Khái quát về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh cao bằng (Trang 46)

của tỉnh Cao Bằng

- Vị trí địa lý: Tỉnh Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao biên giới, có diện tích đất tự nhiên là 6.690,72 Km2 chiếm 2,12 diện tích cả nƣớc, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 83.524,19 ha, chiếm 12,40% diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp 514.891,19 ha, chiếm 76,63%, diện tích rừng sản xuất 234 nghìn ha.

- Vị trí tiếp giáp: Phía Bắc và Đông Bắc giáp khu tự trị Dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc với đƣờng biên giới dài trên 333 km, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn. Cao Bằng có ba cửa khẩu chính và quốc tế và nhiều cửa khẩu phụ, lối mở, trong đó cửa khẩu Hùng Quốc (Trà Lĩnh), Sóc Giang (Hà Quảng) là cửa khẩu chính và cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hoà) là cửa khẩu quốc tế.

- Các đơn vị hành chính: Tỉnh Cao Bằng có 01 thành phố và 12 huyện với 199 xã, phƣờng, thị trấn (14 thị trấn, 04 phƣờng, 181 xã); có 46 xã, thị trấn biên giới, có 02 cửa khẩu quốc gia, 01 cửa khẩu quốc tế.

- Dân số: Toàn tỉnh là 520,2 nghìn ngƣời; mật độ dân số 78 ngƣời/km². Trong đó dân tộc thiểu số chiếm khoảng 94% dân số (Tày chiếm 41,0% dân

số), Nùng (31,1 %), H’Mông (10,1 %), Dao (10,1 %)... còn lại là các dân tộc khác;

- Cơ cấu kinh tế: Trong những năm gần đây có bƣớc chuyển dịch tích cực theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tính đến tháng 01 năm 2015 cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 26,8%, công nghiệp - xây dựng 20,78%, dịch vụ, 52,33%.

- Tiềm năng kinh tế:

+ Những lĩnh vực kinh tế lợi thế: Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thông thƣơng với Trung Quốc tạo thuận lợi giao lƣu, mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Đất nông – lâm nghiệp còn tiềm năng chƣa đƣợc khai thác, đất vƣờn tạp còn nhiều, khả năng thâm canh tăng vụ còn lớn. Đó là các cơ sở và cũng là điều kiện cho phép phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả. Với những đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nƣớc và khí hậu đã tạo cho Cao Bằng có điều kiện phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều loại cây, con sinh trƣởng và phát triển tốt cho sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng.

+ Tiềm năng du lịch: Cao Bằng có nhiều tiềm năng về du lịch cả tự nhiên và nhân văn với những di tích lịch sử, văn hóa đƣợc xếp hạng nhƣ di tích Pắc Bó, Lam Sơn, khu rừng Trần Hƣng Đạo, khu di tích lịch sử Đông Khê, hầm pháo đài thị xã, thác Bản Dốc, động Ngƣờm Ngao, hồ Thang Hen… và các cửa khẩu. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều dân tộc với truyền thống văn hóa, lễ hội đa dạng, độc đáo, sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

Với thành phần chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn (dân tộc thiểu số chiếm 94% dân số) nên trình độ dân trí của nhân dân và đồng bào

dân tộc thiểu số còn hạn chế và có khoảng cách khá lớn so với các tỉnh miền xuôi nên ảnh hƣởng đến việc phổ cập giáo dục cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và đến việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức và ảnh hƣởng đến công tác phân bổ chi ngân sách ở sự nghiệp giáo dục và công tác quản lý chi ngân sách của tỉnh.

Là tỉnh địa hình đồi núi phức tạp, dân cƣ thƣa thớt và không tập trung, hơn nữa lại xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nƣớc nên hệ thống hạ tầng kỹ thuật chƣa đƣợc đầu tƣ hoàn thiện: Điện lƣới thắp sáng, trƣờng học nội trú, trƣờng bán trú, trạm y tế...trong đó hệ thống giao thông nói chung nhất là giao thông nông thôn đến địa bàn một số xã còn khó khăn trong cả mùa mƣa và mùa khô hoặc một số xã chƣa có đƣờng giao thông đến trung tâm xã. Những yếu tố đó ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý chi ngân sách, nhất là các chính sách sách chế độ cho đồng bào dân tộc thiểu số: Nhƣ chế độ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, tiền bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, cấp phát gạo cứu trợ mùa giáp hạt...

