6. Đóng góp của đề tài
2.2.2. Về ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nƣớc
Về ban hành văn bản quản lý nhà nƣớc
Nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự giao thông, nhà nƣớc đã ban hành Luật Giao thông đƣờng bộ 2008 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhƣ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt, Thông tƣ 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ GTVT ban hành quy chuẩn quốc gia về bến xe khách, Thông tƣ 63/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ. Quyết định
3446/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lƣợng VTHKCC bằng xe buýt đến năm 2020 do Bộ trƣởng Bộ GTVT ban hành. Các văn bản trên về cơ bản đã quy định tƣơng đối đầy đủ các điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân tham gia từng loại hình kinh doanh vận tải đƣờng bộ… Để triển khai, đƣa các văn bản quy phạm pháp luật trên vào thực tiễn, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành QĐ 20/2014 quy định tổ chức, quản lý, khai thác hoạt động VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Văn bản này quy định rõ ràng về:
Thông tin kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt:
Các điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải đáp ứng điều kiện về diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe chờ đảm bảo an toàn giao thông. Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; Có nhà chờ cho hành khách. Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách đƣợc báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đƣờng theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình của các tuyến xe buýt dừng tại vị trí đó. Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại cơ quan quản lý tuyến, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lƣới tuyến.
Ngoài quy định này, các điểm dừng xe buýt dùng cho tuyến xe buýt đƣa rƣớc học sinh, sinh viên, công nhân, tuyến xe buýt nhanh đƣợc ghi thêm giờ chạy cụ thể trong ngày và có biểu trƣng phân biệt các tuyến xe buýt đƣợc trợ giá, tuyến xe buýt không có trợ giá, xe đƣa rƣớc học sinh, sinh viên, công nhân.
Quản lý, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động VTHKCC
Quy định kỹ thuật riêng cho điểm dừng xe buýt: Vị trí sử dụng làm điểm dừng phải thích hợp với điều kiện thực tế của vỉa hè và khu vực xung quanh, bảo đảm có không gian thông thoáng, mỹ quan, dễ quan sát và có chừa lối đi trên lề cho khách bộ hành; Mỗi điểm dừng trên trục đƣờng chỉ đƣợc bố trí tối đa cho 03 tuyến xe buýt sử dụng chung làm điểm dừng đón, trả khách; trƣờng hợp nhiều hơn phải tổ chức tách và bố trí thêm điểm dừng cho phù hợp với biểu đồ tuyến xe buýt qua điểm tạo thuận lợi, an toàn cho xe buýt và hành khách; khoảng cách giữa 2 điểm dừng phải cách nhau từ 15 đến 30 mét trong một cụm điểm dừng đón, trả khách và điểm dừng của 2 đầu của cụm điểm dừng phải đảm bảo khoảng cách quy định tại Điểm a Khoản này; các trƣờng hợp khác do Sở GTVT quyết định; Đối với các tuyến xe buýt đƣa rƣớc học sinh, sinh viên, công nhân có địa điểm hẹn trƣớc và các tuyến xe buýt nhanh phải bố trí trụ điểm dừng tại các điểm không trùng với điểm dừng của xe buýt trên tuyến và thuận tiện cho hành khách, đồng thời phù hợp an toàn giao thông; trƣờng hợp phải bố trí trùng do Sở GTVT quyết định. Việc di dời điểm dừng, nhà chờ xe buýt chỉ đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp để sửa chữa, mở rộng đƣờng giao thông hoặc có sự thay đổi về tổ chức giao thông, sự thay đổi về lộ trình hoạt động của tuyến xe buýt làm cho điểm dừng, nhà chờ xe buýt bị mất tác dụng hoặc khi có kiến nghị hợp lý của tổ chức, cá nhân liên quan. Tại các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, điểm đầu, cuối tuyến phải xây dựng lối lên xuống và các hạng mục công trình phụ trợ thuận tiện cho ngƣời khuyết tật sử dụng. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 tất cả điểm đầu, cuối tuyến, nhà ga và ít nhất 20% các điểm dừng, nhà chờ xe buýt bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với ngƣời khuyết tật.
