Nội dung quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh cao bằng (Trang 29)

tỉnh

1.2.2.1. Quy trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh

Mục tiêu của quy trình quản lý chi thƣờng xuyên là đảm bảo kinh phí hoạt động của bộ máy chính quyền địa phƣơng đƣợc đầy đủ; đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội; các chính sách, chế độ nhiệm vụ phát sinh đƣợc cấp có thẩm quyển phê duyệt, chỉ đạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách đầy đủ và kịp thời; đảm bảo hoạt động chi thƣờng xuyên của các đơn vị sử dụng ngân sách đƣợc đúng theo quy định, chế độ, chính sách hiện hành. Hạn chế việc sử dụng dự toán chi sai mục đích ban đầu đƣợc cấp có thẩm quyền giao...

Nội dung của quy trình quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện nhƣ sau:

a. Xây dựng hệ thống định mức chi ngân sách

Hệ thống định mức chi ngân sách là căn cứ để lập dự toán phƣơng án phân bổ ngân sách, kiểm tra quá trình chấp hành ngân sách và thẩm tra xét duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách. Định mức chi là cơ sở pháp lý để các đơn vị sử dụng ngân sách triển khai thực hiện dự toán ngân sách đƣợc giao theo đúng chế độ quy định. Định mức chi bao gồm hai loại là định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách.

Đối với chi thƣờng xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định; trƣờng hợp các cơ quan, đơn vị đã đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán đƣợc giao tự chủ. Đối với

ngân sách địa phƣơng, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ, quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phƣơng ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phƣơng.

b. Lập dự toán chi thƣờng xuyên NSNN:

Lập dự toán chi NSNN căn cứ trên các chỉ tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP... liên quan đến chi thƣờng xuyên; chính sách của Nhà nƣớc về hoạt động của bộ máy QLNN, các hoạt động sự nghiệp và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định; các chế độ tiêu chuẩn định mức do các cơ quan có thẩm quyền quy định; định mức phân bổ dự toán ngân sách do Thủ tƣớng Chính phủ, HĐND tỉnh thành phố trực thuộc TW ban hành theo phân cấp; Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng dự toán NSNN; thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và văn bản hƣớng dẫn của cơ quan chủ quản các cấp; số kiểm tra về dự toán NS đƣợc cơ quan có thẩm quyền thông báo, tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo và các năm liền kề.

Việc lập dự toán phải bám sát các Luật, chế độ thu, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quyết định, các chế độ, chính sách hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách; dựa trên cơ sở những quy định về phân cấp quản lý kinh tế, xã hội, phân cấp quản lý ngân sách;

- Đối với chi đầu tƣ phát triển: Việc lập dự toán phải căn cứ vào dự án phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt, những dự án có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định và phù hợp với khả năng bố trí ngân sách hàng năm, đồng thời

ƣu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai các chƣơng trình, dự án đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với chi thƣờng xuyên, việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định.

Sau khi UBND tỉnh nhận đƣợc Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nƣớc, Quyết định về việc giao dự toán thu, chi NSNN của Bộ Tài chính, Sở Tài chính có nhiệm vụ tham mƣu giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ra Nghị quyết phê chuẩn dự toán thu NSNN trên địa bàn, chi ngân sách địa phƣơng. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Tài chính t nh Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao chỉ tiêu thu, chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và các huyện, thành phố.

c. Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN:

Chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN là nội dung quan trọng trong chi ngân sách địa phƣơng, mục tiêu chính là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Trong chấp hành chi NSNN, các đơn vị sử dụng NSNN đƣợc cấp mã ngân sách, có trách nhiệm mở tài khoản dự toán, tài khoản tiền gửi tại kho bạc nhà nƣớc, chịu sự kiểm soát chi qua kho bạc nhà nƣớc.

Quản lý chi NSNN đƣợc kiểm tra, giám sát trƣớc, trong, sau khi thực hiện chi. Hệ thống kiểm tra giám sát bao gồm các trình tự, thủ tục, quy định công khai minh bạch thông tin hoặc đƣợc giám sát bởi cộng đồng, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc, HĐND, các cơ quan thanh tra, kiểm tra nội bộ, kiểm toán. Trong năm ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách tiến hành rút dự toán kinh phí ngân sách đƣợc cấp để thực hiện thanh toán các khoản chi hoạt động của cơ quan, đơn vị mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao.