2.1.2. Tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 đến 2017

Những năm qua đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ƣơng cùng với sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành đối với công tác thu, chi NSNN đã dành đƣợc những thành tựu quan trọng, hoàn thành và vƣợt các chỉ tiêu đề ra. Kinh tế của tỉnh có bƣớc tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực (tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp); sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa; phong trào xây dựng nông thôn mới đƣợc đẩy mạnh và bƣớc đầu đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, quốc phòng đƣợc

tăng cƣờng, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, hiệu lực hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền đƣợc nâng lên".

a. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về thu NSNN của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà nước của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017

Đvt: Triệu đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng

I. Thu ngân sách địa phƣơng 8.305.916 8.291.858 10.019.052 26.616.826

1 Thu điều tiết 1.131.913 1.153.384 1.227.156 3.512.453 2 Thu bổ sung từ NSTW 6.046.664 6.038.401 7.827.280 19.912.345

3 Thu kết dƣ NS năm trƣớc 5.115 6.926 7.441 19.482

4 Thu vay 150.000 91.724 534 242.258

5 Thu chuyển nguồn 870.122 915.655 956.641 2.742.418 6 Các khoản thu để lại đơn vị chi

quản lý qua NSNN 102.102 85.768 187.870

II Chi ngân sách địa phƣơng 8.233.920 8.201.047 9.855.910 26.290.877

* Trong đó:

1 Chi Đầu tƣ phát triển 1.701.596 1.912.899 1.815.170 5.429.665 2

Chi trả nợ gốc - Lãi huy động đầu tƣ Khoản 3, điều 8 luật NSNN

188.063 132.176 184.423 504.662 3 Chi thƣờng xuyên 5.427.962 5.199.870 6.519.369 17.147.201 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 1.300 1.300 1.300 3.900 5 Chi chuyển nguồn 914.999 954.802 1.335.648 3.205.449

(Nguồn: Sở Tài chính Cao Bằng)

Tại biểu 2.1 Thu ngân sách địa phƣơng của tỉnh trong 3 năm đạt: 26.616.826, triệu đồng. Trong đó: Thu điều tiết đạt 3.512.453, triệu đồng; thu

bổ sung từ ngân sách Trung ƣơng: 19.912.345, triệu đồng. Chi ngân sách địa phƣơng trong 3 năm 26.290.877, triệu đồng. Trong đó, chi đầu tƣ phát triển 5.262.973 triệu đồng; chi thƣờng xuyên 17.195.317 triệu đồng.

Biểu đồ 2.1. Tổng thu, chi NSĐP của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017

Theo biểu đồ 2.1: Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2017 thu ngân sách địa phƣơng trên địa bàn tỉnh có sự tăng trƣởng nhất định, tuy nhiên mức tăng trƣởng không ổn định. Năm 2016 giảm so với 2015, chỉ đạt 99,8% so với năm 2015 (8.291.858, triệu đồng/ 8.305.916, triệu đồng); thu điều tiết cho tỉnh chỉ đáp ứng đƣợc 20,4% (3.512.453, triệu đồng/17.195.317, triệu đồng) chi thƣờng xuyên ngân sách tỉnh. Vì vậy các chỉ tiêu chi của tỉnh Cao Bằng chủ yếu nhận trợ cấp từ ngân sách trung ƣơng cân đối bổ sung. Do nguồn thu không ổn định nên phần nào ảnh hƣởng khá lớn tới công tác điều hành ngân sách toàn tỉnh.

2.1.3. Bộ máy tổ chức, chất lượng nhân lực quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Cao Bằng

Tổ chức, bộ máy quản lý ngân sách của tỉnh hiện nay khá hoàn chỉnh, các cơ quan quản lý chi ngân sách đƣợc bố trí, tổ chức hợp lý và có sự phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quản lý chi NSNN

đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Mỗi cơ quan đều đƣợc quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn trong việc quản lý ngân sách từ đó tránh chồng chéo đồng thời tạo cơ sở cho sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác tổ chức quản lý chi ngân sách.

