6. Đóng góp của đề tài
1.3.1. Các đô thị ở châu Âu
Đa phần các đô thị ở châu Âu có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hệ thống VTHK bằng xe buýt đã phát triển đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của ngƣời dân và thói quen sử dụng VTHK bằng xe buýt của ngƣời dân đã đƣợc hình thành. Do vậy, công tác quản lý phƣơng tiện giao thông đƣợc thực hiện trên nền tảng các giải pháp tài chính, kinh tế và áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng. Ở những
quốc gia này không giới hạn số lƣợng đăng ký mới mà quản lý số lƣợng thông qua các biện pháp tài chính nhƣ thu phí UTGT, phí ra vào khu vực trung tâm, áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 4; phí môi trƣờng đối với phƣơng tiện cũ, phát thải vƣợt mức tiêu chuẩn; thu hồi phƣơng tiện cũ, thay thế bằng các phƣơng tiện mới, đấu giá biển số… Những phí này đƣợc quy định nhằm mục đích giảm thiểu số lƣợng phƣơng tiện di chuyển trong một khu vực đô thị bằng phƣơng tiện cá nhân.Thông qua đó khuyến khích ngƣời sử dụng phƣơng tiện giao thông cá nhân chuyển sang phƣơng tiện GTCC. Ngoài ra còngiảm ô nhiễm môi trƣờng (do mức độ ô nhiễm thƣờng gắn với tình trạng ùn tắc) và cải thiện chất lƣợng cuộc sống đô thị thông qua việc buộc ngƣời sử dụng phƣơng tiện giao thông cá nhân trả một phần chi phí phụ trội do những tác động tiêu cực mà họ gây ra và tạo ra nguồn tài chính để đầu tƣ cho các tuyến đƣờng GTCC.
Sau khi áp dụng những biện pháp trên, tại London, lƣợng xe ô tô con cá nhân giảm 20%, UTGT giảm 35% trong khu vực thu phí, giảm 40-50 triệu lít tiêu thụ nhiên liệu/năm. giảm 100.000 tấn CO2 phát thải hàng năm toàn TP. Phí tắc nghẽn thu đƣợc khoảng 122 triệu bảng Anh/năm, đƣợc sử dụng để phát triển hệ thống giao thông đô thị, tăng cƣờng thêm phƣơng tiện xe buýt, cải thiện an toàn giao thông đƣờng bộ…
Ứng dụng giao thông thông minh: quản lý phƣơng tiện tham gia giao thông, giám sát, xử phạt vi phạm giao thông và thu phí tự động; lắp đặt thiết bị định vị giám sát hành trình, thiết bị thu phí tự động không dừng trên phƣơng tiện nhƣ New York (Mỹ), London (Anh), Berlin (Đức).
Ngoài ra còn đẩy mạnh tuyên truyền và có chính sách ƣu tiên phát triển VTHK bằng xe buýt rõ rệt khi tham gia giao thông (làn đƣờng riêng cho xe buýt, đèn tín hiệu ƣu tiên..); phát triển các xe mini buýt trong đô thị trung tâm nhƣ Paris
(Pháp), Rome (Ý) và phát triển dịch vụ xe đạp công cộng, làn đƣờng dành riêng cho xe đạp tại một số TP nhƣ: Munich, Munster (Đức), Amsterdam (Hà Lan).