Thời gian hoạt động xe buýt:
Thời gian hoạt động trong ngày của từng tuyến xe buýt đƣợc quy định trong biểu đồ chạy xe, đảm bảo tối thiểu 12 giờ/ngày. Sở GTVT quyết định cụ thể các trƣờng hợp đặc biệt đối với các tuyến xe buýt có thời gian hoạt động ít hơn 12
giờ/ngày.Doanh nghiệp vận tải căn cứ vào biểu đồ chạy xe để bố trí đúng loại xe chạy; xe buýt phải chạy đúng giờ, dừng đúng điểm dừng, nhà chờ quy định theo biểu đồ chạy xe đã công b
Tiêu chuẩn xe buýt:
Xe hoạt động trên tuyến phải là xe ô tô đủ điều kiện theo quy định do Sở GTVT hƣớng dẫn cụ thể. Trong đó, ƣu tiên đầu tƣ xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch; tuyệt đối không đƣợc làm ba-ga trên mui xe để hàng; trên xe phải có chuông điện báo hiệu lên xuống và có đủ tay vịn cho hành khách; phải dành 02 hàng ghế cho ngƣời cao tuổi, ngƣời khuyết tật, trẻ em và phụ nữ có thai, có màu riêng, trên đó có ghi chữ “ghế dành riêng” hoặc biểu tƣợng; Màu sơn của xe buýt theo quy định của Sở GTVT;Xe buýt phải đƣợc kiểm tra bảo đảm an toàn kỹ thuật hàng ngày trƣớc khi đƣa vào hoạt động;Lộ trình để đầu tƣ thay thế xe buýt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận (xe có lắp đặt thiết bị nâng hạ, xe sàn thấp và sàn bán thấp thuận lợi cho ngƣời khuyết tật sử dụng) đến năm 2020 phải đáp ứng 10%; đến năm 2025 phải đáp ứng 15%. Sở GTVT quy định cụ thể số lƣợng xe buýt trên từng tuyến xe buýt sẽ đầu tƣ thay thế, nhằm đáp ứng tỷ lệ số lƣợng xe buýt phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận theo từng thời kỳ nêu trên.Xe buýt phải đảm bảo lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định và lắp đặt một số thiết bị khác theo quy định của Sở GTVT nhằm phục vụ công tác quản lý, điều hành và thông tin.
Ngoài ra, QĐ 20/2014/QĐ-UBND còn quy định đặc điểm nhận dạng xe buýt, số hiệu tuyến xe buýt, tần suất xe chạy,các chứng từ mang theo xe buýt, tiêu chuẩn tuyển dụng đối với lái xe buýt và nhân viên phục vụ trên xe buýt…
Bên cạnh những quy định tiêu chuẩn, kỹ thuậtkết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, QĐ 20/2014/QĐ-UBND còn quy định quyền, nghĩa
vụ các cơ quan quản lýhoạt động VTHK bằng xe buýt; quyền, nghĩa vụ các doanh nghiệp tham gia khai thác tuyến xe buýt.
Về tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nƣớc:
Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với VTHKCC bằng xe buýt TP Hồ Chí Minh
Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với VTHK bằng xe buýt tại TPHCM thể hiện ở hình 2.3:
Điều 12, Quyết định 20/2014/QĐ-UBND quy định UBND TP: 1. Phê duyệt
a) Mô hình tổ chức hoạt động xe buýt.
b) Quy hoạch, phát triển mạng lƣới tuyến xe buýt, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động VTHKCC bằng xe buýt. UBND TP Hồ Chí Minh ` Phòng Quản lý vận tải đƣờng bộ Thanh tra Sở GTVT Trung tâm quản lý GTCC
c) Các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá chi phí vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và xe đƣa rƣớc học sinh, sinh viên và công nhân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, khung giá vé, các chính sách miễn giảm giá vé cho hoạt động xe buýt.
d) Kế hoạch đầu tƣ cho hoạt động xe buýt bằng vốn ngân sách. 2. Ban hành các chính sách ƣu đãi trong hoạt động xe buýt.
3. Chấp thuận chủ trƣơng về sử dụng nguồn vốn nhằm phục vụ các hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nƣớc về trợ giá xe buýt.
Sở GTVT là cơ quan tham mƣu, giúp UBND TP thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động xe buýt trên địa bàn TP, có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân TP các nội dung tại Điều 12 của Quy định này. Sở GTVT TP Hồ Chí Minh quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ trên địa bàn địa phƣơng và theo thẩm quyền:
Trình UBND cấp tỉnh phê duyệt:
- Quy hoạch mạng lƣới VTHK bằng xe buýt, quy hoạch mạng lƣới cố định nội tỉnh; vị trí các điểm đón, trả khách cho VTHK trên tuyến cố định trên mạng lƣới đƣờng bộ thuộc địa bàn địa phƣơng; quy hoạch phát triển VTHK bằng taxi trên địa bàn địa phƣơng.
- Các chính sách khuyến khích, ƣu đãi đối với hành khách đi lại bằng xe buýt và đơn vị hoạt động VTHK bằng xe buýt trên địa bàn.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá cho hoạt động VTHK bằng xe buýt.
