ chức, hoạt động của bộ máy QLNN nói chung, QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

3.2.3. Giải pháp riêng cho Hà Nội trong bố trí việc làm đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng

Cần xây dựng cơ chế hợp lý thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội vào hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: "Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn" [23. tr544].

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với vai trò là đơn vị chủ trì trong thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Ủy ban nhân dân đã giao cho Công an thành phố Hà Nội là đơn vị tham mƣu trực tiếp cho ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong xây dựng và triển khai thực hiện các Kế hoạch, mối quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng trong quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Tổ chức tìm kiếm, bố trí việc làm cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Tìm kiếm giải pháp mang tính đặc thù riêng cho thành phố Hà Nội, bởi đây là nơi tập trung đông ngƣời, phân bố không đồng đều về dân cƣ. Vì vậy cần xây dựng mối quan hệ với các tổ chức để tạo công ăn việc làm cho số đối tƣợng trên. Ở đây thành phố Hà Nội cần xây dựng mô hình các khu lao động tự giác dành cho các đối tƣợng tù tha trở về địa phƣơng mà chƣa kiếm đƣợc việc làm. Cụ thể cần có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp để tạo công việc giúp những đối

tƣợng trên sử dụng sức lao động nhằm tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân, sau đó có thể tạo ra nhiều hơn của cải vật chất để giúp gia đình. Mặt khác, trong quản lý nhà nƣớc các cơ quan có chức năng cần tham mƣu để phối hợp với ngƣời dân xây dựng các trung tâm bảo trợ và tìm kiếm việc làm giúp các đối tƣợng tù tha khi chƣa có việc làm. Họ có thể vào đây để làm việc, thể hiện tính nhân văn của nhà nƣớc trong quản lý các đối tƣợng có lỗi lầm trong quá khứ,. giúp họ xóa bỏ mặc cảm với xã hội, phòng ngừa tái phạm

Thực tiễn trong những năm qua, lực lƣợng Công an cơ sở đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và gia đình tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng dân cƣ. Với việc thực hiện tốt các mối quan hệ phối hợp này đã giúp ngƣời chấp hành xong án phạt tù xóa bỏ đƣợc mặc cảm, tự tin trong cuộc sống, nhiều ngƣời đã đƣợc làm việc trong các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, có ngƣời đã trở thành chủ các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh. Mặc dù theo Thông tƣ số 71/2012/TT-BCA ngày 27/11/2012 đã xác định rõ trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị Công an nhân trong tổ chức tái hòa nhập cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tuy vậy sự phối hợp giữa lực lƣợng Công an cơ sở với các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh và gia đình chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, nhận thức và hành động cụ thể của các cơ quan, tổ chức xã hội gia đình trong giúp đỡ, động viên ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng còn hạn chế. Số ngƣời đƣợc các cơ quan, doanh nghiệp tiếp nhận làm việc chỉ chiếm 3,4%, đƣợc các tổ chức, cá nhân cho vay vốn 1,6% trong khi đó nhu cầu cần đƣợc bố trí, giải quyết việc làm 18,7%, cần đƣợc đào tào nghề 19,6%, cần đƣợc vay vốn để sản xuất, kinh doanh là 35,4%. Từ thực tế đó, xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp để nâng cao hiệu quả trong quan hệ phối hợp giữa lực lƣợng CSND, đặc biệt là đối với lực lƣợng Công an cơ sở với các cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị sản xuất kinh doanh trong tổ chức tái hòa nhập cộng đồng đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù là yếu tố quyết định đến việc giảm tỷ lệ tái phạm tội ở

ngƣời chấp hành xong án phạt tù. Để xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp này, lực lƣợng Công an thành phố Hà Nội với vai trò nòng cốt trong QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội cần phải:

Công an thành phố Hà Nội nhất là đối với lực lƣợng Công an cơ sở tại các quận huyện, xã, phƣờng phải làm tốt công tác tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng về công tác tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù để phòng ngừa tội phạm, trên cơ sở đó chính quyền địa phƣơng xây dựng nội dung, chƣơng trình, ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức xã hội thực hiện cơ chế phối hợp tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, góp phần trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa lực lƣợng CAND với các cấp, các ngành, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đơn vị doanh nghiệp, phát huy vai trò tích cực của gia đình tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù, trong đó lực lƣợng CAND là ngƣời hƣớng dẫn thực hiện kế hoạch quản lý, giáo dục, giám sát, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại đơn vị, cộng đồng dân cƣ, ủy ban nhân dân là cơ quan chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, xây dựng cơ chế chính sách, thành lập quỹ hỗ trợ, xét duyệt vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giúp đỡ cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù tại đơn vị, cộng đồng dân cƣ, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp phải phát huy vai trò tích cực, chủ động trong tiếp nhận, quản lý, giáo dục, đào tạo, dạy nghề giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống; kịp thời phát hiện đấu tranh, ngăn chặn, đề xuất với các cơ quan chức năng xử lý những ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự.

Lực lƣợng CAND phải đảm bảo điều kiện ANTT cho các cơ quan, tổ chức xã hội, doanh nghiệp tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù; tham mƣu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích các đơn vị, tổ chức xã hội, cá nhân tham gia vào công tác, nhằm tạo ra phong trào rộng khắp để toàn dân tham gia quản lý, giáo dục ngƣời lầm lỗi, giúp họ trở thành ngƣời lƣơng thiện, có ích cho xã hội, góp phần công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Biểu dƣơng, khen thƣởng những cơ quan, tổ chức xã hội, đơn vị doanh nghiệp, cá nhân có mô hình, sáng kiến trong tham gia giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền nhân rộng các mô hình sáng kiến, cách làm sáng tạo trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

3.2.4. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức xã hội, gia đình xây dựng môi trường thuận lợi trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ gia đình xây dựng môi trường thuận lợi trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại địa phương

Quản lý nhà nƣớc đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng cần sự đồng thuận của cả cộng đồng, các tổ chức xã hội cùng tham gia tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng nhanh và hiệu quả, góp phần phòng ngừa tội phạm. Để hoạt động QLNN đối với ngƣời chấp hành xong án phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng đạt hiệu quả cao góp phần giữ gìn TTATXH cần phát huy sức mạnh tổng hợp sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, các tập thể, cá nhân và của toàn xã hội nhƣ sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Nhân dân giúp ta nhiều thì thắng lợi nhiều, nhân dân giúp ta ít thì thắng lợi ít, nhân dân giúp ta hoàn toàn thì thắng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)