Khái quát hoạt động chấp hành dự toán chi thƣờng xuyên NSNN bằng sơ đồ sau:

(1a) Các đơn vị sử dụng NSNN phát sinh các giao dịch với các nhà cung cấp hàng, hóa dịch vụ ( ký hợp đồng đặt hàng…)

(1b) Nếu các hợp đồng mua hàng yêu cầu phải tạm ứng tiền, đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến KBNN nơi đơn vị mở tài khoản các hồ sơ liên quan đến việc tạm ứng ngân sách cho hợp đồng mua hàng. Hồ sơ gồm: Giấy rút dự toán (tạm ứng); Hợp đồng mua hàng và các tài liệu liên quan.

(1c) KBNN kiểm tra nội dung các hồ sơ, tài liệu nếu đủ điều kiện kho bạc sẽ làm thủ tục thanh toán chuyển tiền tạm ứng cho ngƣời cung cấp hàng hóa.

(2) Khi hợp đồng hoàn tất, đơn vị phải xác nhận đã hoàn thành xong công việc với ngƣời cung cấp (lập thanh lý hợp đồng).

(3) Đơn vị gửi hồ sơ thanh toán tới KBNN để làm thủ tục thanh toán hợp đồng, thanh toán tạm ứng. Hồ sơ thanh toán gồm: Giấy rút dự toán; Hợp đồng mua hàng, thanh lý hợp đồng và các giấy tờ có liên quan.

(3) (1b) (2) (4) (1c) (1a) Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ Đơn vị sử dụng NSNN Kho bạc Nhà nƣớc (2)

(4) Kho bạc nhà nƣớc thực hiện kiểm soát các khoản chi, trƣờng hợp đủ điều kiện sẽ thanh toán trực tiếp cho ngƣời cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Kho bạc kiểm soát các khoản tạm ứng hoặc thanh toán của các đơn vị phải đảm bảo đủ các yêu cầu: Các khoản chi có trong dự toán; Có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo qui định của các văn bản pháp luật hiện hành; Các khoản chi đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức; Có chữ ký duyệt chi của chủ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách.

d. Kiểm tra, quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN:

Quyết toán chi đƣợc lập từ cơ sở và tổng hợp từ dƣới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách. Yêu cầu đối với quyết toán chi là lập đầy đủ mẫu biểu, đúng thời hạn theo quy định; số liệu phải đảm bảo tính chính xác, trung thực, theo đúng mục lục NSNN. Kết quả thực hiện quyết toán là cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá quá trình chấp hành ngân sách, chấp hành các định mức nhà nƣớc đã quy định, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị trong quá trình sử dụng; làm cơ sở cho xây dựng, điều chỉnh các định mức phân bổ ngân sách, dự toán cho năm sau.

Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thu, chi NSNN phải tổ chức hạch toán, kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nƣớc.

Cơ quan KBNN tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN; định k báo cáo việc thực hiện tiến độ dự toán thu, chi cho cơ quan Tài chính và các cơ quan liên quan.

Hết k kế toán (tháng, quý, năm) các đơn vị dự toán và ngân sách cấp huyện phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán.

Hết năm ngân sách, căn cứ vào hƣớng dẫn của Bộ Tài chính, Sở Tài chính và các quy định của pháp luật, thủ trƣởng các đơn vị dự toán lập quyết toán ngân sách của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên.

Số liệu trên báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực; nội dung trong báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán đƣợc duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục NSNN và đúng các biểu mẫu Bộ Tài chính ban hành.

1.2.2.2. Công tác thanh tra và kiểm tra chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh

Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý chi NSNN nói chung và chi thƣờng xuyên NSNN nói riêng là yếu tố không thể thiếu trong suốt chu trình ngân sách mà trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền trên từng lĩnh vực công tác. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị của tỉnh phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.