Theo quy định, Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài chính; ngân sách nhà nƣớc; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nƣớc; tài sản nhà nƣớc; các quỹ tài chính nhà nƣớc; đầu tƣ tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phƣơng theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nƣớc thực hiện kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng NSNN đảm bảo chặt chẽ, theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ nhà nƣớc quy định và trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý nhà nƣớc tỉnh Cao bằng

Giám sát

sát Giám sát

Giám sát

* Chú thích: Cơ quan chuyên môn giúp việc

Chính phủ Bộ và các cơ

quan ngang bộ

Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh UBND cấp huyện, thành phố UBND cấp xã, phƣờng, thị trấn Sở, ngành Phòng Ban HĐND tỉnh HĐND cấp huyện, thành ủy HĐND cấp xã, phƣờng, thị trấn

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TỈNH CAO BẰNG

2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2017.

Phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên NSNN giúp cho bộ máy nhà nƣớc duy trì hoạt động để thực hiện tốt chức năng QLNN, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội, đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đƣợc giao. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp; việc quyết định đầu tƣ các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ngân sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp. Tăng cƣờng nguồn lực cho ngân sách các cấp, tạo điều kiện chủ động cho các cấp ngân sách trong quá trình thực hiện quản lý khai thác nguồn thu và sử dụng ngân sách phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở các cấp, các đơn vị.

Thực hiện việc phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên NSNN giai đoạn 2015 đến 2017. Tỉnh Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết số 17/2010/NQ- HĐND ngày 09/7/2010, quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng từ năm 2011 đến năm 2015, trong đó năm 2016 là năm đƣợc thực hiện kéo dài thời do chuyển tiếp thực hiện Luật NSNN; năm 2017, đã ban hành Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2017, thời k ổn định 2017 – 2020, trên cơ sở đó UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định số 35/2016/QĐ-

UBND ngày 20/12/2016 quy định về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2017, thời k ổn định 2017 - 2020. Dựa trên các quy định đã đƣợc phân cấp, các cấp chính quyền, địa phƣơng sẽ triển khai tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, quản lý chi thƣờng xuyên NSNN phân cấp cho mình.

Việc phân cấp tổ chức quản lý chi thƣờng xuyên NSNN đƣợc thực hiện tuân thủ theo Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2015. Nội dung cụ thể nhƣ sau:

a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp:

Quyết định Dự toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn; Dự toán thu ngân sách địa phƣơng; Dự toán chi ngân sách địa phƣơng, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phƣơng cấp dƣới; Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phƣơng; Quyết định các chủ trƣơng, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phƣơng; Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phƣơng trong trƣờng hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định; Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dƣới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên; Bội chi ngân sách địa phƣơng và nguồn bù đắp bội chi ngân sách địa phƣơng hằng năm; Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa; Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng đối với phần ngân sách địa phƣơng đƣợc hƣởng từ các khoản thu và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phƣơng; Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của

nhân dân theo quy định của pháp luật; Quyết định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách ở địa phƣơng; Quyết định cụ thể đối với một số chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định khung của Chính phủ; Quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phƣơng ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phƣơng.

b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp:

Lập dự toán ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ ngân sách cấp ; Lập quyết toán ngân sách địa phƣơng trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nƣớc, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dƣới về lĩnh vực tài chính - ngân sách; Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dƣới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phƣơng đối với các khoản thu phân chia; Quyết định các giải pháp và tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phƣơng đƣợc Hội đồng nhân dân quyết định; kiểm tra, báo cáo việc thực hiện ngân sách địa phƣơng; Phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn; Báo cáo, công khai ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; Thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên, còn có nhiệm vụ: Lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các nội dung quy định trên đây thuộc trách nhiệm của HĐND; Lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nƣớc 03 năm theo quy; Quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài

chính khác của Nhà nƣớc theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phƣơng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại tỉnh cao bằng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)