Quyết định phê duyệt biểu đồ chạy xe buýt; mở, ngừng hoạt động, điều chỉnh hành trình, tần suất chạy xe đối với các tuyến xe buýt.
Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, khai thác sử dụng các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe do đơn vị kinh doanh vận tải (hoặc tổ chức đƣợc uỷ quyền) cung cấp và từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam để phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về GTVT.
Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trang thông tin điện tử về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô của địa phƣơng. Tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.
Quản lý, cấp mới, cấp lại các loại phù hiệu, biển hiệu theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội vận tải ô tô tại địa phƣơng (nếu có) tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho ngƣời điều hành vận tải thuộc các đơn vị vận tải trên địa bàn địa phƣơng theo quy định.
Chỉ đạo, giám sát công tác tập huấn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải cho đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải, nhân viên phục vụ trên xe và công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của lái xe do các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn địa phƣơng tổ chức theo quy định.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ theo quy định của pháp luật.
Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC (nay là Trung tâm quản lý GTCC) tham mƣu cho Sở GTVT trong công tác quản lý hoạt động VTHKCC trên địa bàn TP và các tỉnh liền kề có liên quan; quản lý kinh phí trợ giá; đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc Sở GTVT giao hoặc theo sự ủy
quyền; Tổ chức điều hành các hoạt động VTHKCC theo đúng quy định; tuyên truyền, thông tin về hoạt động VTHKCC; Quản lý, điều phối, hƣớng dẫn và kiểm tra giám sát hoạt động khai thác, chất lƣợng phục vụ và xử lý các hành vi vi phạm đối với các doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động VTHKCC; Khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động VTHKCC và tạo nguồn thu cho đơn vị theo quy định.
Phòng Quản lý Vận tải đƣờng bộ có chức năng tham mƣu cho Giám đốc Sở Giao thông vận quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ và kỹ thuật phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ trên địa bàn TP: Tham mƣu cho Giám đốc Sở để xây dựng, trình UBND TP ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông tĩnh; đầu tƣ phƣơng tiện VTHKCC; khuyến khích sử dụng phƣơng tiện VTHKCC; Tham mƣu cho Giám đốc Sở thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về các hoạt động VTHKCC; Tham mƣu cho Giám đốc Sở tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với VTHK, vận tải hàng hóa đƣờng bộ; Phối hợp với các phòng ban và đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất điều kiện kinh doanh vận tải và chất lƣợng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách, hàng hóa đƣờng bộ; kinh doanh bến xe, bãi đỗ xe, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đƣờng bộ và các dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ trên địa bàn TP theo quy định của pháp luật; công tác hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết trong và ngoài nƣớc, các mối quan hệ trong lĩnh vực vận tải và kỹ thuật phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ, theo dõi, tổng hợp tình hình vận tải đƣờng bộ và kỹ thuật phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ, để đề xuất những biện pháp chấn chỉnh, quản lý phù hợp.
Thanh tra Sở GTVT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính, cụ thể nhƣ sau:
cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở. Trong đó, bao gồm Phòng Quản lý vận tải đƣờng bộ, Trung tâm điều hành VTHKCC.
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở. Trong đó, có lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt.
Kết quả triển khai văn bản quản lý nhà nƣớc
Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt
Hệ thống bến-bãi đỗ xe buýt ở TP Hồ Chí Minh hiện nay gồm có:
+ 13 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành với diện tích 0,81 ha, Công viên 23/9 với diện tích là 1,8 ha, Ga hành khách Chợ Lớn với diện tích 1 ha, Bến xe Quận 8 với diện tích 1 ha và các điểm đầu cuối tuyến nằm trong các Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe An Sƣơng, Bến xe Ngã tƣ Ga, khuôn viên trƣờng Đại học Nông Lâm - Thủ Đức, các khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên,... Tổng diện tích của các đầu mối trung chuyển hành khách đi xe buýt là 9,04 ha;
+ 9 bến kỹ thuật chuyên dụng cho xe buýt với tổng diện tích 9,77 ha ở quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận 11, quận Thủ Đức, huyện Hóc Môn;
Nhƣ vậy, hệ thống bến bãi phục vụ cho hoạt động xe buýt hiện nay bao gồm 13 bến bãi xe buýt chính do Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC quản lý, 09 bãi kỹ thuật xe buýt, 04 bến xe liên tỉnh, 13 điểm đầu cuối tuyến do các đơn vị khác quản lý và 43 điểm đầu cuối tuyến sử dụng tạm lòng lề đƣờng để cho xe buýt hoạt động. Nhìn chung, số lƣợng và diện tích bến-bãi xe buýt còn ít chỉ chiếm khoảng 0,1% diện tích đô thị. Các bến xe do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị. Hệ