Mục tiêu kiểm tra và giám sát chi NSNN là xem việc chấp hành luật pháp, chính sách của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với việc chi NSNN. Thẩm tra, giám sát việc chấp hành ngân sách cần xem xét tất cả quá trình thực hiện ngân sách từ việc chấp hành dự toán chi, điều chỉnh dự toán ngân sách, dự toán chi. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc chấp hành dự toán chi vì đây là lĩnh vực nhạy cảm. Trong lĩnh vực này, cần chú ý đến các khoản chi vƣợt dự toán cao, chi bổ sung dự toán, chi mua sắm, sửa chữa ô tô, tài sản cố định; việc sử dụng dự phòng ngân sách, việc trích, lập và sử dụng các quỹ và sử dụng các nguồn tăng thu ngân sách; việc sử dụng các khoản thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ƣơng, các khoản vay, viện trợ, ủng hộ của các tổ chức; chi chuyển nguồn sang năm sau...

Giám sát ngân sách giai đoạn này cần trả lời đƣợc câu hỏi đặt ra là: Quản lý chi NSNN nhƣ thế nào đảm bảo hiệu quả? có xảy ra các thất thoát, lãng phí hay không và do đâu? vì sao dự toán và quyết toán còn nhiều điểm vênh so thực tế? phải quản lý và xử lý thế nào để vƣợt chi không tái diễn. So

sánh với kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao để đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách.

Thông qua kết quả kiểm tra, các cơ quan chức năng có thêm căn cứ đánh giá đúng tình hình chấp hành chính sách, chế độ hạch toán về quản lý chi NSNN. Từ đó kiến nghị, chấn chỉnh và xử lý các sai phạm theo đúng quy định của pháp luật; các chủ thể đƣợc kiểm tra có thể đề xuất các kiến nghị về mặt pháp luật, chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh quá trình phân phối, phân bổ cũng nhƣ nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, hoàn thiện việc hình thành và sử dụng các nguồn thu của NSNN.

1.2.3. Vai trò quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấp tỉnh

Quản lý chi thƣờng xuyên có nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ chi NSNN. Thông qua chi thƣờng xuyên đã giúp cho bộ máy nhà nƣớc duy trì hoạt động bình thƣờng để thực hiện tốt chức năng QLNN; đảm bao an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Thực hiện tốt vai trò quản lý chi thƣờng xuyên NSNN có ý nghĩa rất lớn trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nƣớc, tạo điều kiện giải quyết tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng. Chi thƣờng xuyên hiệu quả và tiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tƣ phát triển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nâng cao niềm tin của nhân dân và vai trò quản lý và điều hành của nhà nƣớc.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

1.3.1. Các nhân tố khách quan

Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy, phải có những thiết kế và kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên. Ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi thƣờng xuyên NSNN thƣờng thấp hơn so với những vùng, lãnh thổ có điều kiện tự nhiên không tốt. Các địa phƣơng có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè và tu sửa đê, kè...còn ở các địa phƣơng vùng sâu, vùng địa hình chủ yếu là đồi, núi dốc thì chú ý vào đầu tƣ xây dựng cho giao thông đƣợc thuận lợi để có thể thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ phát triển kinh tế và phát triển các ngành, nghề phù hợp. Các vùng có điều kiện địa lý phức tạp, trọng điểm của an ninh quốc phòng, cần dành nguồn lực lớn cho an ninh, quốc phòng và ngƣợc lại.

b. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi NSNN.

Môi trƣờng pháp lý là nhân tố có ảnh hƣởng rất lớn tới quản lý chi NSNN ở địa phƣơng. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của địa phƣơng là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phƣơng. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN đƣợc chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phƣơng sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Qua đó công việc đƣợc tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý chi NSNN.

c. Khả năng về nguồn lực NSNN

Dự toán về chi NSNN đƣợc lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn lực tài chính công huy động đƣợc, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách và các khoản thu khác các năm trƣớc và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch huy động nguồn thu. Vì vậy, chi NSNN không đƣợc vƣợt quá nguồn thu huy động đƣợc, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng để lập dự toán chi NSNN hàng năm. Đối với các địa phƣơng có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào ngân sách trung ƣơng cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi tiêu và quản lý chi NSNN.

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

a. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước

Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh cao bằng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)