Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

6. Đóng góp của đề tài

2.2.1. Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đƣờng

thông đƣờng bộ

Với mục tiêu xây dựng TP HCM phát triển, bền vững, văn minh, hiện đại và đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bƣớc trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thƣơng mại, khoa học – công nghệ của đất nƣớc và khu vực Đông Nam Á, TP phải ƣu tiên xây dựng cơ bản và hoàn chỉnh mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Giải quyết bài toán đó, đề án “Quy hoạch phát triển VTHKCC TP Hồ Chí Minh đến năm 2025” ra đời năm 2015. Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình nâng cao năng lực hệ thống cơ

sở hạ tầng nhƣ cải tạo các tuyến đƣờng trục hƣớng tâm, xây dựng các tuyến vành đai và đầu tƣ nâng cấp, mở rộng hệ thống bến bãi,.. thì việc quy hoạch phát triển hệ thống vận tải công cộng là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Đây chính là một giải pháp hữu hiệu cho việc giảm sự gia tăng nhanh chóng của các loại phƣơng tiện cá nhân và UTGT cho TP.

Đề án quy hoạch đặt ra các mục tiêu: Phát triển mạnh mạng lƣới giao thông đối ngoại để tách dần giao thông đối ngoại với giao thông nội thị nhƣ: Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đƣờng vành đai, các trục hƣớng tâm, xuyên tâm; chuyển cảng biển xuống sâu phía Nam; cải tạo tuyến đƣờng sắt quốc gia tránh giao cắt với các tuyến đƣờng bộ; xây dựng các tuyến ĐSĐT…, đồng thời tăng cƣờng phát triển hệ thống, tổ chức GTCC đô thị với nhiều phƣơng thức, kết nối chặt chẽ các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp tập trung, cảng biển, sân bay và các tỉnh trong khu vực để hỗ trợ nhau phát triển, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế – xã hội của toàn vùng; đảm bảo, tỷ lệ đất giao thông trên đất đô thị đến năm 2020 đạt khoảng 12,2% và đến năm 2025 đạt khoảng 16 – 20% ; mật độ đƣờng bình quân trên diện tích tự nhiên năm 2020 đạt 2,2 km/km2 và năm 2025 đạt khoảng 4,5 – 5 km/km2; đến năm 2020, khối lƣợng VTHKCC đáp ứng 20 – 25% nhu cầu đi lại và đến năm 2025 khối lƣợng VTHKCC đáp ứng 30% nhu cầu đi lại. Đạt đƣợc mục tiêu trên đòi hỏi việc đầu tƣ, đổi mới phƣơng tiện, tổ chức hợp lý luồng tuyến, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị và tăng cƣờng cơ chế chính sách hỗ trợ cho hoạt động VTHKCC.

Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải công cộng TP Hồ Chí Minh đến năm 2025 giải quyết nhiều vấn đề, liên quan đến VTHK bằng xe buýt là Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC. Bao gồm các nội dung:

Quy hoạch bến xe buýt: Quy hoạch đề xuất chuyển đổi một số bến xe liên tỉnh thành các bến dành riêng cho xe buýt nội thành, bao gồm bến xe An Sƣơng, Miền Đông, Miền Tây, Ngã Tƣ Ga, Văn Thánh. Việc này đồng thời giúp tăng diện tích bãi đỗ xe dành cho xe buýt nội thành lên 43,67 ha. vào năm 2020

Di dời và xây dựng bến xe khách liên tỉnh mới, hai bến xe khách liên tỉnh (Miền Đông và Miền Tây) hiện nằm trong vành đai 2 (quốc lộ 1) sẽ đƣợc di chuyển và xây dựng gần các ga cuối của các tuyến ĐSĐT. Tổng số bến xe khách liên tỉnh và diện tích đƣợc quy hoạch cho từng giai đoạn đến năm 2015, 2020, 2025 lần lƣợt là 4 bến, 7 bến và 7 bến. Xây dựng các điểm đỗ xe cá nhân tại các bến, nhà ga, điểm dừng đỗ của vận tải công cộng sẽ giúp nâng cao sức thu hút của vận tải công cộng. Đặc biệt là sự kết hợp giữa các nhà ga ĐSĐT, các bến xe buýt với các điểm đỗ xe đạp là một giải pháp tốt nhằm thu hút nhiều ngƣời sử dụng xe đạp-một phƣơng tiện thân thiện với môi trƣờng

Quy hoạch bãi kỹ thuật xe buýt: Quy hoạch đề xuất thực hiện phƣơng án quy hoạch đã đƣợc đề ra trong quyết định 101/QĐ-TTg với tổng số bãi hậu cần kỹ thuật là 20, diện tích là 55,45ha.

Làn ƣu tiên và dành riêng cho xe buýt: Bắt đầu từ năm 2015 đƣờng ƣu tiên xe buýt đƣợc xem xét đƣa vào khai thác trên các tuyến xe buýt chạy trên các hành lang trục chính ở TPHCM. Các bến xe khách liên tỉnh và bến xe hiện có sẽ đƣợc nâng cấp và khai thác với tƣ cách là điểm nút vận tải phục vụ việc khai thác xe buýt ƣu tiên. Làn dành riêng hoặc ƣu tiên cho xe buýt sẽ đƣợc quy hoạch trên các tuyến đƣờng và các loại xe buýt cỡ lớn sẽ hoạt động trên các tuyến này.

Nửa đầu tháng 4/2019 Sở GTVT TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP xin chủ trƣơng đầu tƣ dự án “Tăng cƣờng khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các

tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến ĐSĐT số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên)”. Cụ thể, Sở GTVT đề xuất UBND TP chấp thuận chủ trƣơng giao Trung

tâm quản lý GTCC TP làm chủ đầu tƣ thực hiện nghiên cứu dự án với quy mô:

Đầu tƣ xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối các tuyến xe buýt với tuyến ĐSĐT số 1; tổ chức lại các tuyến xe buýt có lộ trình hoạt động trên xa lộ Hà Nội và bổ sung các tuyến buýt gom kết nối với các nhà ga thuộc tuyến metro số 1. Dự kiến bổ sung khoảng 18 tuyến để thu hút hành khách hợp lý hơn. Đồng thời, tại vị trí từng nhà ga, sẽ nghiên cứu xác định khi một xe buýt kết nối với nhà ga sẽ kết nối kiểu gì, tiếp cận với nhà ga ở góc nào, ngƣời đi bộ sẽ tiếp cận xe buýt, taxi đƣa đón hay lên metro nhƣ thế nào..., làm sao tạo thuận lợi nhất cho hành khách trong việc kết nối với metro. Sau khi đƣợc UBND TP đồng ý chủ trƣơng, ghi vốn vào danh mục dự án đầu tƣ công trung hạn 2016 - 2020, đơn vị thiết kế sẽ tiến hành khảo sát từng nhà ga, từng hạng mục để thiết kế việc kết nối một cách hợp lý nhất. Thời gian nghiên cứu, vẽ thiết kế mất khoảng 3 tháng và dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2020, trƣớc khi tuyến metro số 1 đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)